Nội Mạc Tử Cung: Vị Trí, Chức Năng, Các Bệnh Lý Thường Gặp? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nội mạc tử cung được cấu tạo như thế nào?
- Độ dày của niêm mạc tử cung thế nào là bình thường?
- Làm sao để đo độ dày nội mạc tử cung?
- Những nguyên nhân nào làm cho nội mạc tử cung dày hơn mức bình thường?
- Nội mạc tử cung dày quá mức, biểu hiện như thế nào?
- Khi nào cần nên đi khám bác sĩ?
- Các bệnh lý thường gặp trên nội mạc tử cung?
Nội mạc tử cung (NMTC) là một trong số ít các cơ quan trong cơ thể thay đổi kích thước mỗi tháng trong suốt giai đoạn sinh sản của phụ nữ. Ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể tiết ra nội tiết tố estrogen và progesterone kích thích NMTC phát triển. Điều này giúp cho phôi thai có thể cấy vào NMTC và làm tổ để phát triển tiếp tục. Nếu phụ nữ không có thai, NMTC sẽ bong ra và ra ngoài cơ thể qua ngã âm đạo. Giai đoạn này được gọi là hành kinh.
Nội mạc tử cung được cấu tạo như thế nào?
Nội mạc tử cung (NMTC) được tạo thành chủ yếu từ các mô niêm mạc. NMTC có hai lớp tế bào:
- Lớp thứ nhất (lớp đáy): Lớp này gắn chặt vào lớp mô cơ trơn của tử cung. Cấu tạo của lớp đảy mỏng, và không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp thứ hai (lớp nội mạc tuyến): Loại lớp này chịu ảnh hưởng của nội tiết tố nữ hàng tháng. Vì thế chúng thay đổi kích thước trong chu kì kinh nguyệt. Đây còn được gọi là lớp chức năng. Nó là nơi sau khi trứng và tinh trùng hợp lại phát triển thành phôi, phôi cấy vào nội mạc tử cung để quá trình phôi thai tiếp tục phát triển.
Độ dày của niêm mạc tử cung thế nào là bình thường?
Độ dày bình thường của nội mạc tử cung thay đổi trong suốt cuộc đời của cơ thể phụ nữ. Từ thời thơ ấu, cho đến khi trưởng thành về giới tính, giai đoạn sinh nở và sau mãn kinh.
Ở những phụ nữ trẻ chưa bắt đầu có kinh nguyệt, NMTC vẫn tồn tại. Tuy nhiên lớp nội mạc sẽ ít dày hơn so với từ tuổi dậy thì về sau.
Theo Hiệp hội hình ảnh học Bác Mỹ (RSNA), NMTC ở mức mỏng nhất trong giai đoạn hành kinh. Lúc này NMTC có độ dày từ khoảng 2 đến 4 mm.
Nửa đầu của giai đoạn tăng sinh bắt đầu vào khoảng ngày 6 đến 14, tính từ ngày đầu tiên ra kinh của phụ nữ. Đây chính là thời gian sau khi kết thúc thời gian hành kinh và trước giai đoạn rụng trứng. Ở giai đoạn này, nội mạc tử cung bắt đầu dày lên và dày khoảng 5-7 mm. Càng về sau NMTC sẽ càng dày lên.
Sau khoảng 14 ngày tính từ ngày đầu tiên hành kinh – Đây cũng là giai đoạn sau khi rụng trứng. Trong giai đoạn này này, độ dày NMTC càng lớn dần nhờ hormon estrogen tiết ra từ buồng trứng. Độ dày lớn nhất và có thể đạt tới 16mm.
Khi phụ nữ có thai
Độ dày nội mạc tử cung rất quan trọng trong thai kỳ. NMTC cho phép phôi cấy thành công vào tử cung và nhờ đó nhận được dinh dưỡng cần thiết để phôi thai tiếp tục phát triển. NMTC tiếp tục trở nên dày hơn trong quá trình mang thai.
Khi vào giao đoạn mãn kinh
Ở những người phụ nữ sau mãn kinh, NMTC thường đo vào khoảng 5mm hoặc nhỏ hơn.
Làm sao để đo độ dày nội mạc tử cung?
