Áo Bị Giãn Thì Phải Làm Sau? 4 Cách Khắc Phục áo Bị Giãn Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Những chiếc áo nam nói chung và những chiếc áo sơ mi hay áo thun nói riêng thường rất dễ bị giãn. Áo bị giãn là một trong những trường hợp rất dễ mắc phải dù với bất kì loại chất liệu bền bỉ đến đâu. Vậy áo bị giãn thì phải làm sao? Cách khắc phục áo bị giãn như thế nào để có thể giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả và nhanh chóng? Hãy tham khảo các bí quyết dưới đây từ Coolmate nhé.
1. Nguyên nhân khiến áo bị giãn
1.1. Chất liệu áo kém
Chất liệu áo là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trang vải bị giãn. Những chiếc áo thun chứa nhiều PE hoặc spandex, … sẽ rất nhanh bị dão hơn những loại vải cotton.
Sẽ có một số chất liệu nhanh bị gião hơn các chất liệu khác
Ngoài ra, rất nhiều người gặp tình trạng cổ áo bị giãn. Nguyên nhân là do chất liệu áo không đảm bảo và chất liệu vải thun được xử lí chuyên nghiệp. Thêm vào đó, nếu kĩ thuật may ráp cổ vào thân áo không được xử lí, thì cổ áo rất dễ bị rộng, nhăn nhúm và dễ bị dão hơn.
1.2. Ảnh hưởng của độ giặt hoặc sấy
Nguyên nhân quan trọng nữa khiến áo bị giãn là do nhiệt độ. Khi giặt máy giặt bằng nước nóng hoặc sử dụng máy sấy, nếu sử dụng nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất liệu của vải.
Áo có thể bị giãn do giặt, sấy bằng nhiệt độ quá cao
Ngoài ra, nhiệt độ khi phơi cũng cực kì quan trọng. Phơi quần áo trực tiếp dưới ánh mặt trời sẽ khiến áo nhanh bị phai màu và hư hại đến chất liệu của vải.
1.3. Bảo quản áo chưa đúng cách
Cách bảo quản áo nam không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây ra áo bị giãn. Bạn không dùng móc áo chuyên dụng để tránh quần áo bị giãn, bạn sử dụng móc treo áo len trong thời gian dài khiến vải áo bị giãn. Hoặc bạn bảo quản những chất liệu vải dễ nhăn, dễ mất form bằng cách gấp quần áo mà không sử dụng móc. Đó chính là những thói quen xấu khiến áo bị giãn rất nhanh.
Bảo quản sai sách cũng sẽ khiến áo nhanh bị giãn
2. Áo bị giãn thì phải làm sao? Cách khắc phục áo bị giãn
2.1. Cách phục hồi áo bị giãn bằng nước sôi
Hầu hết các loại vải đều được làm từ các sợi dài, liên kết với nhau. Khi bị giãn, các liên kết này bị kéo căng ra. Nhiệt độ cao từ nước sôi sẽ làm cho các sợi vải co lại, giúp áo trở về kích thước ban đầu một phần nào đó.
Nhiệt độ cao còn có thể tác động đến cấu trúc bên trong của sợi vải, đặc biệt là đối với các loại vải có thành phần tự nhiên như cotton. Sự thay đổi này có thể giúp sợi vải trở nên "cứng cáp" hơn, từ đó giữ form áo tốt hơn và hạn chế tình trạng giãn trở lại.
Cho áo bị giãn vào nước sôi và ngâm trong vòng 5-7 phút
Nếu bạn chưa biết áo bị giãn thì phải làm sao, dưới đấy là các bước khắc phục áo bị giãn bằng nước sôi như sau:
Bước 1: Đun nước sôi
- Chuẩn bị một nồi nước đủ lớn để ngâm chiếc áo cần xử lý.
- Đặt nồi lên bếp và đun cho đến khi nước sôi hoàn toàn.
Bước 2: Ngâm áo
- Cẩn thận thả chiếc áo bị giãn vào nồi nước sôi.
- Dùng muỗng inox hoặc sứ nhấn áo xuống để đảm bảo áo được ngập hoàn toàn trong nước sôi.
