ANV– Lợi Thế Từ Mô Hình Khép Kín Và Tự Chủ Nguồn Nguyên Liệu Sản ...

ANV

HOSE

Công ty Cổ phần Nam Việt

https://navicorp.com.vn/

22/07/2022

Các chỉ số tài chính

Giá hiện tại (đồng)

45,050

Khối lượng GD trung bình 1 tháng (CP)

1,514,491

Cao nhất 6 tháng

65,000

Thấp nhất 6 tháng

27,000

EPS

2,129

ROE

9.04%

ROA

4.52%

% Cổ tức

0%

Vốn hóa thị trường(Tỷ đồng)

5,810

Vốn chủ sở hữu (Tỷ đồng)

2,429

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, xuất khẩu thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản. ANV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2006. Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 100 quốc gia trên thế giới như Nga, EU, Trung quốc, Úc. ANV hiện đang sở hữu vận hành 04 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất 1.050 tấn nguyên vật liệu/ngày. Công ty đã hoàn thành việc xây dựng chuỗi sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng thủy sản tới chế biến với 08 dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất lên đến 800 tấn/ngày và 250 ha vùng nuôi cá nguyên liệu. ANV chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH

- Nuôi trồng thủy sản - Sản xuất chế biến thức ăn thủy sản - Sản xuất bao bì - Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản - Sản xuất dầu, mỡ động vật, thực vật - Sản xuất phân bón hữu cơ - Sản xuất điện năng lượng mặt trời - Sản xuất collagen và gelatin - Sản cuất phân bón hữu cơ - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

TÌNH HÌNH TÀI SẢN

Tại thời điểm 31/03/2022, quy mô tổng tài sản của ANV ghi nhận gần 5.099 tỷ đồng, tăng hơn 211 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh gần 60%, lên 608 tỷ đồng. Trong đó, phải thu các khách hàng nước ngoài tăng 45% (với 417 tỷ đồng), phải thu khách hàng trong nước tăng 39% (61 tỷ đồng) và khoản trả trước cho người bán là các nhà cung cấp trong nước gấp gần 4 lần (13 tỷ đồng). Tại thời điểm này, giá trị hàng tồn kho giảm nhẹ 4,6% so với đầu năm, xuống còn hơn 1,698 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm gần 108 tỷ đồng xuống còn 972 tỷ đồng. Về tài sản dài hạn, nổi bật có khoản Xây dựng cơ bản dài hạn ghi nhận 811 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,2% so với hồi đầu năm, chủ yếu đến từ Tiền mua đất từ Dự án khu nuôi trồng thủy sản Bình Phú (567 tỷ đồng) và Dự án nuôi trồng thủy sản khác (192 tỷ đồng).

TÌNH HÌNH VAY NỢ

Tại thời điểm kết thúc Quý 1/2022, Tổng Nợ phải trả của Navico ghi nhận 2.556 tỷ đồng với đa số là Nợ ngắn hạn chiếm 92,6%. Trong đó, vay nợ ngân hàng ngắn và dài hạn của ANV lên tới 2.063 tỷ đồng, các khoản vay này chủ yếu để bổ sung vốn lưu động, bù đắp cho các chi phí đầu tư. Kết quả là, Tỷ lệ Nợ vay ngân hàng/Tổng tài sản đang chiếm khoảng 40,5%. Trong năm nay, công ty sẽ cần thanh toán đến 1.879 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng.