Siêu âm qua ngã âm đạo là cách phổ biến nhất để đo độ dày nội mạc tử cung. Đây là phương pháp mà các bác sỹ sử dụng đầu tiên. Siêu âm đo độ dày NMTC sẽ đặc biệt cần thiết khi phụ nữ đến khám vì chảy máu âm đạo bất thường.
Ngoài siêu âm, chụp MRI cũng có thể đo được độ dày nội mạc tử cung. Chụp MRI khi những trường hợp siêu âm không đo được như: vị trí tử cung bất thường, hoặc tình trạng sức khỏe đặc biệt sử dụng phương pháp siêu âm không phù hợp.
Những nguyên nhân nào làm cho nội mạc tử cung dày hơn mức bình thường?
Độ dày của nội mạc tử cung thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên cũng có những yếu tố khác có thể thúc đẩy thay đổi độ dày nội mạc tử cung.
Một trong những nguyên nhân phổ biến đó là khi mang thai. Phụ nữ khi mang thai ngoài tử cung hoặc khi thai dưới 5 tuần sẽ có NMTC dày lên.
Ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư buồng trứng là một trong những tình trạng ác tính có thể làm cho NMTC dày lên bất thường. Theo Hiệp hội Hoa kỳ, Ung thư NMTC là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. Loại ung thư này gặp nhiều hơn ở người da trắng so với người Mỹ gốc Phi. Ung thư nội mạc tử cung hiếm gặp ở phụ nữ dưới 45. Thông thường, bệnh được chẩn đoán nhiều ở độ tuổi trung bình khoảng 60.
Yếu tố nguy cơ
- Béo phì.
- Liệu pháp thay thế hoc môn (HRT).
- Tamoxifen.
- Tăng huyết áp mãn tính.
- Polyp nội mạc tử cung.
- Bệnh tiểu đường.
- Tăng sản nội mạc tử cung.
Tăng sản NMTC là một tình trạng trong đó nội mạc tử cung trở nên quá dày. Tình trạng này thường liên quan đến việc nồng độ estrogen trong máu quá cao nhưng progesterone lại thiếu hụt. Bản chất của tăng sản nội mạc tử cung không phải là ung thư. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư.
Nội mạc tử cung dày quá mức, biểu hiện như thế nào?
Các dấu hiệu phổ biến nhất khi độ dày của nội mạc tử cung quá mức, bao gồm:
- Chảy máu sau mãn kinh
- Chảy máu rất nhiều trong hành kinh (cường kinh) hoặc giai đoạn hành kinh kéo dài (rong kinh)
- Chu kỳ kinh nguyết không đều, kéo dài dưới 3 tuần hoặc lâu hơn trên 38 ngày. Chu kì kinh nguyệt là khoảng thời gian tính từ ngày đầu tiên hành kinh của tháng này cho đến ngày đầu tiên hành kinh tiếp theo.
- Xuất huyết âm đạo bất thường giữa chu kì kinh nguyệt (rong huyết).
Khi nào cần nên đi khám bác sĩ?
Phụ nữ nên gặp bác sĩ nếu bạn có chảy máu âm đạo bất thường kể trên.
Ngoài ra, trường hợp phụ nữ bị đau ở vùng chậu nhưng không rõ lý do. Bạn cần đến khám bác sỹ để đánh giá và loại trừ ung thư nội mạc tử cung. Ngoài biểu hiện đau ở vùng chậu, phụ nữ còn có thể kèm theo đầy hơi, chán ăn thường xuyên.
Các bệnh lý thường gặp trên nội mạc tử cung?
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là lớp nội mạc tử cung và mô đệm bị “lạc trôi” đến cư trú ở những nơi khác. Những lớp mô lạc chỗ này chịu tác động của hormone estrogen và có sự biến đổi theo chu kì giống như lớp nội mạc bình thường.
Hiện nay chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra lạc nội mạc tử cung. Giả thuyết được nhiều chuyên gia chấp nhận là do hiện tượng trào ngược máu kinh. Các dòng máu này đem những tế bào nội mạc đến cấy ghép lên các cơ quan khác. Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc – lớp màng bao quanh các cơ quan trong ổ bụng – và các cơ quan khác của vùng chậu. Biến chứng đáng ngại nhất của bệnh thường là hiếm muộn – vô sinh.
