An Lợi Nhiệt TW3 - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc
- Nhà thuốc
- Phòng khám
- Bệnh viện
- Công ty
- Trang chủ
- Thuốc mới
- Cập nhật thuốc
- Hỏi đáp
thuốc An lợi nhiệt TW3 là gì
thành phần thuốc An lợi nhiệt TW3
công dụng của thuốc An lợi nhiệt TW3
chỉ định của thuốc An lợi nhiệt TW3
chống chỉ định của thuốc An lợi nhiệt TW3
liều dùng của thuốc An lợi nhiệt TW3
Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vậtDạng bào chế:Viên nang cứngĐóng gói:Hộp 5 vỉ x 10 viên nang cứngThành phần:
Hoàng liên, đương qui, sinh địa, mẫu đơn bì, thăng ma SĐK:V1002-H12-10Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược phẩm TW3 - VIỆT NAM | Estore> |
Nhà đăng ký: | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
– Điều trị viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng), viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng.– Phòng ngừa bệnh tái phát.Liều lượng - Cách dùng
– Cách dùng: Dùng đường uống.– Liều dùng:· Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 viên.· Trẻ em: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.Chống chỉ định:
– Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. – Phụ nữ có thai, phụ nữ kinh nguyệt nhiều, người có tỳ vị hư hàn, bị ỉa chảy.Tương tác thuốc:
– Tương tác của thuốc: Kiêng ăn các thứ cay nóng và kích thích: ớt, hạt tiêu, rượu … – Tương kỵ của thuốc: Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.Chú ý đề phòng:
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú– Thời kỳ mang thai: Không dùng cho phụ nữ mang thai.– Thời kỳ cho con bú: Tiếp tục cho con bú khi dùng thuốc..Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc– Không ảnh hưởng.Thông tin thành phần Hoàng liên
Mô tả:Hoàng liên là cây thảo sống nhiều năm, cao tới 40cm; thân rễ phình thành củ dài, đôi khi phân nhánh có đốt ngắn. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có phiến hình 5 góc, thường gồm ba lá chét; lá chét giữa có cuống dài hơn, chia thuỳ dạng lông chim không đều; các lá chét bên hình tam giác lệch chia hai thuỳ sâu, có khi rời hẳn; cuống lá dài 8-18cm. Cụm hoa ít hoa; hoa nhỏ màu vàng lục; 5 lá đài hẹp, dạng cánh hoa; 5 cánh hoa nhỏ hơn lá đài; nhị nhiều, khoảng 20; lá noãn 8-12, rời nhau cho ra những quả đại dài 6-8mm, trên cuống dài. Mùa hoa tháng 2-4, mùa quả tháng 3-6. Phân bố: Cây mọc hoang ở độ cao 1300-1400m ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang và trên 1.500m ở Sapa tỉnh Lào Cai, trong rừng kín thường xanh. Vị thuốc chủ yếu còn phải nhập. Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Coptidis). Màu sắc bình thường, rễ mập mạnh, ít rễ râu, cứng, chắc, khô, không vụn là tốt. Thu hái: Thu hoạch Hoàng liên vào mùa đông (tháng 11-12), lấy rễ củ làm dược liệu. Đào rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ và gốc thân, phơi hay sấy khô. Khi dùng rửa sạch, ủ đến mềm, rồi thái mỏng, phơi trong râm cho khô để dùng sống hoặc tẩm rượu sao qua để dùng. Mô tả Dược liệu: Vị thuốc Hoàng liên là phần thân rễ là những mẩu cong queo, dài 3 cm trở lên, đường kính 0,2 – 0,8 cm, có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh. Mặt ngoài màu vàng nâu hay vàng xám, mang vết tích của rễ con và cuống lá. Chất cứng rắn, vết bẻ ngang không phẳng, phần gỗ màu vàng tươi, tia ruột có chỗ rách, phần vỏ và ruột màu vàng đỏ, cũng có khi rỗng. Không mùi, vị rất đắng và tồn tại lâu.Thành phần hoá học: Trong thân rễ alcaloid (7%), chủ yếu là berberin ngoài ra có coptisin, palmatin, jatrorrhizin và magnoflorin worenin, columbamin và có alcaloid có nhân phenol và alcaloid không có nhân phenol.Tác dụng :+ Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng liên và 1 trong các hoạt chất của nó là Berberine, có phổ kháng khuẩn rộng trong thí nghiệm. Có tác dụng ức chế mạnh đối với Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Staphylococcus aureus. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh đối với khuẩn gây lỵ nhất là Shigella dysenteriae và S. flexneri. Thuốc có hiệu quả hơn thuốc Sulfa nhưng kém hơn Streptomicine hoặc Chloramphenicol. Thuốc không có tác dụng đối với Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella paratyphi. Nước sắc Hoàng liên có hiệu quả đối với 1 số vi khuẩn phát triển mà kháng với Streptomicine, Chloramphenicol và Oxytetracycline hydrochloride. Nhiều báo cáo khác cho thấy độ hiệu quả khác biệt của Hoàng liên đối với vi trùng lao, nhưng không có tác dụng giống như thuốc INH. Hoạt chất kháng khuẩn của Hoàng liên thường được coi là do Berberine. Khi sao lên thì lượng Berberine kháng khuẩn thấp đi (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng kháng Virus: Thí nghiệm trên phôi gà chứng minh rằng Hoàng liên có tác dụng đối với nhiều loại virus cúm khác nhau và virus Newcastle (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc Hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại nấm. Nước sắc Hoàng liên và Berberine tương đối có tác dụng mạnh diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng chống ho gà: Kết quả nhiều nghiên cứu về tác dụng của Hoàng liên đối với ho gà có khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy trong thí nghiệm tập trung Hoàng liên ức chế sự phát triển của Hemophilus pertussis cao hơn Streptomycine hoặc Chloramphenicol, ít nhất là thuốc có tác dụng lâm sàng.tuy nhiên, nghiên cứu khác trên heo Hà Lan, cho uống Hoàng liên thì lại không làm giảm tỉ lệ tử vong (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng hạ áp: Chích hoặc uống dịch chiết Berberine cho mèo, chó và thỏ đã được gây mê và chuột không gây mê thấy huyết áp giảm. Liều lượng bình thường, hiệu quả không kéo dài, liều lập lại cho kết quả không cao hơn. Hiệu quả này xẩy ra dù tác dụng trợ tim ảnh hưởng đến lượng máu tim gây nên bởi liều thuốc này. Huyết áp giảm dường như liên hệ với việc tăng dãn mạch, cũng như có sự gia tăng đồng bộ ở lách, thận và tay chân (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng nội tiết: Berberine cũng có tác dụng kháng Adrenaline. Thí dụ: đang khi Berberine làm hạ áp thì phản xạ tăng – hạ của Adrenalin giảm rất nhiều nhưng phụ hồi lại nhanh. Berberine cũng dung hòa sự rối loạn của Adrenaline và các hợp chất liên hệ (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ mật: Berberine có tác dụng lợi mật và có thể làm tăng việc tạo nên mật cũng như làm giảm độ dính của mật. Dùng Berberine rất hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm mật mạn tính (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Berberine dùng liều nhỏ có tác dụng kích thích vỏ não, trong khi đó, liều lớn lại tăng sự ức chế hoạt động của vỏ não (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng kháng viêm: Lịch sử nghiên cứu chất Granulomas gây ra bởi dầu cotton trên chuột nhắt cho thấy chất Berberine làm gia tăng đáp ứng kháng viêm của thể. Chất Ethanol chiết xuất của Hoàng liên có tác dụng kháng viêm khi cho vào tại chỗ, nó làm cho chất Granulomas co lại. Hiệu quả này giống như tác dụng của thuốc Butazolidin (Chinese Herbal Medicine). Chỉ định :- Chữa lỵ, viêm ruột, ung nhọt, lở ngứa, miệng lưỡi lở, thổ huyết, chảy máu cam, trĩ.- Dịch chiết Hoàng liên nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.Tác dụng:Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc.Liều lượng - cách dùng:Cách dùng, liều lượng: 2 - 12g một ngày, dạng thuốc sắc, cao lỏng.Bài thuốc:1. Kích thích tiêu hoá: Bột Hoàng liên 0,5g, bột Đại hoàng 1g, bột Quế chi 0,75g. Các vị trộn đều, chia ba lần uống trong ngày. 2. Sốt cao mê sảng, cuồng loạn, sốt phát ban hoặc điên cuồng phá phách: Hoàng liên, Đại hoàng , Chi tử, mỗi vị 8g, sắc uống. 3. Lỵ: Hoàng liên tán nhỏ 12g, uống mỗi lần 2g; ngày uống 2 lần. Có thể phối hợp với Mộc hương làm bột uống, hoặc phối hợp với Bạch đầu ông, Hoàng bá sắc nước uống. 4. Đau mắt đỏ, sưng húp, sợ chói, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp mắt: Hoàng liên, Dành dành, Hoa cúc, mỗi vị 8g, Bạc hà, Xuyên khung mỗi vị 4g, sắc lên xông hơi vào mắt, và uống lúc thuốc còn ấm, ngày 3 lần. Hoặc dùng dung dịch Hoàng liên 5-30% làm thuốc nhỏ mắt. 5. Trẻ em tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi: Hoàng liên mài hoặc sắc với mật ong bôi vào hay cho ngậm.Chống chỉ định :Âm hư phiền nhiệt, tỳ hư tiết tả không nên dùng.Thông tin thành phần Đương qui
