Ăn Trầu Mà Có Vỏ Chay | Ca Dao Mẹ

  • Ăn trầu mà có vỏ chay

    Ăn trầu mà có vỏ chay Vôi kia có lạt cũng cay được mồm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Phan An
    • 26 January,2014
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Trời cao bể rộng bao la

    Trời cao bể rộng bao la Việc gì mà chẳng phải là may ta Trong việc nhà, ngoài thì việc nước Giữ làm sao sau trước vẹn tuyền Lọ là cầu Phật, cầu Tiên

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 11 March,2023
  • Trời cho cày cấy đầy đồng

    Trời cho cày cấy đầy đồng Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê Một mai gặt lúa đem về Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Lao động sản xuất
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 11 March,2023
  • Lúa một chục trả một thiên

    Lúa một chục, trả một thiên Cho vay cắt cổ đừng phiền tại ai!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 14 September,2022
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Trên đời nhất đẹp là lồn

    Trên đời nhất đẹp là lồn Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 9 August,2022
  • Anh nhiêu đi học không thầy

    Anh nhiêu đi học không thầy Làm bài không bút thiếp rày theo anh

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 14 April,2022
  • Chàng ràng bắt cá hai tay

    Chàng ràng bắt cá hai tay, Con trong cũng mất con ngoài cũng không

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 13 April,2022
  • Ở đây ăn bát rau chành

    Ở đây ăn bát rau chành Còn hơn chốn khác mâm gành cỗ gơ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 11 April,2022
  • Trên trời có cả cầu vồng

    Trên trời có cả cầu vồng, Có cái mống cụt đằng đông sờ sờ.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 11 April,2022
  • Biết nơi đâu cao nấm ấm mồ

    Biết nơi đâu cao nấm ấm mồ Em ngồi mà đợi cho tùng khô, lựu cằn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 9 April,2022
  • Mừng nay nho sĩ có tài

    Mừng nay nho sĩ có tài Bút nghiên dóng dả, giữ mài nghiệp nho Rõ ràng nên đấng học trò Công danh hai chữ trời cho rõ ràng Một mai chiếm được bảng vàng Ấy là phú quý giàu sang quế hòe Bước đường tiến đến cống nghè Vinh quy bái tổ, ngựa xe tưng bừng Bốn phương nức tiếng vang lừng Ngao du bể thánh, vẫy vùng rừng nho Quyền cao chức trọng trời cho Bõ công học tập, bốn mùa chúc minh

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 4 April,2022
Có cùng từ khóa:
  • Ăn trầu gẫm

    Ăn trầu gẫm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 8 May,2022
  • Bây giờ anh bắt tay nàng

    Bây giờ anh bắt tay nàng Hỏi sao lá ngọc cành vàng xa nhau Xa nhau ta mới xa nhau Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • xa cách
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 26 March,2022
  • Chợ Viềng năm họp một phiên

    Chợ Viềng năm họp một phiên Để cho trai gái tốn tiền trầu cau

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • Nam Định
      • chợ Viềng
    • Người đăng: Phan An
    • 12 December,2021
  • Ăn trầu chọn lấy cau khô

    Ăn trầu chọn lấy cau khô, Trèo lên Ba Dội có cô bán hàng. Cô bán hàng lòng cô buồn bã, Bóng xế chiều bóng ngả về tây, Đợi cô ba bảy hai mốt năm nay.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Phan An
    • 11 December,2021
  • Thợ rèn không dao ăn trầu

    Thợ rèn không dao ăn trầu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 13 February,2021
  • Trẩu trẩu trầu trầu

    Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 2 April,2020
  • Trầu em trầu gói trong khăn

    Trầu em trầu gói trong khăn, Trầu gói trong áo, anh ăn sao đành

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • ăn trầu
    • Người đăng: Phan An
    • 14 March,2020
  • Gió đưa tờ giấy lên mây

    Gió đưa tờ giấy lên mây, Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu. Yêu nhau thì ném bã trầu, Chớ ném gạch đá vỡ đầu nhau ra.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Phan An
    • 18 November,2017
  • Vô giàn hái lá trầu giàn

