Ăn Nhiều Tiết Lợn, Tưởng Lợi Hóa Ra Có Hại - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Tiết lợn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích, chế biến thành các món như tiết luộc, xào với rau, ăn kèm lẩu. Một số người cho rằng tiết lợn giúp thanh lọc cơ thể, bổ sung chất có lợi cho máu theo suy nghĩ “ăn gì lợi nấy”.
Tiết lợn là món ăn yêu thích của nhiều người. Ảnh minh họa
Trên thực tế, trong tiết lợn có nhiều chất sắt nên có thể bổ sung cho người bị thiếu sắt trong máu, ngừa bệnh tim mạch.
Dù vậy, không phải toàn bộ lượng sắt đó đều được cơ thể hấp thụ. Phần dư thừa sẽ phản ứng với với các chất có trong đường ruột tạo ra sắt sunfua (chất rắn màu đen). Đó là lý do phân thải ra ngoài có màu đen. Bởi vậy, không ít người tưởng việc ăn tiết giúp loại bỏ các chất độc.
Tất nhiên, ăn tiết lợn vừa đủ, đúng cách có tác dụng tốt cho cơ thể. Trong món ăn này có lượng protein với tỷ lệ cao hơn cả thịt lợn, trứng gà.
Đối với phụ nữ thiếu máu, tiết lợn được nấu chín sẽ ngăn ngừa thiếu hụt sắt trong máu, cải thiện sức khỏe.
Đối với người trung niên và cao tuổi, chức năng của não thường suy giảm dần theo thời gian. Trong tiết có phospholipid giúp kéo dài tuổi thọ của các tế bào thần kinh, nhờ đó bảo vệ não và cải thiện trí nhớ. Như vậy, quá trình lão hóa của não sẽ được giảm dần.
Ăn tiết lợn không đúng cách có thể gây ngộ độc. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.
Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Thêm vào đó, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.
Khi mua và chế biến các món ăn từ tiết lợn, người nội trợ cũng cần chú ý. Thực phẩm phải tươi mới, được lấy trong ngày là tốt nhất, không mua khi tiết có màu sắc, mùi khác lạ.
Chỉ cần có dấu hiệu ôi thiu, tiết lợn có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa và các rối loạn đường tiêu hóa khác.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo không ăn tiết canh bởi nguy cơ mắc các bệnh trong đó có nhiễm liên cầu khuẩn lợn rất cao.
Trong trường hợp lợn bị bệnh chết, kể cả nấu chín, bạn cũng không được ăn tiết lợn.
Nếu sau khi ăn tiết, có hiện tượng tiêu chảy, sốt cao, xuất huyết dưới da, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để điều trị.
An Yên (Theo Aboluowang)
Năm loại thực phẩm đầu độc gan nhiều người vẫn đang ăn
Có những món ăn khiến bạn thích thú nhưng lại là thuốc độc với gan - một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể.
Từ khóa » Tiết Heo Bẩn
-
Thực Hư Về Món Huyết Heo được đồn Thổi 'kinh Tởm' Trên Mạng Xã Hội?
-
Bạn Sẽ Bỏ ăn Tiết Heo Khi Biết Nó Bẩn Như Thế Nào
-
Thực Hư Về Món Huyết Heo Bị đồn Thổi Mất Vệ Sinh Trên Mạng Xã Hội
-
Hãi Hùng Tiết Bẩn - Công An Nghệ An
-
Khác Với Tiết Canh, Tiết Lợn Nấu Chín Là "thần Dược" Với Sức Khỏe
-
Phía Sau Những Bát Huyết Lợn Khoái Khẩu - AFamily
-
Hãi Hùng Tiết Bẩn | Báo Dân Trí
-
Cận Cảnh Lò Mổ Lợn Bẩn Thỉu, ô Nhiễm Khiến Người Xem Rùng Mình
-
Hãi Hùng Lòng Lợn, Tiết Canh! - Tuổi Trẻ Online
-
Thực Hư Về Món Huyết Heo được đồn Thổi 'kinh Tởm' Trên Mạng Xã Hội?
-
Huyết Heo Trộn Với Shjt, Nước Tiểu Các Kiểu Khi Mổ - VOZ
-
Cách Phân Biệt Thịt Heo “bẩn” Và Thịt Heo Chất Lượng
-
Có Nên ăn Huyết Bò, Vịt động Vật Hay Không | Thịt Bò Sạch