Ảnh Tự Chụp – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Ảnh tự chụp hay là tự chụp ảnh chân dung, trong ngôn ngữ thông tục còn gọi là "ảnh tự sướng", "chụp ảnh tự sướng" hoặc đơn giản là "tự sướng" (selfie) là một từ vựng dùng để mô tả về một bức ảnh kỹ thuật số tự chụp, thường được thực hiện bằng máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh hoặc webcam của các thiết bị điện tử di động, có thể cầm trên tay hoặc được hỗ trợ bởi gậy hỗ trợ tự chụp ảnh, sau đó thường được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, thông qua các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Twitter, Snapchat và Instagram.
Từ này xuất phát nguyên thủy ở tiếng Anh với tên gọi là Selfie mà có nguồn gốc sâu xa từ diễn đàn mạng ở Úc vào năm 2002 xuất phát từ một bức ảnh của người đàn ông đang say xỉn.[1] Từ selfie được tạo thành bởi từ "self" (bản thân) và hậu tố "ie". Tiếng Anh - Úc thường hay thêm hậu tố "ie" vào các từ tiếng Anh - Anh hoặc Anh - Mỹ và người ta tin rằng chính người Úc đã sản sinh ra từ Selfie.
Tuy không phải là một từ mới nhưng phải tới năm 2013 này, người ta mới biết tới từ này một cách rộng rãi. Trong năm 2013, từ này xuất hiện liên tục trên mạng Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, trở thành một từ thông dụng và thời thượng.[2]
Lịch sử và từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ lâu trong lịch sử đã xuất hiện việc vẽ tranh chân dung, tranh bán thân để mô tả về hình ảnh của mình và chỉ những nhân vật hoàng gia, vương giả, quyền quý mới có đủ tiền để thuê họa sĩ về thực hiện những bức tranh theo kiểu tranh chân dung. Tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta chỉ cần sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, hiện đại có chức năng quay phim chụp hình thì người ta có thể tự tạo ra vô số ảnh tự chụp. Từ một khái niệm ban đầu chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hội họa, giờ đây, chụp ảnh chân dung đã trở thành một thú vui phổ biến trong cuộc sống đời thường.
Mặc dù việc tự chụp ảnh chân dung đã có khoảng từ năm 1839, khi Robert Cornelius chụp một bức ảnh của mình bên ngoài cửa hàng của gia đình ông ở Philadelphia.[3] Việc tự chụp ảnh cũng phổ biến trong những năm 1970, khi máy ảnh Polaroid (Máy chụp ảnh tự rửa ảnh tức thời) phát triển mạnh và giải phóng các nhiếp ảnh gia nghiệp dư không còn bị lệ thuộc vào các phòng tối rửa ảnh.[3] Nhưng cho đến sự ra đời của kỹ thuật số, kết quả của việc chụp ảnh là hình ảnh mới trở nên thật sự có ngay tức thời, và cho đến khi các máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn được phát minh, selfie đã bùng nổ phổ biến và trở thành hiện tượng toàn cầu.[3]
Ở Phương Tây, thuật ngữ selfie được ghi nhận xuất hiện lần đầu vào tháng 9 năm 2002 trên một diễn đàn mạng ở Úc khi một người đàn ông sau khi say rượu đã bị trượt cầu thang và rách môi. Người đàn ông này đã tự chụp hình ảnh của chính mình sau vụ tai nạn, đăng lên diễn đàn và gọi đó là một selfie. Chính mạng xã hội đã giúp cho "selfie" trở thành từ vựng phổ biến. Việc chụp ảnh tự chụp đăng lên trang cá nhân đã trở thành nhu cầu rất thiết yếu của nhiều người và nó phản ánh chính xác một thị hiếu, một xu hướng mới trong đời sống xã hội hiện đại.[4][5]
Năm 2004, Nhà xuất bản Oxford University Press của Anh đã thành lập một danh hiệu "Từ khóa của năm" (Word of the Year) Từ khóa tiếng Anh này không nhất thiết phải được tạo ra trong vòng một năm nhưng nó nhất định phải là từ khóa nổi bật nhất, đáng chú ý nhất trong năm đó. Và theo thống kê của chính nhà xuất bản này thì từ "selfie" đã được sử dụng trong năm 2013 nhiều hơn tới 17.000% so với năm 2012. Theo một thống kê, từ "selfie" được sử dụng trung bình khoảng 150 triệu lần trong vòng một tháng. Trước đây, chưa có từ khóa nào có thể trở thành một "hiện tượng từ vựng" phổ biến rộng rãi như từ này trong năm 2013.[6] Từ khóa này đã lập nên kỷ lục về tần suất sử dụng trong cộng đồng những người sử dụng tiếng Anh và vì vậy nó đã được ban biên tập Oxford English Dictionary bình chọn là từ khóa của năm 2013.[1]
Một biến thể từ "selfie" là "wefie", có nghĩa là chụp hình nhóm, nhiều người trong khi selfie thường chỉ có nghĩa là tự chụp một mình, từ ngữ này ban đầu được đăng ký thương hiệu của Samsung tại Hoa Kỳ để giới thiệu loạt máy ảnh NX có góc rộng của hãng.[7][8][9]