    Vô giàn hái lá trầu giàn Đem têm kiểu phụng bỏ ngang khay cừ Bề mô rồi phụ mẫu cũng ừ Lẽ mô phụ mẫu chối từ nghĩa con

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • cưới xin
    • Người đăng: Phan An
    • 6 May,2016
  • Thương ai em nói khi đầu

    Thương ai em nói khi đầu Để cho thầy mẹ ăn trầu một nơi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Phan An
    • 11 April,2016
Chú thích
  1. Trầu Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  2. Chay Một loại cây to cùng họ với mít, được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi miền Trung. Quả chay có múi, khi chín có màu vàng ươm, ruột màu đỏ, vị chua, có thể ăn tươi hoặc dùng kho với cá, cua. Vỏ hoặc rễ cây dùng để ăn trầu hoặc làm thuốc nhuộm.

    Quả chay

    Quả chay

  3. Lọ là Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim, Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa? Ai ngờ lại họp một nhà, Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm! (Truyện Kiều)

  4. Thiên Đơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.
  5. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  6. Nhiêu Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  7. Rày Nay, bây giờ (phương ngữ).
  8. Chàng ràng Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  9. Rau chành Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Mâm gành cỗ gơ Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Tùng Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  12. Lựu Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  13. Nho sĩ Người theo học chữ Nho, đạo Nho. Thường dùng để chỉ học trò thời xưa.
  14. Nghiên Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  15. Bảng vàng Từ chữ kim bảng 金榜, chỉ tấm biển đề tên những thí sinh thi đỗ dưới thời phong kiến. "Chiếm bảng vàng" hay "giật bảng vàng" vì thế nghĩa là thi cử đỗ đạt.
  16. Quế hòe Đời Ngũ đại (Trung Quốc) ở hạt Yên Sơn có người tên là Đậu Vũ Quân sinh được năm người con đều đỗ đạt, người đời gọi là Yên Sơn ngũ quế (năm cây quế ở Yên Sơn). Đến đời Tống lại có Vương Hựu trồng trước sân ba cây hòe, nguyện rằng "Con ta sau sẽ làm quan tam công," về sau quả nhiên con là Vương Đán làm đến tể tướng. "Quế hòe" (hoặc sân quế sân hòe) vì thế chỉ việc con cái phát đạt.
  17. Cống Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co (Chữ Nho - Tú Xương)

  18. Nghè Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  19. Vinh quy Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).

    Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy Hai bên có lính hầu đi dẹp đường. Tôi ra đón tận gốc bàng Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem. (Thời trước - Nguyễn Bính)

  20. Rừng Nho biển Thánh Sách vở Nho giáo nói chung.
  21. Chúc minh Sáng rỡ (chúc 燭 là ngọn đuốc).
  22. Ăn trầu gẫm Suy nghĩ việc đời. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huỳnh Tịnh Của)
  23. Cơi trầu Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.

    Cơi đựng trầu

    Cơi đựng trầu

  24. Chợ Viềng Một phiên chợ Tết đặc biệt của Nam Định xưa. Tương truyền ngày xưa ở Nam Định có đến 3, 4 chợ cùng mang tên chợ Viềng. Chợ Viềng chính nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, họp vào ngày 8 tháng Giêng. Dân vùng này tin rằng buôn bán vào ngày này sẽ gặp may mắn quanh năm. Do đó, nếu gặp những ngày có mưa gió, lại gặp đò ngang cách trở, dân buôn tự động họp chợ ở một nơi nào đó để buôn bán gọi là “lấy ngày”, cầu may cho cả năm, thế là một phiên chợ Viềng mới được thành hình.

    Một góc chợ Viềng

    Một góc chợ Viềng

  25. Cau Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  26. Tam Điệp Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).

    Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu. (Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

    Phòng tuyến Tam Điệp

    Phòng tuyến Tam Điệp

  27. Thợ rèn không dao ăn trầu Lo phần người mà quên mất phần mình.
  28. Ốc xà cừ Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.

    Ốc xà cừ

    Ốc xà cừ

    Tranh cẩn xà cừ

    Tranh cẩn xà cừ

  29. Mô Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  30. Phụ mẫu Cha mẹ (từ Hán Việt).

Từ khóa » Cây Vỏ ăn Trầu Là Cây Gì