Bước 3: Ủ áo
- Để áo ngâm trong nước sôi khoảng 5-7 phút.
- Trong thời gian này, nhiệt độ cao sẽ tác động lên sợi vải, giúp áo co lại.
Bước 4: Tắt bếp và làm nguội
- Sau khi ủ đủ thời gian, tắt bếp.
- Để nồi nước nguội dần một cách tự nhiên. Không nên đổ nước lạnh vào để làm nguội nhanh vì có thể gây sốc nhiệt cho sợi vải.
Bước 5: Vớt và vắt áo
- Khi nước đã nguội hẳn (bạn có thể kiểm tra bằng cách chạm nhẹ vào nước), cẩn thận vớt áo ra khỏi nồi.
- Nhẹ nhàng vắt áo để loại bỏ phần nước thừa. Tránh vắt quá mạnh có thể làm áo biến dạng.
Bước 6: Phơi áo
- Treo áo lên dây phơi bằng móc chuyên dụng. Đảm bảo áo được treo thẳng và phẳng để tránh bị nhăn hoặc biến dạng trong quá trình phơi.
- Tránh phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt vì có thể làm phai màu và làm hỏng sợi vải. Tốt nhất nên phơi áo ở nơi thoáng mát, có bóng râm.
Lưu ý khi áp dụng phương pháp này:
- Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các loại vải cotton, len hoặc vải pha sợi tự nhiên.
- Luôn kiểm tra nhãn mác của áo để biết nhiệt độ giặt tối đa cho phép trước khi áp dụng.
- Không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể làm giảm tuổi thọ của áo.
- Nếu không chắc chắn về việc có nên áp dụng phương pháp này cho chiếc áo của mình hay không, tốt nhất bạn nên mang áo đến tiệm giặt ủi chuyên nghiệp để được tư vấn và x
2.2. Cách khắc phục áo bị giãn bằng máy giặt và máy sấy
Máy giặt và máy sấy có thể giúp khắc phục áo bị giãn nhờ sự kết hợp giữa nhiệt và chuyển động. Khi giặt bằng nước nóng, sợi vải sẽ co lại tương tự như khi ngâm trong nước sôi. Bên cạnh đó, quá trình giặt còn tạo ra ma sát và chuyển động, giúp sắp xếp lại cấu trúc sợi vải, từ đó áo sẽ lấy lại được hình dáng ban đầu.
Tương tự, nhiệt độ cao trong máy sấy cũng làm sợi vải co lại. Ngoài ra, chuyển động quay của máy sấy sẽ kéo căng các sợi vải, giúp định hình lại áo và giảm tình trạng giãn rộng.
Dùng máy giặt và máy sấy để “lấy độc trị độc”
Dưới đây là các bước chi tiết để khắc phục quần áo bị giãn bằng máy giặt và máy sấy:
Bước 1: Chuẩn bị
- Nếu có nhiều món đồ bị giãn, hãy phân loại chúng theo màu sắc và chất liệu vải để tránh phai màu và đảm bảo hiệu quả xử lý.
Bước 2: Giặt bằng máy giặt
- Cho quần áo bị giãn vào máy giặt.
- Chọn chế độ giặt bằng nước nóng. Nếu máy giặt của bạn có tùy chọn nhiệt độ, hãy chọn mức cao nhất mà nhãn mác quần áo cho phép.
- Chọn chế độ giặt lâu nhất để đảm bảo quần áo được ngâm và xử lý kỹ lưỡng trong nước nóng.
Bước 3: Sấy bằng máy sấy
- Sau khi giặt xong, lấy quần áo ra khỏi máy giặt và cho ngay vào máy sấy.
- Chọn mức nhiệt cao nhất mà nhãn mác quần áo cho phép.
Bước 4: Hoàn thành
- Sau khi sấy xong, lấy quần áo ra khỏi máy sấy và kiểm tra xem độ giãn đã được cải thiện chưa.
Với từng chất liệu, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chất liệu Cotton: Áo bị giãn làm bằng cotton rất dễ co rút. Do đó, bạn chỉ nên bắt đầu từ chế độ nhiệt độ nóng nhưng thấp hơn những loại vải khác, và có thể được lặp đi lặp lại nếu cần.
