Bỏ Túi Những Bí Kíp Khắc Phục Cổ áo Thun Khi Bị Giãn
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã bao giờ gặp trường hợp cổ áo thun bị giãn sau một thời gian sử dụng hay chưa? Nếu cổ áo bị giãn, bạn cần làm gì để khắc phục tình trạng này. Bài viết dưới đây Bí Mật Áo Thun sẽ chia sẻ đến bạn những bí kíp xử lý triệt để vấn đề này nhé.
Tại sao cổ áo thun lại bị giãn?
Áo phông hay áo chất liệu thun, cotton là sản phẩm được lòng rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, sau 1 thời gian sử dụng, áo phông thường bị giãn, nhất là phần cổ áo. Vậy tại sao cổ áo lại hay bị giãn? Bí Mật Áo Thun sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân khiến cổ áo phông hay bị giãn.
Nguyên nhân khiến cổ áo bị giãn là gì?
Chất liệu áo :
– Nguyên nhân đầu tiên khiến phần cổ áo hay bị giãn chính là chất liệu của áo. Với các dòng áo cổ tròn thì nguyên nhân chính là do viền cổ áo được làm bằng chất liệu không đảm bảo và chất liệu vải thun chưa được xử lý chuyên nghiệp. Khi giặt, phần viền cổ áo sẽ rất dễ bị nhão. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến cổ áo bị giãn.
– Ngoài ra , kỹ thuật may ráp cổ vào thân áo cũng rất quan trọng , nếu kỹ thuật may chuyên nghiệp thì cổ áo sẽ không bị rộng hoặc nhắn nhúm lại.
Nhiệt độ :
– Nguyên nhân quan trọng tiếp theo khiến cổ áo bị giãn chính là do nhiệt độ. Khi giặt máy giặt, bạn cho toàn bộ áo phông vào máy giặt. Đồng thời còn sấy áo với nhiệt độ cao, khiến cho áo bị cong và nhão.
– Ngoài ra, với những trường hợp giặt tay thì bạn lại phơi quần áo dưới trời nắng gắt. Điều này khiến áo nhanh bị phai màu và hư hại chất liệu vải thun dẫn đến phần cổ áo bị giãn.
Bảo quản áo :
– Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên thì cách bảo quản, treo gấp giặt quần áo cũng khiến cho áo bị giãn. Đặc biệt là cách giặt quần áo , nếu bạn giặt chung với quần áo dày và cứng rất dễ làm áo phông bị giãn , ngoài ra nếu bạn gấp quần áo mà không treo áo phông bằng móc trong thời gian dài sẽ khiến áo bị nếp gấp. Lâu dài, sẽ khiến áo bị mất form và cổ áo bị giãn.
Bí kíp khắc phục cổ áo thun bị giãn
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng cổ áo bị giãn. Nếu cổ áo đã bị giãn thì chúng ta cần xử lý ra làm sao để áo được mới. Cũng như để không gây mất thẩm mỹ cho người sử dụng.
1. Cách làm cổ áo hết giãn bằng nước sôi
Cách đầu tiên mà Bí Mật Áo Thun giới thiệu đến bạn chính là cách làm cổ áo hết giãn bằng nước sôi. Đây là cách thức phổ biến và dễ dàng thực hiện nhất mà không cần sử dụng hóa chất.
Cách thực hiện :
- Đun nước sôi
- Cho phần cổ áo vào nồi nước sôi. Sử dụng muỗng inox nhấn cổ áo ngập nước hoàn toàn.
- Ngâm phần cổ áo trong nồi khoảng 5 đến 7 phút.
- Để nước nguội, vớt áo ra và vắt ráo nước.
- Cho áo lên dây phơi, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Những điều cần lưu ý :
Khi khắc phục cổ áo bị giãn với nước sôi, bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:
- Với chất liệu áo cotton: Chất liệu cotton sẽ nhanh co lại hơn nhưng cũng dễ bị bai màu hơn so với các chất liệu khác. Do đó, hãy cẩn thận với áo cotton trắng. Hãy kiểm tra liên tục cổ áo khi ngâm vào nước sôi.
- Với áo chất liệu Polyester: Với chất liệu polyester thì việc ngâm nước sôi sẽ khó khăn hơn so với chất liệu cotton. Khi cổ áo bị giãn với nước sôi, bạn cần cần lặp lại quá trình ngâm vài lần để thu nhỏ quần áo.
- Với chất liệu bò: Với áo phông chất liệu bò thì thời gian để áo co lại lâu hơn so với 2 chất liệu trên. Do đó, khi cho áo vào nồi, bạn đừng tắt bếp vội mà hãy đun khoảng 20 phút. Sau đó, để nước nguội hẳn, vắt ráo áo và treo phơi quần áo cho khô.