KHẢ NĂNG SINH LỜI

Quý 2/2022, ANV đạt doanh thu thuần gần 1,300 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lãi ròng gần 241 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ. Đây cũng là quý có lãi ròng cao thứ hai của doanh nghiệp thủy sản này kể từ khi niêm yết, chỉ sau quý 4/2018. Theo giải trình từ phía công ty doanh thu tăng cao là do sản lượng tăng, giá bán tăng dẫn đến biên lợi nhuận gộp lên tới 35% (cùng kỳ năm 2021 chỉ 13%). Mặc dù trong Quý 2/2022, chi phí bán hàng tăng (chủ yếu là chi phí cước tàu, chi phí vận chuyển) và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt 508%, lên 41 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Navico ghi nhận doanh thu thuần 2,513 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ. Trong đó, chủ yếu là sự tăng trưởng từ các mảng liên quan tới cá tra. Lợi nhuận sau thuế đạt 447 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Với kết quả này, ANV đã đạt 51% kế hoạch lợi nhuận của năm 2022. Tại ĐHĐCĐ năm 2022, Nam Việt đặt kế hoạch doanh thu 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 49% và 562% so với kết quả thực hiện năm 2021. Doanh thu và lợi nhuận này lần lượt tăng 6% và 39% so với kế hoạch trước đó. ANV đã hoàn thành chuỗi giá trị khép kín từ con giống, sản xuất thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản đến chế biến xuất khẩu và vẫn đang tiếp tục phát triển chuyên sâu, áp dụng công nghệ cao vào các chuỗi: Hiện nay, công ty đảm bảo tự chủ 100% thức ăn cho việc nuôi trồng, 100% cá nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, trong đó: - 10 lines nhà máy thức ăn với công suất hơn 1.000 tấn thành phẩm/ngày - 17 vùng nuôi cá CTCP Nam Việt với tổng diện tích mặt nươc đạt 250ha - Gần 600ha vùng nuôi Công ty TNHH MTV NTTS Nam Việt – Bình Phú đã xây dựng hoàn thành được 224 ao cá thịt, 76 ao cá giống - 4 nhà máy chế biến với tổng công suất thiết kế 1.050 tấn cá/ngày: gồm Nhà máy Ấn Độ Dương 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, Nhà máy Nam Việt 150 tấn cá nguyên liệu/ngày, Nhà máy Đại Tây Dương 300 tấn cá nguyên liệu/ngày Việc tự chủ nguồn nguyên liệu bằng việc đầu tư vào các vùng nuôi giúp Navico kiểm soát tốt được chi phí nguyên liệu cũng như chất lượng đầu vào của sản phẩm: Giá cá tra xuất khẩu trung bình sang thị trường Mỹ cao nhất và tăng mạnh lên tới hơn 4,5 USD/kg. Đây là mức giá cao hơn cả mức đỉnh của năm 2019. Giá cá đông lạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như EU, Trung Quốc cũng tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên tình trạng khan hiếm nguyên liệu do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, cũng đẩy giá cá tra nguyên liệu tăng khoảng 20% so với năm 2021 với khoảng 31.000-32.000 đồng/kg (số liệu tháng 6/2022). Nhờ việc chủ động được hầu hết các khâu sản xuất nên Navico vẫn duy trì được biên lợi nhuận gộp cao khoảng 35% sau 6 tháng đầu năm 2022 (biên lợi nhuận gộp liên tục tăng từ Q3/2021). ANV hiện áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm theo HACCP, GMP, SQF, nên có đủ điều kiện xuất khẩu sang hơn 100 nước trên thế giới. Tình trạng thiếu nguyên liệu thủy hải sản chưa được khắc phục hoàn toàn ít nhất đến hết năm 2022, điều này sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên liệu như ANV ổn định sản xuất: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh cho ngành thủy sản từ nay tới cuối năm. Cụ thể, VASEP cho biết ngành thủy sản đang bị thiếu nguyên liệu cả nuôi trồng lẫn đánh bắt tự nhiên. Đối với thủy sản nuôi trồng, khoảng 70% các doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng các vùng nuôi tập trung để tăng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. ANV tiếp tục tăng tỷ trọng doanh thu từ thị trường xuất khẩu: Theo tỷ trọng thị trường, lũy kế tháng 4 đầu năm 2022, doanh thu của Navico đến chủ yếu từ thị trường nội địa, chiếm khoảng 32,6%, lớn thứ 2 là thị trường Thái Lan, chiếm khoảng 16,4%. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, chiếm 7,3%, thị trường Mexico chiếm 6,4% và thị trường Brazil khoảng 3,8%. Đây là 5 thị trường lớn nhất của Navico. Sau 6 tháng, tỷ trọng doanh thu từ thị trường nội địa giảm xuống còn 29,2%, khu vực châu Á chiếm 20,9%; châu Âu cùng chiếm 19,3%, châu Mỹ chiếm 19% vàTrung Quốc chiếm 8,1%. Theo đại diện ANV cho biết công ty đang chuẩn bị các khâu bán hàng, logistics để có thể bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ tháng 8 năm 2022. ANV mở rộng kinh doanh đa ngành: Navico mới công bố về việc tham gia góp vốn vào Công ty TNHH MTV Chế biến thức ăn Thủy sản Nam Việt khoảng 200 tỷ đồng, chiếm 100% vốn điều lệ của Chế biến thức ăn Thủy sản Nam Việt. Trước đó, vào tháng 3/2022, Navico cũng thông qua việc góp vốn vào Công ty TNHH MTV Bất động sản Nam Việt vừa được thành lập, tương đương chiếm 100% vốn điều lệ. Tháng 5/2020: Thành lập Công ty TNHH MTV Nam Việt Solar, Công ty TNHH MTV Đại Tây Dương Solar, Công ty TNHH MTV Ấn Độ Dương Solar, thi công và bán điện trong năm 2020. Công ty dự kiến đầu tư điện năng lượng mặt trời 650MW theo lộ trình Quy hoạch điện VIII được chính phủ phê duyệt. Tháng 7/2020: Thành lập công ty TNHH MTV Phân bón hữu cơ Nam Việt, sản xuất phân bón hữu cơ, công suất 70.000 tấn/năm Tháng 12/2021: Khởi công nhà máy Amicogen, tổng mức đầu tư gần 46,5 tỷ đồng sản xuất Collagen và Gelatin. Công duất 780 tấn/năm, dự kiến tháng 7/2022 hoàn thành và đưa vào hoạt động. Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu đông lạnh có nhiễm Covid-19 sau gần 2 năm thực thi: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có dấu hiệu chững lại trong 2 tháng gần đây do lạm phát của Mỹ đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ làm nhu yếu phẩm ngày càng đắt đỏ, cùng với việc kho hàng thủy sản nhập khẩu Mỹ vẫn còn đầy, do đó, có thể trong quý tới, xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hơn so với các quý trước. Tuy nhiên, điểm sáng lại đến từ thị trường Trung Quốc, Hồng Kông khi mới đây, Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm Covid-19 sau gần 2 năm thực thi. Dự báo điều này sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu cá tra đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng hơn nữa trong những quý cuối năm.

