Xử Lý Khí Thải Phòng Sơn [Giải Pháp Hiệu Quả 2022]

Sơn là một vật liệu phủ bên ngoài bề mặt sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động từ môi trường ngoài và đáp ứng tính thẩm mĩ. Sơn là sản phẩm không thể thiếu cho các ngành gia công cơ khí, thiết bị

Tuy nhiên, sơn cũng là một chất được tổng hợp từ các loại hóa chất độc hại, nếu không được xử lý sẽ dẫn đến gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí và sức khỏe con người.

Chính vì vậy, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động cũng như môi trường việc đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý khí thải phòng sơn là điều rất quan trọng.

  1. Bụi sơn có đặc tính gì
    1. Sơn
    2. Bụi sơn
  2. Công nghệ xử lý khí thải phòng sơn
  3. Cấu tạo của tháp xử lý khí thải phòng sơn
  4. Thuyết minh công nghệ xử lý khí thải phòng sơn
    1. Xử lý bụi sơn
    2. Xử lý các thành phần còn lại trong khí thải phòng sơn
    3. Quy trình xử lý khí tại tháp hấp thụ
    4. Ưu điểm của công nghệ xử lý khí thải phòng sơn

Bụi sơn có đặc tính gì

Sơn

Sơn là một sản phẩm có tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Không có ngành nào là không sử dụng sản phẩm từ sơn như: tàu biển, công trình biển, công trình công nghiệp nặng, giao thông, cầu thép, sơn bột tĩnh điện, trang trí, xây dựng, dân dụng..

Sơn là loại vật liệu dùng để bảo vệ và trang trí bề mặt, sau khi khô tạo một lớp màng rắn, liên kết bám dính tốt trên bề mặt được sơn.

Sơn có thành phần chính bao gồm chất tạo màng, nhiệm vụ của chất này là tạo sự kết dính, liên kết các thành phần trong sơn, khi quét hoặc phun lên bề mặt vật liệu sẽ tạo độ rắn và giúp sơn có độ phủ.

Thành phần tiếp theo là chất bay hơi, có thể có nhiều chất bay hơi khác nhau như nước, dung môi hữu cơ, dung môi hòa tan…

Bụi sơn

Bụi sơn là loại bụi hóa học tổng hợp, rất độc hại đối với cơ thể. Trong bụi sơn có nhiều thành phần độc hại như:

  • Chì có chức năng chống gỉ, làm cho màu sắc tươi hơn (nhất là các màu đỏ, cam, vàng và trắng) và đẩy nhanh quá trình làm khô mặt sơn.
  • Thủy ngân thì có tác dụng bảo quản, chống vi khuẩn và rêu mốc.
  • Dung môi hữu cơ và một phần dung môi được thải ra môi trường dưới dạng khí và lỏng.
  • Bên cạnh đó, việc sử dụng bột màu có chứa các oxit kim loại trong đó có các kim loại nặng độc hại cũng sinh ra, phát thải ra môi trường dưới dạng bụi.

Quá trình sản xuất sơn tiêu thụ nhiều dung môi hữu cơ và một phần dung môi được thải ra môi trường dưới dạng khí và lỏng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng bột màu chứa các oxit kim loại trong đó có các kim loại nặng độc hại cũng sinh ra, phát thải ra môi trường dưới dạng bụi.

Chính vì vậy cần có hệ thống xử lý bụi giúp làm sạch môi trường làm việc tạo bầu không khí trong lành cho người lao động, qua đó cải thiện đáng kể tinh thần làm việc cũng như giảm nguy mắc các loại bệnh do hít phải bụi công nghiệp cho người lao động.

Do đó các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý bụi sơn để đảm bảo sức khỏe người lao động và sức khỏe của người dân xung quanh. Giảm nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép.

Công nghệ xử lý khí thải phòng sơn

Công việc quan trọng nhất trong việc xử lý khí thải phun sơn là công đoạn thu gom khí thải, thông thường có 2 dạng phun sơn cơ bản:

  •  Phun sơn tại các buồng phun sơn ướt: Tại đây có bố trí vị trí phun sơn cố định có sẵn lớp màng nước nhằm giữ lại sơ bộ các thành phần bụi sơn, khí thải sau khi đi qua màng nước đã được thu gom bằng quạt hút.
  •  Phun sơn tại các buồng phun sơn khô, tại các vị trí trong nhà xưởng. Đối với hình thức phun sơn này việc bố trí các chụp hút, lựa chọn công suất quạt, bố trí hệ thống đường ống thu khí là công việc quan trọng nhất. Nếu không thiết kế hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường, quá trình hoạt động sản xuất tại vị trí phun sơn.