- Với chất liệu tơ tằm: Chất liệu tơ tằm thì khi tiếp xúc với nhiệt độ nước sôi cao, áo sẽ nhanh chóng co lại. Do đó, bạn cần ngâm áo tơ tằm với nước sôi trong thời gian ngắn. Sau đó, để áo nguội rồi đem phơi khô.
Bí kíp phơi áo đúng cách :
Cách khắc phục quan trọng khi cổ áo phông trắng bị giãn chính là cách phơi áo. Với mỗi 1 chất liệu khác nhau thì cách thức phơi áo cũng sẽ khác nhau:
- Áo cotton thì bạn nên phơi áo dưới điều kiện bóng râm, tránh phơi áo dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hãy để áo khô tự nhiên.
- Áo polyester dễ bảo quản và dễ giặt sạch. Do đó, sau khi giặt xong chỉ cần phơi áo trên dây. Nếu quần áo sau khi giặt chưa co lại thì bạn có thể lặp lại quy trình.
- Áo Denim bạn sẽ không sử dụng máy sấy áo mà hãy sấy ở trong máy giặt ở nhiệt cao nhất.
- Áo phông chất liệu lụa, bạn nên tránh sấy khô áo lụa. Sau khi giặt xong, lấy áo ra khỏi máy giặt đừng vắt quá nhiều. Phơi nguyên áo còn ngấm nước và để nó khô tự nhiên.
Hướng dẫn cách phơi áo khô tự nhiên
2. Cách làm cổ áo hết giãn bằng bàn là ( ủi ) :
– Ngoài cách nêu trên ra thì cách khắc khục cổ áo bị giãn bằng bàn là cũng rất hiệu quả và nhanh chóng , chúng ta hãy thực hiện như sau :+ Bước 1 : Lộn trái áo thun lại.
+ Bước 2 : Bật chế độ bàn là ở mức 3 ( cotton )
+ Bước 3 : Chúng ta là trực tiếp phần cổ áo khoảng 2-3 giây ta nhấc lên và cứ thế lặp đi lặp lại động tác này.
Cách làm cổ áo hết giãn bằng bàn là.
3. Khắc phục áo bị giãn với máy giặt :
Với cách khắc phục áo phông bị giãn bằng máy giặt, bạn chỉ cần thực hiện như sau:
- Tiến hành giặt áo bằng máy giặt như bình thường.
- Sau khi giặt xong, bạn không cần sấy bằng máy giặt mà lấy áo ra.
- Lấy áo rũ thẳng và phơi khô tự nhiên.
- Không phơi áo dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ phơi ở nơi đủ nhiệt độ làm khô áo.
4. Khắc phục áo bị giãn với máy sấy tóc :
Nếu bạn không có máy giặt thì có thể khắc phục cổ áo bị giãn bằng máy sấy tóc. Tuy cách làm này tốn thời gian hơn nhưng hiệu quả cũng vô cùng bất ngờ. Khi giặt áo với nước nóng xong, bạn vắt áo ráo nước và dùng nhiệt độ cao nhất của máy sấy làm khô áo.
Từ khóa » Cách Sửa Cổ áo Bị Giãn
-
Áo Bị Giãn Thì Phải Làm Sau? 4 Cách Khắc Phục áo Bị Giãn Hiệu Quả
-
Cách Khắc Phục Cổ áo Bị Giãn Và Cách Treo áo Tránh Bị Giãn
-
Cách Sửa Cổ áo Bị Rộng ĐƠN GIẢN Ngay Tại Nhà DỄ DÀNG - GUMAC
-
Cách Khắc Phục Cổ áo Thun Bị Giãn Hiệu Quả Và đơn Giản
-
Cách Sửa áo Thun Cổ Rộng
-
Cách Khắc Phục áo Thun Bị Giãn SIÊU NHANH Ngay Tại Nhà
-
Cách Sửa Cổ áo Thun Bị Giãn
-
Hướng Dẫn Chi Tiết 6 Cách Sửa Cổ áo Trễ đơn Giản Ngay Tại Nhà
-
Cách Khắc Phục áo Thun Trơn Cotton Bị Giãn
-
Cách Khắc Phục Quần áo Cotton, Polyester, Silk, Và Denim Bị Giãn
-
Cách Sửa Cổ áo Trái Tim Bị Rộng | Thoitrangviet247
-
Chỉ Dẫn Sửa Lỗi áo Thun Cổ Tròn Nam Bị Rộng Tại Nhà - Webtretho