- Chất liệu Polyeste: Chất liệu vải Poly khá bền nên có thể được giặt và sấy ở nhiệt độ cao nhất. Tuy nhiên bạn cần chú ý về chất lượng vải, bởi nếu chất lượng vải Poly thấp trong điều kiện nhiệt độ cao rất dễ bị mòn.
- Chất liệu Denim: Chất liệu Denim rất cần nhiệt độ cao để co lại. Do đó, bạn có thể thiết lập nhiệt độ cao nhất khi giặt hoặc sấy. Thậm chí, bạn cũng có thể chọn chế độ giặt riêng cho vải denim. Sau khi thực hiện các bước trên, nếu vải denim vẫn chưa co lại như mong muốn, bạn sẽ phải thực hiện lặp lại cho đến khi có kết quả hài lòng.
- Chất liệu tơ tằm: Quần áo bị giãn bằng vải tơ tằm rất dễ bị co rút và mất đi độ sáng bóng. Do đó, bạn không nên thiết lập nhiệt độ quá cao, kể cả ở máy giặt hoặc máy sấy. Ngoài ra, hãy tránh sử dụng các chất tẩy gây ảnh hưởng độ sáng bóng của vải.
2.3. Cách khắc phục áo bị giãn bằng máy sấy tóc
Máy sấy tóc có thể khắc phục áo bị giãn nhờ nhiệt độ cao mà nó tạo ra. Nhiệt độ cao sẽ tác động lên sợi vải, làm chúng co lại, từ đó giúp áo lấy lại kích thước ban đầu phần nào.
Dưới đây là các bước chi tiết để khắc phục áo thun bị giãn bằng máy sấy tóc đơn giản:
Sấy áo bằng máy sấy tóc sẽ giúp tình trạng giãn được cải thiện phần nào
Bước 1: Chuẩn bị
- Kiểm tra chất liệu: Hãy chắc chắn áo thun của bạn được làm từ chất liệu chịu nhiệt tốt như cotton hoặc len. Bạn có thể kiểm tra thông tin này trên nhãn mác áo.
- Làm ẩm áo: Dùng bình xịt phun sương để làm ẩm nhẹ vùng áo bị giãn. Việc này giúp nhiệt từ máy sấy tóc tác động hiệu quả hơn, giúp sợi vải co lại tốt hơn
- Trải áo: Đặt áo thun lên một bề mặt phẳng và sạch, ví dụ như bàn ủi hoặc mặt bàn. Hãy căng vùng áo bị giãn ra để nhiệt có thể tác động đều.
Bước 2: Sấy áo
- Bật máy sấy ở chế độ cao nhất.
- Giữ khoảng cách an toàn: Giữ máy sấy cách áo thun khoảng 15-20 cm để tránh làm cháy hoặc làm hỏng vải.
- Sấy từng phần: Bắt đầu sấy từng phần áo, đặc biệt chú ý đến vùng bị giãn. Di chuyển máy sấy tóc liên tục để nhiệt được phân bố đều, tránh làm một chỗ quá nóng.
- Sấy đến khi khô: Tiếp tục sấy cho đến khi áo thun khô hoàn toàn.
Bước 3: Kiểm tra và hoàn tất
- Kiểm tra độ giãn: Sau khi sấy xong, kiểm tra xem áo đã hết giãn chưa.
- Sấy lại nếu cần: Nếu cần thiết, bạn có thể lặp lại quá trình sấy thêm một lần nữa.
- Treo hoặc gấp áo: Treo áo lên móc hoặc gấp gọn gàng để tránh áo bị giãn trở lại.
Lưu ý khi dùng máy sấy để khắc phục áo bị nhão:
- Thích hợp cho vùng nhỏ: Máy sấy tóc phù hợp để xử lý các vùng áo bị giãn nhỏ, như cổ áo, gấu áo hoặc một phần tay áo. Đối với áo bị giãn toàn bộ, phương pháp này có thể không hiệu quả bằng máy giặt và máy sấy.
- Cẩn thận với chất liệu vải: Không phải loại vải nào cũng chịu được nhiệt độ cao của máy sấy tóc. Một số loại vải nhân tạo có thể bị hư hại hoặc biến dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Luôn kiểm tra nhãn mác quần áo trước khi sử dụng máy sấy tóc.