Dựa vào các đặc tính của sơn dưới đây sẽ đưa ra quy trình công nghệ xử lý khí thải phòng sơn.

quy trình công nghệ xử lý khí thải phòng sơn

Hình ảnh quy trình công nghệ xử lý khí thải phòng sơn

Cấu tạo của tháp xử lý khí thải phòng sơn

tháp xử lý khí thải Hình ảnh tháp xử lý khí thải phòng sơn

Thuyết minh công nghệ xử lý khí thải phòng sơn

Để xử lý triệt để khí thải phòng sơn cần tiến hành xử lý bụi sơn và các chất còn lại trong khí thải phòng sơn sau khi loại bụi sơn.

Xử lý bụi sơn

Khí thải bụi sơn từ các phòng sơn sẽ được thu gom và đưa về hệ thống lọc thô. Hệ thống lọc thô sử dụng phương pháp xử lý bằng vật liệu khô – rắn, nhằm giữ lại hơi dung môi, sơn có tỉ trọng và kích thước lớn. Vật liệu lọc sẽ được thay thế định kỳ.

Khí thải sau hệ thống xử lý lọc thô sẽ được quạt hút đẩy khí qua tháp xử lý chính. Quạt hút khí nhằm mục đích đưa khí qua tháp xử lý, giúp cho khí thải có độ thoát theo thiết kế, tránh trường hợp “ngẽn khí, om khí”. Khí thải và bụi phát sinh từ quá trình phun, sơn sản phẩm được hệ thống quạt hút thu gom lại và theo đường ống dẫn khí vào tháp xử lý.

Xử lý các thành phần còn lại trong khí thải phòng sơn

Sau khi được loại bỏ bụi, khí thải sẽ được hệ thống quạt hút chuyển sang tháp xử lý để xử lý các thành phần ô nhiễm còn lại trong khí thải phòng sơn. Tại tháp xử lý xảy ra các quá trình sau:

  •  Quá trình rửa rỗng bằng lớp lớp mù trong tháp.
  •  Quá trình hấp thụ diễn ra trên bề mặt lớp vật liệu đệm .
  •  Quá trình tách mù: tách nước ra khỏi dòng khí thải.

Quy trình xử lý khí tại tháp hấp thụ

Khí thải thoát ra được đi từ dưới lên qua 02 lớp vật liệu đệm được bố trí trong tháp. Dung dịch hấp thụ được bơm cấp vào trong tháp qua hệ thống các pép phun bố trí đều trong tháp.

Dung dịch hấp thụ sau khi đi qua pép phun sẽ tạo thành lớp sương mù trong toàn bộ không gian của tháp. Quá trình hấp thụ sẽ diễn ra tại lớp vật liệu đệm, hiệu quả hấp thụ được quyết định bởi lượng nước và chiều dày lớp vật liệu đệm trong tháp.

Dung dịch NaOH được bơm liên tục từ đỉnh tháp xuống các lớp vật liệu đệm tiếp xúc, khí thải được dẫn từ dưới lên quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha nước giúp quá trình hấp thụ được diễn ra dễ dàng.

Sau khi hấp thụ, dung dịch NaOH sẽ được tuần hoàn và tái sử dụng lại. Trước khi đi ra khỏi tháp, dòng khí được tách mù nhờ lớp tách mù được bố trí trên đỉnh tháp.

Sau khi đi qua tháp hấp thụ dòng khí tiếp tục được đưa qua tháp hấp phụ. Tại đây, dòng khí được hấp phụ bằng than hoạt tính nhằm xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm còn lại trong khí thải. dung dịch NaOH, các loại khí độc hại sinh ra từ quá trình phun sơn sẽ được hấp thụ lại.

Sau khi ra khỏi thiết bị xử lý khí, dòng khí đưa vào ống khói thải cao để tiếp tục phân tán vào khí quyển và đạt quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT. Hiệu quả xử lý có thể đạt 99.5% xử lý được các chất độc 88% như phenol, H2S,…

Ưu điểm của công nghệ xử lý khí thải phòng sơn

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì hệ thống.
  • Hệ thống đảm bảo hoạt động tự động, liên tục.
  • Vận hành đơn giản, hiệu quả.
  • Phù hợp với mặt bằng thi công.

Như vậy để góp phần xử lý triệt để khí thải phòng sơn, bài viết đã cung cấp thông tin và đưa ra hệ thống xử lý khí thải phòng sơn. Là một nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, tùy theo quy mô sản xuất và kinh phí mà lựa chọn một hệ thống xử lý khí thải phù hợp, đảm bảo nguồn phát thải thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0972221608 hoặc trang web https://xulymoitruong360.com/. HASY ENVIRONMENT sẵn sàng tư vấn và được giải đáp.

Từ khóa » Khí Thải Từ Nhà Máy Sản Xuất Sơn