Ảnh hưởng xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Tiến sĩ Mariann Hardey, một giảng viên tại Đại học Durham cho biết: "Ảnh tự chụp đang cách mạng hóa cách chúng ta thu thập thông tin tự thuật về bản thân và bạn bè".[3] Bà cũng nói: "Việc này cũng giống như luôn luôn làm mới lại chính mình. Đó là một phần mở rộng của quá trình xây dựng và hoàn thiện tự nhiên của bản thân. Đó là về trình bày bản thân một cách tốt nhất... là một khía cạnh của hoạt động tìm hiểu về chính bản thân mình...".[3] Nhiều người cho là việc tự chụp ảnh và lưu giữ kỷ niệm cũng như những thay đổi của bản thân như là "một nhật ký trực quan" để có thể nhìn lại và xem lại mình tại một thời điểm cụ thể, là một bài tập trong việc ghi lại những kỷ niệm riêng và biểu đồ quá trình cuộc sống của chúng ta, là khám phá bản sắc của bản thân ở dạng kỹ thuật số.[3] Một trong những tác dụng phụ có thể là vì con người quan tâm hơn bao giờ hết về cách mình thể hiện, cũng như về trào lưu xã hội, và như một hệ quả, sự nhìn nhận của xã hội chỉ đến khi thế giới bên ngoài chấp nhận cách chúng ta nhìn.[3]
Nhưng selfie cũng đem lại nhiều phiền phức và hệ lụy không mong muốn (như khi những hình ảnh riêng tư bị phát tán nhanh chóng trên mạng), đôi khi không được những người chung quanh tán đồng. Đã có những tai nạn làm người bị thương nặng và tử vong đã xảy ra trong quá trình, hoặc liên quan trực tiếp đến việc selfie.[10][11] Báo The Telegraph đã viết rằng, trong năm 2015, nhiều người đã chết khi selfies hơn là bởi các cuộc tấn công của cá mập.[12]
Một số quốc gia, trong đó có Ấn Độ đã cấm hàng loạt ứng dụng selfie vì lo ngại về an ninh và lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật.[13] Từ năm 2020, Ấn Độ đã cấm 267 ứng dụng và năm 2020 cấm tiếp 54 ứng dụng.[13]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tự chụp ảnh với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC Việt Nam 2017.
- Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak chụp hình theo yêu cầu của nữ cầu thủ Ji So-yun
- Nhà khoa học và điều khiển chương trình truyền hình Bill Nye tự chụp hình với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và nhà vật lý học Neil deGrasse Tyson, năm 2014
- Nữ DJ Christina Novelli tự chụp hình trong một buổi trình diễn
- Phi hành gia Mỹ Chris Cassidy tự chụp hình vũ trụ
- Phi hành gia và kỹ sư người Nhật Hoshide Akihiko tự chụp ảnh khi làm việc ngoài không gian lơ lửng trong chuyến bay lên trạm vũ trụ quốc tế vào tháng 9 năm 2012.
- Leonardo DiCaprio tại Liên hoan phim Berlin 2010
- Ảnh tự chụp của khỉ
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Chụp ảnh
- Gậy hỗ trợ tự chụp ảnh
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b The Oxford Dictionaries Word of the Year 2013 is… Lưu trữ 2013-12-01 tại Wayback Machine OxfordWords blog
- ^ “Selfie named word of the year for 2013”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
- ^ a b c d e f g Elizabeth Day (ngày 14 tháng 7 năm 2013). “How selfies became a global phenomenon”. The Guardian.
- ^ Bim Adewunmi: The rise and rise of the “selfie”, The Guardian, 2. April 2013. Letzter Zugriff: 11. Dezember 2013
- ^ Jillian McHugh: “Selfies” just as much for the insecure as show-offs. WA Today, 3. April 2013. Letzter Zugriff: 11. Dezember 2013
- ^ Charissa Coulthard: Self-portraits and social media: The rise of the “selfie”. BBC News online. Juni 7, 2013.
- ^ “Wefie - Trademark Details”. Justia Trademarks. Justia. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Wefie”. LegalForce. Trademarkia, Inc. ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
- ^ Rohan Swamy (ngày 9 tháng 3 năm 2014). “Samsung NX mini 'wefie' focused mirrorless camera announced”. NDTV. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- ^ Mendoza, Jessica (ngày 26 tháng 7 năm 2015). “Enough with the bison selfies at Yellowstone, says National Park Service”. Christian Science Monitor. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2015.
- ^ Kauffman, Gretel (ngày 7 tháng 7 năm 2015). “How to prevent death-by-selfie: a guide from Russian government”. Christian Science Monitor. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2015.
