Ảnh Hưởng Của Việc Thức đêm Học Bài: Lợi Bất Cập Hại
Có thể bạn quan tâm
Thức thâu đêm khiến não bộ kém sáng suốt…
Nhiều học sinh/sinh viên cho rằng học thâu đêm là một biện pháp hữu hiệu để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ được đăng trên Tạp chí Live Science đã chứng minh rằng, những người thiếu ngủ thường xuyên có các biểu hiện nhớ sai và nhầm lẫn nhiều hơn bình thường.
Nhiều học sinh dành cả đêm để học và không quan tâm đến vấn đề khác.
Kết quả phân tích cho thấy, những người thiếu ngủ thường có biểu hiện như nhầm lẫn thực tế với tưởng tượng... Hiện tượng tâm lý này thường xuất hiện khi não bộ của người tiếp nhận sự kiện từng xảy ra trong quá khứ theo một hướng khác, đồng thời đưa ra hình ảnh hoặc thông tin về những điều chưa xảy ra.
Khảo sát 120 sinh viên của Trường đại học St.Lawrence (Mỹ) cho thấy, những sinh viên học cả đêm lại có điểm trung bình thấp hơn những người không thường xuyên thức để học suốt đêm. Mặc dù điểm trung bình của nhóm không thức khuya là 3,2 so với 2,95 của sinh viên học thâu đêm suốt sáng không phải là sự khác biệt lớn, nhưng PGS. Thatcher - người nghiên cứu chính cho rằng: Không ai có thể suy nghĩ sáng suốt và mạch lạc lúc 4 giờ sáng và những người thiếu ngủ thường có điểm số thấp hơn người được ngủ đủ.
Thời gian ngủ ngắn chắc chắn ảnh hưởng đến khả năng tập trung và do vậy ảnh hưởng đến thành tích trong các kỳ thi. Và suy giảm trí nhớ là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác.
Ngủ ít ảnh hưởng đến khả năng tập trung của sĩ tử làm giảm thành tích trong kỳ thi.
Thông thường một ngày cần 8 giờ nghỉ ngơi giúp khôi phục hoạt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Vì vậy, cho dù các bạn học sinh có căng thẳng bài vở đến đâu thì cũng cần thu xếp thời gian thích hợp để làm việc dưới ánh đèn vào buổi tối không nên quá 2 giờ.
… Và sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Khi bạn thức một đêm, ngày hôm sau bạn đã thấy ngay tác hại của nó như: mất tập trung, uể oải, ngủ gật... Nhưng, nếu việc thức đêm học bài trong một thời gian dài liên tục, thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe còn nguy hiểm hơn nhiều.
Việc thức thâu đêm khiến sức khỏe của nhiều học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc thức khuya kéo dài sẽ khiến nhịp sinh học của cơ thể mất cân bằng. Chia sẻ thêm về tác hại của việc thức khuya PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc - Trung tâm Đột quỵ não bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết: Ngoài tác động đến hệ thần kinh việc thức khuya kéo dài còn ảnh hưởng đến một số bệnh khác như: các bệnh về Mắt như khô mắt nhức mỏi mắt đau mắt loạn thị cũng ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập
Thức khuya cũng khiến da bị xấu, nổi mụn... khiến các em mất tự tin. Khi thức khuya, cũng khiến các em dễ bị rối loạn nhịp sinh học ngày đêm, đặc biệt ở những em dùng các chất kích thích như cà phê, trà đặc kéo dài dễ sinh ra trạng thái suy nhược thần kinh sau đó như ù tai chóng mặt hay nóng nảy, khó tập trung, cơ thể mệt mỏi hay bị chuột rút các rối loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực...
Thời gian ngủ ít hơn thì nguy cơ bị bệnh tim cao hơn so với những người bảo đảm thời gian ngủ. Thậm chí thức khuya trong thời gian dài dẫn đến cơ thể bị stress liên tục, dễ dẫn đến nguy cơ của các chứng bệnh như tiểu đường tim mạch huyết áp
Nhiều bạn trẻ có thói quen thức khuya học bài vì nghĩ rằng buổi đêm yên tĩnh, dễ tập trung tiếp thu kiến thức mới và nhớ lâu.
Ngoài ra mất ngủ còn khiến suy giảm hệ miễn dịch Trên thực tế cho thấy, rất nhiều sinh viên, học sinh thường phát ốm sau nhiều đêm thức khuya để ôn thi thiếu ngủ luôn đi kèm với suy giảm miễn dịch và làm giảm các tế bào bảo vệ trong cơ thể, đối phó với vi khuẩn gây bệnh.
Một nghiên cứu của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy, những ai chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm trong một tuần liền thì số kháng thể chống lại bệnh cúm giảm đi một nửa. Vì vậy, dù việc học tập có gấp gáp tới đâu, các em học sinh cũng nên tạm thời gác qua một bên và cố gắng dành thời gian ngủ đủ 8 giờ/ngày và không nên đi ngủ quá muộn.
Như vậy, việc thức thâu đêm để học ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và công việc của con người, đặc biệt là sinh viên. Nếu không có một sức khỏe tốt, một đôi mắt tốt và tinh thần làm việc sảng khoái, minh mẫn thì bạn không thể hoàn thành công việc hoặc hoàn thành việc học của bạn thật tốt.
Do đó, dù thời gian đã gấp gáp cho kỳ thi sắp tới, thì các sĩ tử cùng gia đình hãy biết cách sắp xếp và cân đối thời gian giữa việc học và việc nghỉ ngơi thư giãn. Điều này không những có lợi cho sức khỏe thể chất mà còn giúp cho các sĩ tử có một tinh thần thoải mái bước vào kỳ thi và đạt được kết quả tốt nhất.
Từ khóa » Tác Hại Của Thức Khuya Học Bài
-
Nên Thức Khuya Hay Dậy Sớm Học Bài? - Nhà Thuốc Long Châu
-
THỨC KHUYA HỌC BÀI CÓ PHẢI CÁCH TỐT ĐỂ ÔN THI
-
Thức Khuya Học Bài - Thói Quen Xấu Muôn Thuở Của Học Sinh
-
Tác Hại Của Thức Khuya | Vinmec
-
Những Tác Hại Khi Thức Khuya
-
Thức Khuya ôn Thi đạt Hiệu Quả Thấp, ảnh Hưởng Lớn Tới Sức Khoẻ
-
HỠI CÁC CÚ ĐÊM, BẠN ĐÃ BIẾT 10 TÁC HẠI CỦA VIỆC THỨC ...
-
Tác Hại Của Thức Khuya Không Thể Ngờ đến - Central Pharmacy
-
Có Nên Thức Khuya Học Bài Không? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
TÁC HẠI CỦA VIỆC THỨC KHUYA - Trường THPT Tiên Lữ
-
Tác Hại Của Việc Thức Khuya Học Bài #shortsvideo #short ... - YouTube
-
Nên Thức Khuya Hay Dậy Sớm Học Bài? - Cảm Hứng Sống
-
Thức Khuya Có Hại Gì? 11 Tác Hại Nguy Hiểm Của Việc Thức Khuya | OTiV
-
Thức Thâu đêm để Học: Lợi Bất Cập Hại