Gợi ý Các Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng An Toàn Và Hiệu Quả - Pharmacity
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là tình trạng viêm nhiễm gây ra các vết loét bên trong miệng, khiến người bệnh bị đau đớn gây khó khăn khi giao tiếp và trong việc ăn uống. Ban đầu dấu hiệu của nhiệt miệng chỉ là những đốm trắng nhỏ hơi gồ lên trong niêm mạc miệng. Lâu dần những đốm này phát triển to lên và đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Cơn đau do nhiệt miệng thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày, có thể mất 1 – 3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Đối với vết loét lớn có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.
Trị nhiệt miệng bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi
Nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay chủ yếu có thể điều trị nhiệt miệng bằng hai cách, đó là sử dụng thuốc uống và thuốc bôi. Trong trường hợp vết nhiệt miệng bị loét ra gây đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống thì có thể sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. Các loại gel này vừa có thành phần chống viêm, giảm đau mà còn có tác dụng như lớp màng bảo vệ vết loét khỏi vi khuẩn.
Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu một số sản phẩm hỗ trợ trị nhiệt miệng nhanh khỏi và an toàn trong bài viết sau đây.
1. Gel hỗ trợ giảm loét miệng Urgo Mouth Ulcers
Thành phần:
Urgo Mouth Ulcers chứa thành phần dẫn xuất Cellulose (chất hình thành lớp màng), Alcohol (chất hòa tan), Acid Carboxylics và Acid Mineral (chất ester hóa), bước cất (tá dược), hương cam (chất tạo mùi), Sucralose (chất làm ngọt).
Công dụng:
Gel hỗ trợ giảm loét miệng Urgo Mouth Ulcers khi tiếp xúc với niêm mạc miệng sẽ tạo thành lớp màng mềm, mịn giúp bảo vệ vết thương khỏi tác động của thức ăn, nước uống suốt 4 giờ, nhờ đó giảm đau, thúc đẩy và làm lành vết thương nhanh chóng.
Cách sử dụng:
- Bôi gel lên vết thương để che phủ khu vực cần điều trị, để khoảng 10 giây rồi ngậm miệng lại.
- Thực hiện 4 lần/ngày, tốt nhất bôi trước bữa ăn, cho đến khi vết thương liền lại hoàn toàn (3-5 ngày).
Lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Cẩn trọng khi dùng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.
2. Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia
Thành phần:
Trong 100g chứa hoạt chất Triamcinolon acetonid 0,10g và tá dược gồm Natri carboxymethyl cellulose, pectin, gelatin, mint oil (dầu bạc hà), hydrocarbon gel.
Công dụng:
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia được chỉ định điều trị hỗ trợ để làm giảm tạm thời các triệu chứng của viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.
Cách sử dụng:
- Bôi một lượng nhỏ lên vùng da bị tổn thương. Dùng Oracortia lúc đi ngủ để cho thuốc steroid tiếp xúc với vùng tổn thương suốt đêm.
- Dùng 2 – 3 lần/ngày, nên dùng sau khi ăn.
Lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Chỉ sử dụng thuốc bôi Corticoid tại chỗ cho phụ nữ có thai và cho con bú khi cân nhắc giữa lợi ích cho bệnh nhân và nguy cơ với thai nhi hoặc trẻ đang bú mẹ.
- Tác dụng phụ tại chỗ của steroid như teo da, ban đỏ, rạn và làm mỏng da, rạn da có thể xuất hiện, đặc biệt ở vùng da có nhiều nếp gấp.
3. Trị nhiệt miệng PV
Thành phần:
Mỗi viên nén thuốc trị nhiệt miệng PV chứa cao khô hỗn hợp tương đương 3160mg dược liệu. Trong đó,
- Hoàng bá (Cortex Phellodendri) 430mg, Hoàng cầm (Radix Scutelllariae) 430mg, Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 170mg, Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 170mg, Thạch cao (Gypsum fibrosum) 170mg, Tế tân (Herba Asari) 170mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 170mg, Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) 170mg, Huyền sâm (Radix Scrophulariae) 170mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 170mg, Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae) 170mg, Qua lâu nhân (Semen Trichosanthis) 170mg, Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae) 170mg.
- Tá dược gồm đường trắng, talc, patent blue, parafin rắn vừa đủ 1 viên.
Công dụng:
Nhiệt miệng PV có tác dụng điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng), miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần sau bữa ăn.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 3 lần sau bữa ăn.
Lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không dùng cho đối tượng phụ nữ có thai.
- Không dùng cho người dương hư, thể hàn, tỳ vị hư hàn.
4. Trị nhiệt miệng Nhất Nhất
Thành phần:
Mỗi viên nén bao phim thạch cao, cao khô tương đương hoàng liên, cam thảo, trị mẫu, huyền sâm, sinh địa, mẫu đơn bì,… và các thành phần khác.
