Áo Dài Việt Nam Xưa Và Nay
Có thể bạn quan tâm
Những chặng đường lịch sử của chiếc áo dài Việt
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hàng nghìn năm. Truyền thuyết kể lại rằng, khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà mạc áo tứ thân.
Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.
Chiếc áo dài giao lãnh 4 vạt ở thế kỷ 17.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 – 3cm.
Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy; cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn, cũng để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt, giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm. Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Áo dài Le Mur bị lên án là “lai căng” với tay phồng.
Những cách tân đầu tiên
Vào năm 1934, họa sĩ Cát Tường đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo dài hai tà truyền thống là áo dài năm thân, biến nó chỉ còn hai vạt trước và sau thành chiếc áo dài mà người ta đã gắn với cái tên Cát Tường, được dịch sang tiếng Pháp thành “Le Mur”. Kiểu áo này đã được các báo Phong hóa – Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn, nơi họa sĩ này là cộng sự, giới thiệu bộ nữ phục cách tân của ông. Họa sĩ đã lấy ý tưởng từ các loại cổ, ống tay áo của phụ nữ châu Âu đưa vào áo dài như vai bồng, tay măng séc chun, hoặc loe hình phễu, cổ áo khoét sâu viền đăng ten, gấu áo hình sóng lượn đáp vải khác màu hoặc ren. Bỏ vạt con gây cộm trên ngực, phần ngực và phần eo may sát hơn, nâng cao phần xẻ tà để tạo dáng mềm mại thể hiện được nét đẹp, đường cong duyên dáng của cơ thể phụ nữ. Vạt trước được họa sĩ nối dài để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Sự thay đổi này đã khắc phục được nhược điểm của chiếc áo năm thân vốn nặng nề và khoe được đường nét cơ thể của người phụ nữ. Cái đẹp giản dị mà thanh nhã được giữ lại những đường nét cơ bản trong bộ áo dài và càng ngày càng có những cải tiến để hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều cải tiến mà nhiều người thời đó cho là “lai căng” thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải đi quần xa tanh trắng, giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Kết quả là những yếu tố vay mượn và bị xem là lai căng của châu Âu của chiếc áo dài Le Mur đã không được đa số phụ nữ Việt Nam chấp nhận.
Áo dài chít eo, tôn ngực thịnh hành vào những năm 1960.
Cùng với Cát Tường, họa sỹ Lê Phổ cũng đã tham gia vào công cuộc cải tiến áo dài cho phụ nữ Việt. Ai trước ai sau ý kiến còn có sự khác nhau. Chỉ biết rằng, người ta gọi áo dài tân thời từ thời đó là áo dài Lê Phổ, và xuất phát điểm của ý tưởng cách tân của Lê Phổ khác với Cát Tường là phải kế thừa các giá trị truyền thống, kết hợp các yếu tố từ áo tứ thân, ngũ thân để tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kín, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tư do bay lượn. Ông thu nhỏ cổ, gấu, nẹp tà, thân áo cho gọn và ôm khít vào người, nối vai và tay không phồng lên, cài nút bên phải, tà được xẻ cao hơn để dáng áo thêm phần mềm mại. Sự dung hợp hài hòa giữa cái mới và cái cũ được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt.
Áo dài thời nay.
Ngày nay, trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường với sự mở cửa và hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, trong những làn sóng “mốt” thay đổi đến chóng mặt, bộ áo dài của phụ nữ Việt cũng vẫn thể hiện được bản lĩnh của sắc thái văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nó được giới tạo mẫu, Thiết kế thời trang luôn tìm tòi, sáng tạo, cải tiến và bổ sung vào đó những hơi thở của thời đại, khuynh hướng và xu thế thời trang hiện đại. Có thể nói đây là giai đoạn mà áo dài một lần nữa đứng trước một cuộc cách tân hậu hiện đại sâu sắc cả về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, họa tiết trang trí…Về kiểu dáng: Cổ áo lúc cao, lúc thấp, lúc khoét hình vuông, hình thang, hình tròn, bầu dục… Vai áo: lúc bồng, lúc tròn, tay ngắn hoặc không có tay.
Về chất liệu: Chiếc áo dài truyền thống xưa và cả chiếc áo dài cách tân được may bằng chất liệu truyền thống thường chỉ có một màu, hoặc có hoa văn chìm trong vải được đặt nổi bật trên nền của chiếc quần lụa trắng, tạo nên vẻ đẹp nền nã và rất sang trọng. Ngày nay, nó được cải tiến thêu hoa lá, vẽ họa tiết hoa văn cho thêm đẹp, thêm phong phú…
Đứng trước xu hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa, các dân tộc đều có nhu cầu bảo tồn và kế thừa các đặc trưng, giá trị và mô thức mỹ thuật của nữ phục. Áo dài tân thời của phụ nữ Việt đang phát triển phù hợp với cuộc sống của xã hội đô thị và công nghiệp theo hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa trên nền tảng giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Châu Anh (Tổng hợp)
Từ khóa » Hình ảnh áo Dài Việt Nam Xưa
-
BST Hình ảnh áo Dài Xưa Cổ điển đến Nay Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử ...
-
Lịch Sử Phát Triển áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
-
Áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Kỳ :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
Ngắm Nhìn Loạt ảnh Quý Về Hình ảnh áo Dài Xưa - Phần Cuối - Thời Xưa
-
Áo Dài Xưa – Nay: Mãi Còn Hồn Việt - PLO
-
HÌNH ẢNH TÀ ÁO DÀI XƯA VÀ NAY - NÉT ĐẸP NHÂN VĂN - 123doc
-
Lịch Sử Áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Kỳ - Áo Dài Xưa Và Nay
-
ÁO DÀI VIỆT NAM - QUỐC PHỤC CỦA PHỤ NỮ VIỆT - MOFA
-
Sự Tiến Hóa Của áo Dài Việt Nam
-
Áo Dài: Biểu Tượng Văn Hóa Gắn Với Hình Tượng Phụ Nữ Việt Nam
-
Áo Dài Việt Nam
-
Áo Dài Cổ điển
-
Lịch Sử Phát Triển áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Kỳ - Áo Dài Xưa Và Nay