- Giữ khoảng cách an toàn: Không nên để máy sấy tóc quá gần áo, vì có thể làm cháy hoặc làm hỏng vải. Giữ khoảng cách ít nhất 15-20 cm và di chuyển máy sấy liên tục để nhiệt phân bố đều.
2.4. Cách phục hồi áo bị giãn không cần máy sấy
Phơi khô tự nhiên chỉ có tác dụng nhẹ trong việc khắc phục áo bị giãn. Dưới đây là các bước khắc phục quần áo bị giãn bằng cách giặt và phơi, được rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo nội dung chính:
Bước 1: Giặt
- Cho quần áo vào máy giặt, chọn chế độ nước nóng và giặt lâu nhất (theo hướng dẫn trên nhãn mác).
Bước 2: Phơi
- Lấy quần áo ra, giũ nhẹ và phơi căng trên dây hoặc mắc áo.
- Chọn nơi thoáng mát, tránh nắng trực tiếp.
Nên tránh phơi áo dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp
Lưu ý khi áp dụng phương pháp giặt phơi áo thun giãn:
- Không nên phơi quần áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt vì có thể làm phai màu và làm hỏng sợi vải
- Nếu có thể, hãy phơi quần áo theo chiều dọc để tận dụng trọng lực giúp kéo giãn các sợi vải
- Kiểm tra quần áo sau khi khô để xem độ giãn đã được cải thiện chưa. Nếu cần, bạn có thể lặp lại quy trình nhé.
3. Cách treo áo thun không bị giãn
Ngoài việc giặt và làm sạch áo thì việc phơi khô cũng có thể kéo dài hoặc giảm độ bền và tuổi thọ của chiếc áo thun. Hãy cùng Coolmate tham khảo một vài tips để giúp chiếc áo phông được thêm bền và kéo dài thời gian sử dụng nhé!
Áo cũng sẽ bền hơn nếu được treo đúng cách
Đừng bỏ qua thông tin trên tag áo hoặc phần tem phụ của áo, sau khi giặt bạn nên hạn chế vắt mạnh hay xoắn áo để vắt, thay vào đó thì nên để khô tự nhiên hoặc vắt cho bớt nước. Không nên trực tiếp treo áo trên móc vì điều này sẽ khiến áo bị giãnKhông phơi áo sũng nước lên móc treo vì khi chứa nước, trọng lượng của áo sẽ nặng hơn và khiến áo nhanh giãn hơn.
Tránh vắt áo quá mạnh sau khi giặt
Tuyệt đối không để áo ẩm ướt trong thời gian dài bởi vì nước sẽ khiến các sợi vải trong áo bị mục và nhanh hỏng hơn. Hạn chế phơi áo dưới ánh nắng trực tiếp bởi vì các sợi trong áo sẽ bị ảnh hưởng gây giãn áo, đồng thời nắng gắt còn khiến áo bị phai màu.Thay vì móc cổ áo vào móc treo thì bạn có thể vắt đôi áo qua thanh móc để hạn chế tình trạng giãn áo.
4. Các cách bảo quản áo thun đúng cách
4.1. Giặt áo thun khi mới mua về
Giặt áo thun đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp áo luôn bền lâu mà không bị giãn hay phai màu, nhất là trong lần giặt đầu tiên. Do đó hãy ghi lại ngay những mẹo giặt áo dưới đây để biết cách giặt áo thun khi mới mua về nhé!
Áo thun trơn
Về cơ bản, giặt áo thun trơn không có quá nhiều điều để lưu ý. Tuy nhiên vào lần đầu giặt, bạn nên giặt tay nhẹ nhàng, giặt với nước ấm và không nên ngâm áo quá lâu. Thế nhưng nếu bạn không có thời gian, bạn hoàn toàn có thể cho áo vào túi giặt rồi bỏ vào máy giặt để tiết kiệm thời gian.