Công dụng:
- Thuốc trị nhiệt miệng Nhất Nhất có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng.
- Điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi ( nhiệt miệng ), miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu răng sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Uống 2 viên, 2 lần mỗi ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Uống 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
Lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không dùng cho cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
5. Nhiệt miệng Kamistad-Gel N
Thành phần:
Mỗi 1g gel bôi nhiệt miệng chứa Lidocain HCl 1 H2O 20mg, dịch chiết hoa cúc (1:4-5) 185mg, chất bảo quản – Benzalkonium clorid 1mg và các thành phần khác như tinh dầu quế, Saccharin natri 2H20, Carbomers, Trometamol, Acid formic khan 98%, Ethanol 96%, nước tinh khiết.
Công dụng:
Các chứng viêm, đau ở niêm mạc miệng và môi, kể cả trong trường hợp có mụn nước, viêm lợi (nướu răng) và nứt nẻ môi do trời lạnh. Đối với người mang răng giả, thuốc dùng để bôi vào lợi, vòm miệng và niêm mạc bị kích ứng và mẫn cảm.
Ngăn ngừa các triệu chứng tại chỗ khi mọc răng sữa hoặc răng khôn và dùng trong phẫu thuật chỉnh răng.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Trừ khi có các chỉ dẫn khác, đối với các chứng viêm lợi: mỗi lần bôi khoảng 1/2cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc, 3 lần mỗi ngày, vào các vùng sưng viêm và đau, lưu ý bôi nhẹ nhàng. Đối với các triệu chứng do răng giả gây ra, đặc biệt trong giai đoạn đầu chưa thích nghi, bôi gel với một lượng nhỏ bằng hạt đậu vào chỗ bị đau.
- Trẻ em: Dùng 1/2 liều người lớn (1/4cm chiều dài thuốc x 3 lần/ngày).
- Trẻ nhỏ: Để giảm đau khi mọc răng sữa: bôi 1/4cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc. Không dùng quá 3 lần trong 24 giờ.
Lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai.
- Tác dụng phụ có thể xảy ra là có cảm giác bỏng rát nhẹ khi bôi gel vào bề mặt da.
6. Thuốc điều trị lở miệng Zytee
Thành phần:
Mỗi ống thuốc Zytee có chứa các thành phần:
- Hoạt chất: Cholin salicylat B.P. 9,00 %tl/tt, Clorua benzalkonium B.P. 0,02 % tl/tt
- Tá dược: Natri carboxymethyl cellulose, acid ethylen diamin tetraacetic, natri hydroxid, methyl paraben, propyl paraben, natri saccharin, tinh dầu bạc hà, propylene glycol, glycerin.
Công dụng:
Gel trị lở miệng Zytee có tác dụng làm giảm đau răng, viêm lưỡi, viêm miệng, loét miệng, các tổn thương viêm khác ở miệng và kích ứng răng giả.
Cách sử dụng:
- Nhỏ một hay hai giọt keo thuốc lên đầu ngón tay trỏ và chấm xoa nhẹ lên vùng bị tổn thương.
- Có thể lặp lại mỗi 3-4 giờ một lần nếu cần, hãy theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp cho người bệnh biết về một số sản phẩm thuốc bôi, trị nhiệt miệng hiệu quả. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm và tham vấn ý kiến bác sĩ, dược sĩ để chọn thuốc trị nhiệt miệng an toàn và nhanh khỏi.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn có thể xem thêm:
- Làm gì khi bị nhiệt miệng
- Những điều bạn cần biết về hệ tiêu hóa
- Gợi ý một số sản phẩm xịt họng hỗ trợ điều trị ho kéo dài
Từ khóa » Thuốc An Lợi Nhiệt
-
AN LỢI NHIỆT TW3 - FORIPHARM
-
An Lợi Nhiệt TW3 - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng
-
An Lợi Nhiệt TW3 - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TÂM PHÁT
-
[Review] 10 Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhanh - An Toàn Nhất
-
An Thảo - Trị Nhiệt Miệng - Nhà Thuốc 365
-
OSTECOOL - VIÊN UỐNG NHIỆT MIỆNG - VIÊM LOÉT MIỆNG LƯỠI
-
Top 7 Sản Phẩm Bôi Nhiệt Miệng được Nhiều Người Tin Dùng Hiện Nay
-
Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả | Medlatec
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
TOP 11 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng, Lở Miệng Hiệu Quả Nhất
-
Nhiệt Miệng Nên Dùng Thuốc Gì?
-
Chủ đề Nhiệt Miệng - Vinmec
-
Bài Thuốc Trị Nhiệt Miệng Từ Thảo Dược - Hoạt động Y Tế