Ảnh Hưởng Của độ Dày Niêm Mạc Tử Cung đến Khả Năng Sinh Sản

1. Niêm mạc tử cung được hiểu như thế nào?

Niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) là lớp mô tế bào mềm phủ toàn bộ phía bên mặt trong của tử cung, có mối quan hệ mật thiết đến khả năng sinh sản của nữ giới. Niêm mạc gồm có 2 phần là:

  • Lớp nội mạc căn bản hay lớp đáy được cấu tạo từ các tế bào mô đệm và tế bào mô trụ tuyến. Lớp đáy thường không bị ảnh hưởng khi kỳ kinh nguyệt diễn ra.

  • Lớp nội mạc tuyến hay lớp nông thường chịu các biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Theo chu kỳ mỗi tháng, lớp niêm mạc trở nên dày hơn bởi tác động của hormone sinh dục. Đây là sự chuẩn bị của tử cung cho quá trình làm tổ có thể diễn ra sau khi trứng được thụ tinh. Nếu quá trình trên không xảy ra, lớp nội mạc sẽ tự đông bong và đẩy ra bên ngoài, gây chảy máu thông qua đường âm đạo. Đây chính là hiện tượng hành kinh mỗi tháng ở nữ giới. Sau đó, các tế bào mô đệm và mô trụ tuyến tại lớp đáy tiếp tục phát triển để hình thành lớp niêm mạc mới tại tử cung.

Khi trứng không được thụ thai và làm tổ, lớp nội niêm mạc sẽ bong ra và gây lên hiện tượng hành kinh

Khi trứng không được thụ thai và làm tổ, lớp nội niêm mạc sẽ bong ra và gây lên hiện tượng hành kinh

Trong trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ, lớp niêm mạc tại tử cung sẽ tiếp tục dày lên, đồng thời thay đổi cấu trúc để phù hợp với quá trình hình thành phôi và nhau thai.

2. Sự thay đổi độ dày của niêm mạc tử cung theo chu kỳ?

Với từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt, độ dày lớp niêm mạc tử cung là có sự thay đổi nhất định. Cụ thể như sau:

  • Sau khi sạch kinh: đây là giai đoạn niêm mạc mỏng nhất do mới bị bong ra trong kỳ kinh nguyệt trước đó. Thông thường, lớp niêm mạc sẽ có độ dày trung bình từ 4 - 6 mm, đủ để phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong của tử cung.

  • Cách ngày sạch kinh khoảng 14 ngày: Dưới tác động của các hormone sinh dục, nội mạc tử cung dần trở nên dày hơn, đồng thời tiết ra các dịch nhầy. Trong thời điểm này, lớp nội mạc tử cung thường có độ dày trung bình từ 8 - 12 mm. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để trứng được thụ tinh và làm tổ tại tử cung.

  • Vài ngày trước khi bắt đầu kỳ nguyệt san mới: tại thời điểm này, độ dày của lớp niêm mạc tại tử cung có thể nên tới 12 - 16 mm. Theo đúng chu kỳ, nếu quá trình thụ thai không diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ bong ra khỏi tử cung và đẩy ra bên ngoài.

3. Độ dày niêm mạc của tử cung ảnh hưởng khả năng mang thai của nữ giới ra sao?

Niêm mạc tử cung có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thụ thai và bảo vệ thai ở phụ nữ. Vì phôi thai làm tổ cũng như phát triển tại lòng tử cung, do dó, nội mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Lớp niêm mạc quá mỏng

Lớp niêm mạc tại tử cung quá mỏng thường gây lên những vấn đề bất thường về kinh nguyệt như chu kỳ quá dài, lượng nguyệt san ít,… Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Trong trường hợp lớp niêm mạc mỏng hơn 8mm, trứng sau khi được thụ tinh rất khó để bám vào thành và làm tổ tại tử cung. Ngay cả khi quá trình làm tổ được diễn ra, thì phôi thai cũng dễ dàng bị bong ra dù không chịu ảnh hưởng từ bất cứ tác nhân nào. Điều này khiến nữ giới bị sảy thai, thai chết lưu, thường xảy ra trong những tháng mang thai đầu tiên.

Nội mạc tử cung mỏng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu máu, dính lòng tử cung, thiếu nồng độ hormone sinh dục, nội mạc tử cung bị tổn thương do nạo hút thai nhiều lần hoặc tác nhân nào đó,…

Lớp niêm mạc quá dày

Sự tăng sinh quá mức của lớp nội mạc tử cung do hàm lượng hormone sinh dục quá dư thừa dẫn tới tình trạng bề mặt lớp niêm mạc quá dày, có thể lên đến hơn 20mm. Đây là một trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình mang thai ở nữ giới do sự mất cân bằng nội tiết tố.

Niêm mạc tử cung quá dày khiến nữ giới gặp phải các vấn đề như rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài nhiều tháng, thời gian rụng trứng không ổn định,… Ngoài ra, việc lớp niêm mạc dày bất thường cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn,… khiến người bệnh chậm hoặc rất khó có con.

Lớp niêm mạc quá dày hoặc quá mỏng gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai ở nữ giới

Lớp niêm mạc quá dày hoặc quá mỏng gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai ở nữ giới

4. Cách cải thiện độ dày của lớp niêm mạc tại tử cung

Nữ giới có lớp niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng sẽ được điều trị bằng các loại thuốc chuyên biệt để cân bằng hormone nội tiết tố trong cơ thể. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể như sau:

Nội mạc tử cung dày

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm mục đích giảm bớt hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể.

  • Hạn chế thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, thực phẩm chứa nhiều vitamin E, vitamin C và thực phẩm giàu sắt.

  • Thường xuyên tái khám để kiểm tra và theo dõi độ dày của lớp niêm mạc.

Nội mạc tử cung mỏng

  • Không thức quá muộn, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nên cải thiện sức khỏe bằng việc duy trì các bài thể dục nhẹ kết hợp thư giãn.

  • Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin C, vitamin E. Có thể bổ sung hàm lượng estrogen bằng thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành.

  • Không gây các tác động đến tử cung như nạo phá thai, lạm dụng thuốc kích trứng,…

Người có nội mạc tử cung mỏng nên bổ sung các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, các thực phẩm giàu sắt, vitamin E và vitamin C

Người có nội mạc tử cung mỏng nên bổ sung các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, các thực phẩm giàu sắt, vitamin E và vitamin C

Những bất thường về độ dày hay sự phát triển của niêm mạc tử cung chỉ có thể được phát hiện qua quá trình siêu âm. Do đó, nữ giới đến độ tuổi sinh sản hay nhận thấy các dấu hiệu bất thường về kỳ nguyệt san của mình nên tiến hành thăm khám phụ khoa để sớm được phát hiện và có hướng điều trị kịp thời nhất có thể.

Từ khóa » Hình ảnh Lớp Niêm Mạc Tử Cung