- ^ Horton, Helena (ngày 22 tháng 9 năm 2015). “More people have died by taking selfies this year than by shark attacks”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2015.
- ^ a b Ấn Độ cấm loạt ứng dụng selfie Trung Quốc, VnExpress, 14/2/2022
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- "Oxford Dictionaries Word of the Year 2013 is...". OxfordWords blog. Oxford Dictionaries. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
- Jim Krause, Photo Idea Index, 2005. page 148.
- Horatia Harrod (ngày 22 tháng 3 năm 2009), The world's photo Album, Sunday Telegraph, p. 18, retrieved ngày 20 tháng 11 năm 2013
- Kate Losse. The Return of the Selfie. The New Yorker. 2013-06-05
- Adewunmi, Bim (2013-04-02). "The rise and rise of the 'selfie'". The Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
- McHugh, Jillian (2013-04-03). "'Selfies' just as much for the insecure as show-offs". Bunbury Mail. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
- Steinmetz, Katy (ngày 4 tháng 12 năm 2012). Top 10 Buzzwords - 9 Selfie, Time
- Melanie Hall, "Family albums fade as the young put only themselves in picture" Telegraph, 2013-06-13.
- Coulthard, Charissa (ngày 7 tháng 6 năm 2013). "Self-portraits and social media: The rise of the 'selfie'". BBC News online. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
- "The Oxford Dictionaries Word of the Year 2013 is… | OxfordWords blog". Blog.oxforddictionaries.com. 2013-11-18. Truy cập 2013-11-29.
- Houghton, David and Joinson, Adam and Caldwell, Nigel and Marder, Ben (2013) Tagger's delight? Disclosure and liking in Facebook: the effects of sharing photographs amongst multiple known social circles. Discussion Paper. University of Birmingham, Birmingham.
- Sharing photographs on Facebook could damage relationships, new research shows. News & events, Heriot-Watt University Edinburgh. 2013-08-09.
- Hills, Rachel (2013-03-29). "Ugly Is the New Pretty: How Unattractive Selfies Took Over the Internet". New York Magazine. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
- Murphy, Meghan (2013-04-03). "Putting selfies under a feminist lens". Georgia Straight. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
- Hartzog, Woodrow (ngày 10 tháng 5 năm 2013). "How to Fight Revenge Porn". The Atlantic.
- Bruno, N; Bertamini, M. (2013). "Self-Portraits: Smartphones Reveal a Side Bias in Non-Artists". PLOS ONE 8(2).doi:10.1371/journal.pone.0055141.
- McManus, C., C.; Humphrey, N. (1973). "Turning the left cheek". Nature 243: 271–272. doi:10.1038/243271a0.
- Bruno, N; Gabriele, V. Tasso, T. & Bertamini, M. (2013). "Selfies reveal systematic deviations from known principles of photographic composition". Art & Perception.
- Colburn, June (2013-04-01). "Innovative mirror art gallery from Gallatin alum to be displayed". Washington Square News. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Lý do không nên chụp ảnh 'tự sướng' quá nhiều, VnExpress, 25/12/2014
- Số người tử vong khi chụp selfie trên thế giới đang tăng, BBC, 18/11/2016
| |
---|---|
Thuật ngữ |
|
Thể loại |
|
Kỹ thuật chụp ảnh |
|
Thành phần |
|
Dụng cụ chụp ảnh |
|
Lịch sử |
|
Kỹ thuật số |
|
Nhiếp ảnh màu |
|
Xử lý nhiếp ảnh |
|
|
| |
---|---|
Đặc điểm |
|
Hiện tượng văn hóa |
|
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
Từ khóa » Chụp ảnh Tự Sướng Tiếng Anh La Gì
-
'Tự Sướng' (selfie) Vào Từ điển Oxford - Báo Thanh Niên
-
CHỤP ẢNH TỰ SƯỚNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
ẢNH TỰ SƯỚNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
ảnh Tự Sướng Trong Tiếng Anh, Dịch, Tiếng Việt - Glosbe
-
Tự Sướng Trong Tiếng Anh, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
Chụp ảnh Tự Sướng Tiếng Anh Là Gì
-
' Tự Sướng Tiếng Anh Nghĩa Là Gì ? Ý Nghĩa Của Từ Tự Sướng
-
Selfie Là Gì? - Trung Tâm Ngoại Ngữ SaiGon Vina
-
Chụp Hình Tự Sướng Tiếng Anh Là Gì - * - Ảnh - Haiermobile
-
Gậy Tự Sướng Tiếng Anh Là Gì, Gậy Tự Sướng Trong Tiếng Tiếng ...
-
Tự Sướng Tiếng Anh Nghĩa Là Gì
-
Chụp Ảnh Tự Sướng Tiếng Anh Là Gì, Ảnh Tự Chụp
-
Tự Sướng Là Gì ở Nam, Nữ? Có Khác Với Selfie Và Wefie? - Thủ Thuật
-
Chụp Hình Tự Sướng Tiếng Anh Là Gì