CÁC DỰ ÁN ĐANG TRIỂN KHAI

- Navico lên kế hoạch đầu tư xây dựng tòa nhà Nam Việt Tower 20 tầng để làm trụ sở mới và văn phòng cho thuê (tổng mức đầu tư là 450 tỷ đồng). - Ngoài ra, Navico dự kiến đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ từ phân cá, công suất 70.000 tấn/năm và đầu tư điện năng lượng mặt trời 650 Mw theo lộ trình Quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt. - Tháng 12/2021: Khởi công nhà máy Amicogen, tổng mức đầu tư gần 46,5 tỷ đồng sản xuất Collagen và Gelatin. Công duất 780 tấn/năm, dự kiến tháng 7/2022 hoàn thành và đưa vào hoạt động. - Công ty tiếp tục boàn thiện các hạng mục công trình tại vùng nuôi Bình Phú, xây dựng hệ thống nhà mảng nâng nhiệt chứa cá bố mẹ, nhà sinh sản chất lượng cao, các hệ thống ương nuôi tập trung công nghệ cao.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TY

Tình trạng xuất khẩu sang Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại, thì điểm sáng lại đến từ thị trường Trung Quốc khi Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm Covid-19 sau gần 2 năm thực thi. Theo đó, tình hình kinh doanh của ANV thời gian tới dự kiến vẫn duy trì tốt đà tăng trưởng. Thêm vào đó, các lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga của các nước phương Tây kỳ vọng sẽ làm tăng nhu cầu các sản phẩm thủy sản thay thế từ các quốc gia khác (trong đó có Việt Nam). Tuy nhiên cần lưu ý về tình trạng thiếu container trầm trọng dẫn đén chậm tiến độ xuất hàng, đồng thời giá cước tàu tăng nhiều lần so với năm 2020, thậm chí có lúc tăng đến 10 lần so với năm 2020. Tại thời điểm tháng 6.2022, dù đã giảm một chút, nhưng để xuất được một container (cont) 40 feet qua bờ đông nước Mỹ (Florida) thì giá cước đã khoảng 16.400 USD/cont, tính cả chi phí vận chuyển đường bộ từ nhà máy tại các tỉnh tới TP.HCM, trung bình 400 - 410 triệu đồng/cont.

3 Tin tức tham khảo, không phải khuyến nghị mua bán. Copyright by Pinetree Securities. All rights reserved.
Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902 Tạo phản hồi mới Tra cứu phản hồi

Từ khóa » Hình Khép Kín