Ảnh Hưởng Của Khí Thải Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón đến Môi Trường ...

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên việc chú trọng đầu tư, phát triển ngành công nghiệp phân bón là cần thiết. Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ phân bón hàng năm đạt gần 11 triệu tấn với hơn 90% là phân bón hữu cơ. Ước tính trong giai đoạn 2019 đến 2023, nhu cầu phân bón sẽ tăng ở mức 1.6%/1 năm. Với xu hướng đó, công nghiệp phân bón đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước nhưng song song với đó là những hệ lụy nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức và tuân thủ tốt các giải pháp xử lý khí thải.

Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nhưng nếu khí thải từ nhà máy sản xuất phân bón không được xử lý tốt sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Nhà máy sản xuất phân bón bị ngừng hoạt động do không xử lý khí thải đúng tiêu chuẩn

Nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông nằm tại thôn Đa Sỹ, Đồng Cao, Đồng Sâm xã Đông Vinh, Thanh Hóa. Đây là một công ty con thuộc Công ty CP Sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát. Vào năm 2016, cơ sở này đã bị tạm ngừng hoạt động do không xử lý khí thải triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.

Không chỉ có nhà máy Sao Nông, rất nhiều nhà máy sản xuất phân bón khác đã từng bị các cơ quan chức năng cảnh cáo, phạt tiền hoặc buộc ngừng sản xuất vì vi phạm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học QCVN 21:2009/BTNMT.

Trong quy chuẩn QCVN 21:2009/BTNMT đã nêu rõ nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học như sau:

STTThông sốNồng độ C (mg/Nm3)
AB
1Bụi tổng400200
2Lưu huỳnh dioxit (SO2)1500500
3Niot Oxit (NOx) (tính theo NO2)1000850
4Amoniac (NH3)7650
5Axit sunfuric (H2SO4)10050
6Tổng florua (F)90

50

Trong đó:

  • Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiêm trong khí thải công nghiệp phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoat động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
  • Cột B quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép với:

+ Các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học  bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 1 năm 2007

+ Tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón với thời gian áp dụng kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015

Ảnh hưởng của khí thải nhà máy phân bón đến môi trường và con người

Trong khí thải từ nhà máy sản xuất phân bón có chứa nhiều chất độc hại, bụi mịn. Việc tiếp xúc lâu ngày với các chất này sẽ dẫn đến hệ quả khôn lường. Cụ thể như sau:

Bụi mịn

Bụi mịn là những hạt có kích thước nhỏ như PM 1.0 và PM 2.5. Chúng tồn tại ở dạng lỏng hoặc rắn, trôi nổi trong không khí.

Bụi có kích thước càng nhỏ, càng mịn càng dễ đi sâu vào trong hệ hô hấp và ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA của con người, khiến các tế bào bị mất cân bằng oxy, sự chuyển hóa các chất hữu cơ cũng bị gián đoạn. Các hệ quả sau đó mà cá nhân phải gang chịu đó là bệnh ung thư, viên đường hô hấp, viêm phổi, …

Bụi mịn khi thâm nhập vào trong cơ thể sẽ gây hậu quả khôn lường cho hệ hô hấp

Khí lưu huỳnh dioxit (SO2)

Không chỉ xuất hiện trong khí thải nhà máy sản xuất phân bón, khí SO2 phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu. Không chỉ gây hại cho người, SO2 còn gây mưa axit, ăn mòn công trình, phá hoại cây cối.

Khi nồng độ SO2 đạt mức 5 ppm, con người bắt đầu cảm thấy các triệu chứng như khó thở, nóng rát ở mũi và cổ, … Chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm mắt, viêm phổi, …

Khí nito oxit (NOx)

Theo các nhà khoa học, khí NOx là nguyên nhân gây tử vong cho 38.000 người trên thế giới mỗi năm. Chúng không chỉ gây tổn thương tế bào phổi mà còn gây hen suyên, viêm cuống phổi và các bệnh về tim mạch. Một trong những chất khí nito oxit điển hình, thường gặp đó là NO2.

Đối với môi trường, NOx nói chung và NO2 nói riêng cũng để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khi chúng là một trong những tác nhân gây mưa axit, khiến tầm nhìn xa bị thu hẹp, gây ô nhiễm dinh dưỡng ở vùng nước ven biển.

Amoniac là chất khí thường gặp nhưng khi tiếp xúc ở nồng độ cao, con người có thể bị suy hô hấp, bỏng niêm mạc mũi

Khí ammoniac (NH3)

Amoniac là loại khi quen thuộc vào con người bởi chúng xuất hiện trong nước tiểu. Tuy nhiên, mức độ gây hại của NH3 không hề nhỏ. Khi hít phải nồng độ cao sẽ gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng bị sung, suy hô hấp. Thậm chí, khi nồng độ đạt 10.000ppm, NH3 có thể gây tử vong.

Khí axit sunfuric

Axit sunfuric có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp, được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải, sản xuất phân bón, chế biến quặng nhưng chỉ một hàm lượng nhỏ của chúng cũng có thể gây bỏng thậm chí là làm tổn thương giác mạc, tử vong.

Florua

Ion florua thường xuất hiện trong các dung dịch sức miệng nhưng chúng chỉ an toàn khi ở nồng độ thấp, việc tiếp xúc liên tục với lượng florua cao là rất nguy hiểm. Ước tính, một người trưởng thành khi tiếp xúc từ 5 đến 10 g florua có thể dẫn đến ngộ độc. Ở mức độ nhẹ hơn, chúng gây khó chịu, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Máy lọc tĩnh điện được ứng dụng trong xử lý khí thải nhà máy sản xuất phân bón

Rõ ràng, xử lý khí thải là việc làm vô cùng quan trọng mà không chỉ các nhà máy sản xuất phân bón hóa học cần tuân thủ mà chúng cần được thực hiện ở diện rộng. Điều quan trọng không phải là việc thực thi pháp luật mà đó là sự tự giác, xuất phát từ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường cũng như quốc gia. Bên cạnh những công ty “lách luật”, xả thải trái phép ra môi trường, vẫn có nhiều cơ sở sản xuất xử lý khí thải một cách nghiêm túc bằng việc ứng dụng các công nghệ xử lý khí thải hiện đại. Cần có thêm những “người tự giác” để môi trường Việt Nam được trong sạch hơn, người dân bớt phải lao đao trước thực cảnh ô nhiễm nặng nề.

Từ khóa » Khí Thải Từ Nhà Máy Sản Xuất Sơn