Tăng sản nội mạc tử cung
Trong tình trạng này, lớp lót nội mạc tử cung trở nên quá dày. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), điều này thường xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ. Cụ thể do sự dư thừa estrogen, gây ra sự dày lên của nội mạc tử cung, kết hợp với sự thiếu hụt progesterone. Trong điều kiện này, lớp lót nội mạc tử cung không bị bong ra. Đồng thời các tế bào bên trong lớp nội mạc tử cung tiếp tục phát triển.
Tăng sản NMTC có thể xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc sau khi mãn kinh. Nó cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ dùng liệu pháp thay thế hoc môn loại estrogen đơn thuần (không có proestin hoặc progesterone). Dùng estrogen liều cao sau khi mãn kinh trong một thời gian dài cũng có thể gây tăng sản NMTC.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm kinh nguyệt không đều, đặc biệt ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), vô sinh hoặc béo phì: Các tế bào mỡ dư thừa cũng sản xuất estrogen dư thừa. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ dày thêm của nội mạc tử cung.
Tăng sản nội mạc tử cung có thể khiến bạn có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung. Bởi vì các tế bào dư thừa có thể trở nên bất thường. Tình trạng này thường được điều trị bằng bổ sung proestin.
Ung thư nội mạc tử cung
Giống như các bệnh ung thư, ung thư NMTC là do sự phát triển của các tế bào bất thường của nội mạc tử cung. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) nói rằng khoảng 90 phần trăm phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh này có biểu hiện chảy máu âm đạo bất thường.
Các triệu chứng khác của ung thư nội mạc tử cung có thể bao gồm: Tiết dịch âm đạo nhiều, đau vùng chậu, nặng vùng chậu hoặc sụt cân không rõ nguyên do.
Ung thư nội mạc tử cung thường được điều trị bằng phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, cả cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng đều được cắt bỏ. Các hạch bạch huyết và các mô khác cũng có thể bị loại bỏ. Các mẫu bệnh phẩm này sau đó sẽ được đưa đi làm xét nghiệm để xem chúng có chứa ung thư hay không.
Điều trị bằng progestin là một lựa chọn cho những phụ nữ muốn sinh thêm con hoặc cho những phụ nữ không thể phẫu thuật vì các lý do khác
Theo ACS, khi bệnh được chẩn đoán sớm (ở giai đoạn 0), tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với ung thư NMTC được điều trị là 96%.
Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư phổ biến ở nữ giới độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, kết quả mang lại là vô cùng khả quan.
Chú ý đến độ dày nội mạc tử cung có thể giúp phụ nữ đang cố gắng mang thai hiểu cách tốt nhất để tối ưu hóa cơ hội thụ thai thành công.
Đặc biệt, ung thư nội mạc tử cung là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất có thể xảy ra nếu nội mạc tử cung quá dày. Tuy nhiên, ung thư nội mạc tử cung có tỷ lệ sống sót tốt nếu được chẩn đoán sớm.
Thay đổi độ dày nội mạc tử cung là phổ biến trong suốt cuộc đời của của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy chảy máu âm đạo bất thường, xuất tiết nhiều, đau vùng chậu hoặc những thay đổi bất thường về thời gian, số lượng máu mất ngày hành kinh. Bạn cần nên được khám phụ khoa và tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Từ khóa » Hình ảnh Lớp Niêm Mạc Tử Cung
-
Niêm Mạc Tử Cung Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Vinmec
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Có Thai? | Vinmec
-
Niêm Mạc Tử Cung Là Gì? Có ảnh Hưởng Gì Tới Quá Trình
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Là Báo Hiệu Gì? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Ảnh Hưởng Của độ Dày Niêm Mạc Tử Cung đến Khả Năng Sinh Sản
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Và Mỏng ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Việc ...
-
Độ Dày Niêm Mạc Tử Cung Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Hello Bacsi
-
Lạc Nội Mạc Tử Cung: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng ...
-
Tăng Sản Nội Mạc Tử Cung: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Lạc Nội Mạc Tử Cung - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Chức Năng, Vấn Đề Thường Gặp
-
Mối Liên Hệ Giữa Niêm Mạc Tử Cung Và Khả Năng Thụ Thai