Mô tả:
Đương quy là cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Rễ rất phát triển. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bế, dẹt, có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả tháng 7-9.Dược Liệu Đương Quy Bộ phận dùng, sơ chế: Rễ đào vào cuối thu. Loại bỏ rễ xơ rễ được chế biến hoặc xông khói với khí sufur và cắt thành lát mỏng.Mô tả Dược liệu:Vị thuốc Đương quy là rễ dài 10 - 20 cm, gồm nhiều nhánh. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt. Vị ngọt, cay và hơi đắng.Tính vị: Vị cay, ngọt, đắng, thơm, tính ônQuy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳThành phần hoá học:Rễ chứa tinh dầu 0,2%, trong đó có chứa 40% acid tự do. Tinh dầu gồm có các thành phần chủ yếu sau: Ligustilide, o-valerophenon carboxylic acid, sesquiterpen, safrol, p-cymen, vitaminB12 0,25-0,40%, acid folinic, biotin.Tác dụng :Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng và thông tiện.Chỉ định :Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh. Liều dùng 4,5-9g có thể tới 10-20g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Còn được dùng trị cao huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm dau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.Liều lượng - cách dùng:Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g dạng thuốc sắc.Đơn thuốc:1. Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, dùng bài Tứ vật thang gồm Đương quy 8g, Thục địa 12g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.2. Bổ máu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, thiếu máu, dùng bài Đương quy kiện trung thang gồm Đương quy 8g, Quế chi, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 6g, Bạch thược 10g, Đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, thêm Đường chia làm 3 lần uống trong ngày.3. Chữa viêm quanh khớp vai, vai và cánh tay đau nhức không giơ tay lên được: Đương quy 12g, Ngưu tất 10g, Nghệ 8g sắc uống. Kết hợp với luyện tập hàng ngày giơ tay cao lên đầu.4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, dùng Đương quy sắc nước uống trước khi thấy kinh 7 ngày, Phụ nữ sắp sinh nếu uống nước sắc Đương quy vài ngày trước khi sinh thì đẻ dễ dàng.Cho đến nay, Đương quy là một vị thuốc dùng rất phổ biến trong Đông y, lá đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ. Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Edit by thuocbietduoc. |
Tibefer
SĐK:VD-16637-12
Đại tràng HD
SĐK:V693-H12-10
Đại tràng hoàn Bà Giằng
SĐK:V181-H02-19
Thanh nhiệt tiêu độc
SĐK:VD-33134-19
Tralumi
SĐK:VD-33259-19
Hoàng liên chế
SĐK:VD-33324-19
Đại tràng bảo dược
SĐK:VD-33563-19
Thuốc gốcOseltamivir
Oseltamivir
Dequalinium
Dequalinium chloride
Semaglutide
Semaglutide
Apixaban
Apixaban
Sotalol
Sotalol hydrochloride
Tolvaptan
Tolvaptan
Palbociclib
Palbociclib
Axitinib
Axitinib
Fluticasone
Fluticasone propionate
Cefdinir
Cefdinir
Mua thuốc: 0868552633Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em |
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com |
Từ khóa » Thuốc An Lợi Nhiệt
-
AN LỢI NHIỆT TW3 - FORIPHARM
-
An Lợi Nhiệt TW3 - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TÂM PHÁT
-
[Review] 10 Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhanh - An Toàn Nhất
-
An Thảo - Trị Nhiệt Miệng - Nhà Thuốc 365
-
OSTECOOL - VIÊN UỐNG NHIỆT MIỆNG - VIÊM LOÉT MIỆNG LƯỠI
-
Top 7 Sản Phẩm Bôi Nhiệt Miệng được Nhiều Người Tin Dùng Hiện Nay
-
Gợi ý Các Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng An Toàn Và Hiệu Quả - Pharmacity
-
Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả | Medlatec
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
TOP 11 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng, Lở Miệng Hiệu Quả Nhất
-
Nhiệt Miệng Nên Dùng Thuốc Gì?
-
Chủ đề Nhiệt Miệng - Vinmec
-
Bài Thuốc Trị Nhiệt Miệng Từ Thảo Dược - Hoạt động Y Tế