Giặt áo thun trơn khá đơn giản
Áo thun in hình
Ác mộng của những chàng trai đam mê áo thun in hình chính là hình in bị bong tróc, bạc màu….Chính vì thế mà khi giặt loại áo này, bạn cần hết sức lưu ý, đặc biệt là trong lần giặt đầu tiên.
Nên hạn chế giặt áo thun in hình bằng máy giặt
Nếu có thời gian, Coolmate khuyến khích các bạn hãy vò nhẹ nhàng bằng tay, đối với vị trí in, bạn có thể dùng khăn mềm lau cho sạch mà không khiến hình in bị giảm chất lượng. Nếu không muốn dành quá nhiều thời gian để giặt quần áo thì bạn cũng không nên bỏ trực tiếp áo vào máy giặt mà hãy lộn ngược mặt áo có in hình vào trong.
Muốn tiện và chắc chắc áo không gặp vấn đề gì thì bạn có thể đầu tư túi giặt và sử dụng - vừa nhanh chóng lại đảm bảo hơn rất nhiều!
4.2. Là áo thun đúng cách
Một chiếc áo thun đẹp không chỉ có thiết kế đẹp, hình in thời thượng mà còn phải luôn thẳng thớm, phẳng phiu. Chính vì thế mà các chàng trai nên dành một chút thời gian để là lại chiếc áo thun để chúng không bị nhăn. Tuy nhiên, một chiếc áo khi bị là quá nhiều lần có thể bị giãn nhanh hơn. Vì vậy hãy đọc ngay những tips sau đây để hạn chế tình trạng ấy nhé!
Là qúa nhiều có thể là nguyên nhân khiến áo bị giãn
Đối với tất cả các loại áo phông, bạn nên đọc kĩ phần hướng dẫn giặt là trên tag áo hoặc tem phù để bảo quản được đúng cách nhất. Ngoài ra, đa số các loại áo thun được làm từ sợi cotton, dễ dàng bị co lại khi gặp nhiệt độ cao nên bạn cần chú ý chỉnh nhiệt độ phù hợp để áo bền hơn. Đối với áo phông in hình, bạn nên lộn ngược áo lại để tránh bị nhàu hình, bay màu hình in.
5. Cổ áo bị giãn thì phải làm sao? Mẹo sửa cổ áo thun bị giãn đơn giản tại nhà
5.1. Chọn cách phơi phù hợp
Những loại áo như áo phông và áo len sẽ rất dễ bị giãn vần cổ áo, vai và phần ngang ngực nếu không được phơi đúng cách. Chính vì vậy, có một vài điều cần lưu ý khi phơi đồ để tránh làm hỏng hai loại áo này. Cách tốt nhất đó chính là không treo áo ở cổ áo như bình thường, bởi cách này sẽ khiến nước kéo vai và cổ áo khiến chiếc áo bị kéo giãn.
Hãy gấp đôi chiếc áo và treo ngang, cách này sẽ giúp giảm được việc áo bị giãn. Với áo len hay áo phông dày tay, hãy gấp áo theo chiều dọc và phơi phần tay ở nửa bên móc, nửa còn lại là phần thân.
Phơi áo theo chiều ngang sẽ giúp giữ form áo tốt hơn
Việc phơi quần áo trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt sẽ khiến chúng nhanh bị bạc màu và giảm thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, việc phơi quần áo vào ban đêm ngoài trời cũng sẽ gây ẩm mốc và dễ tạo môi trường sản sinh vi khuẩn. Vì vậy cần tránh phơi phóng quần áo trong những thời điểm trên.
Ngoài ra, không nên ngâm quần áo quá lâu trong nước xả vải hoặc bột giặt bởi vải áo có thể dễ bị bục, từ đó giảm thời gian sử dụng đáng kể. Hãy giặt sau khi ngâm quần áo và phơi sau khi ngâm nước xả khoảng 10 - 20 phút.
5.2. Chọn loại móc phù hợp với trang phục
Móc áo chỉ là một vật dụng cơ bản khi bảo quản trang phục nhưng lại có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quần áo của các bạn. Nếu chọn móc không đúng, quần áo của bạn và nhất là áo thun - loại áo thường được làm từ sợi cotton sẽ nhanh chóng bị giãn.
Khi mua móc treo quần áo, Coolmate khuyến khích các chàng trai nên sử dụng móc nhựa hoặc móc gỗ thay vì móc kim loại mà mọi người thường dùng. Lý do chính là bởi vì móc kim loại thường bị rỉ sét, ảnh hưởng đến màu sắc của trang phục. Ngoài ra thì hai đầu móc cũng có thể khiến áo bị giãn nhanh hơn. Chính vì vậy mà mó nhựa và gỗ là lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn.
Mỗi loại áo sẽ phù hợp với một loại móc khác nhau
Không những vậy, khi sử dụng móc treo bản to, diện tích tiếp xúc tăng lên, lực kéo từ áo phông và áo thun cũng sẽ giảm xuống khiến áo hạn chế bị giãn nhiều hơn. Trái lại, nếu bạn sử dụng móc treo bản nhỏ, lực kéo gia tăng sẽ khiến áo bị giãn nhiều nhất ở phần cổ áo và vai áo, khiến áo mất form, mất thẩm mỹ.
Mẹo thứ hai khi phơi quần áo không bị nhăn đó là hãy rũ áo thật kỹ trước khi treo lên móc. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng giữ các nếp gấp sau khi giặt.
Rũ sạch nước trước khi phơi để giảm sức nặng cho áo
Ngoài ra thì việc chọn một chiếc móc chất lượng cũng vô cùng cần thiết. Nếu không mua sản phẩm tại những đơn vị uy tín, sản phẩm có thể gặp những lỗi như dằm gỗ, dễ gãy, bề mặt không đủ mịn, form quá to hoặc quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến áo.
5.3. Cách sửa cổ áo thun bị giãn
Dù muốn hay không thì sau một thời gian dài sử dụng, phần cổ áo thun thường bị giãn hơn so với ban đầu, nguyên nhân có thể tùy thuộc vào quá trình giặt hay bảo quản quần áo. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể sửa lại cổ áo thun bị giãn tùy thuộc vào mức độ của chiếc áo. Vậy cổ áo bị giãn thì phải làm sao?
Sử dụng bàn là để là khi cổ áo bị nhăn
Cách đơn giản nhất tại nhà đó là bạn hãy dùng bàn là, bàn ủi và miết nhẹ ở phần cổ áo, nhiệt độ sẽ khiến phần vải xung quanh cổ co lại. Ngoài ra thì nếu bạn không có thời gian hoặc phần cổ bị giãn khá nhiều thì bạn có thể mang ra tiệm và nhờ thợ may xử lý.
Trên đây là 4 cách khắc phục áo bị giãn mà Coolmate đã gợi ý cho những bạn chưa biết cổ áo bị giãn thì phải làm sao. Hy vọng bạn luôn sở hữu những chiếc quần áo bền và đẹp như mới. Hãy theo dõi CoolBlog để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!
Từ khóa » Cách Sửa Cổ áo Bị Giãn
-
Bỏ Túi Những Bí Kíp Khắc Phục Cổ áo Thun Khi Bị Giãn
-
Cách Khắc Phục Cổ áo Bị Giãn Và Cách Treo áo Tránh Bị Giãn
-
Cách Sửa Cổ áo Bị Rộng ĐƠN GIẢN Ngay Tại Nhà DỄ DÀNG - GUMAC
-
Cách Khắc Phục Cổ áo Thun Bị Giãn Hiệu Quả Và đơn Giản
-
Cách Sửa áo Thun Cổ Rộng
-
Cách Khắc Phục áo Thun Bị Giãn SIÊU NHANH Ngay Tại Nhà
-
Cách Sửa Cổ áo Thun Bị Giãn
-
Hướng Dẫn Chi Tiết 6 Cách Sửa Cổ áo Trễ đơn Giản Ngay Tại Nhà
-
Cách Khắc Phục áo Thun Trơn Cotton Bị Giãn
-
Cách Khắc Phục Quần áo Cotton, Polyester, Silk, Và Denim Bị Giãn
-
Cách Sửa Cổ áo Trái Tim Bị Rộng | Thoitrangviet247
-
Chỉ Dẫn Sửa Lỗi áo Thun Cổ Tròn Nam Bị Rộng Tại Nhà - Webtretho