Áo Khoác Lông Cừu Nên Giặt Khô Hay Giặt Nước?
Có thể bạn quan tâm
1. Ưu và nhược điểm khi giặt khô áo khoác dạ lông cừu
Ưu điểm khi giặt khô
Giặt khô áo khoác lông cừu là cách giặt lý tưởng để đánh bay các vết bẩn cứng đầu với hiệu quả cao mà không làm quần áo bị phai màu, mất nếp trên đồ vải như khi giặt nước. Như tên gọi của nó, cách giặt khô không cần phải dùng đến nước, mà sử dụng dung môi kết hợp với máy giặt khô, hóa chất giặt khô để làm sạch quần áo.
Về ưu điểm của giặt khô, quần áo bạn sẽ dễ dàng loại bỏ được các vết bẩn cứng đầu, không phai màu hoặc mất dáng. Ngoài ra, quần áo cũng sẽ ít bị nhăn hơn so với giặt nước. Đặc biệt, đối với chất liệu len lông như áo khoác lông cừu sẽ đảm bảo được độ bền của áo và độ mịn màng của lông.
Nhược điểm khi giặt khô
Về nhược điểm, thiết bị giặt khô có thành phần cấu tạo cũng như quá trình vận hành tương đối phức tạp khiến bạn khó sử dụng. Ngoài ra, giặt khô thường tốn nhiều nguyên liệu và đòi hỏi bạn phải theo dõi quá trình giặt sát sao. Đặc biệt, nếu không xử lý sạch dung môi trên quần áo thì sẽ rất có hại cho da. Hơn nữa, chi phí giặt khô thường cao hơn giặt nước nhiều lần.
2. Ưu và nhược điểm khi giặt nước áo dạ lông cừu
Ưu điểm khi giặt nước
Giặt nước là quá trình làm sạch quần áo nhờ sự kết hợp giữa nước, hóa chất giặt nước và máy giặt nước. Cách giặt thông thường sẽ đơn giản hơn giặt khô, không cần phải theo dõi quá trình giặt một cách sát sao. Bạn chỉ cần bấm máy theo đúng chế độ giặt mong muốn và chờ cho đến khi máy giặt xong.
Nhờ quá trình vận hành tương đối đơn giản nên cách giặt nước sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với cách giặt khô. Đặc biệt, giặt nước thân thiện với môi trường, vì cách giặt này giúp bạn đơn giản các hoá chất cần sử dụng và không mang tính độc hại.
Nhược điểm khi giặt nước
Giặt nước có nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật nhất là sự tiện lợi, đơn giản, ai cũng thực hiện được. Tuy nhiên, không phải phương pháp này hoàn toàn không có nhược điểm. Ngược lại, nhược điểm của chúng lại rất cần phải đặc biệt chú ý, đó là về hiệu quả làm sạch. Giặt nước thường kém hơn so với giặt khô về mức độ tẩy rửa. Hơn nữa, cách giặt nước sẽ dễ khiến quần áo bị hư hỏng, mất dáng ban đầu. Đây chắc hẳn là điều không ai mong muốn xảy ra với chiếc áo khoác lông cừu sang chảnh của mình.
3. Nên giặt khô hay giặt nước cho áo khoác lông cừu?
Đầu tiên trước khi quyết định giặt khô hay giặt nước cho chiếc áo khoác lông cừu, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn. Đa số áo lông cừu chỉ nên giặt khô, nhưng có 1 số loại có thể giặt bằng nước. Bạn cần lựa chọn cho mình phương pháp hợp lý nhất để có thể làm sạch chiếc áo một cách hiệu quả và tối ưu.
Về phương pháp giặt khô, bạn nên tìm những cơ sở, địa chỉ giặt ủi uy tín. Còn đối với phương pháp giặt nước, bạn cần giặt quần áo bằng tay một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt, không dùng nước ấm sẽ khiến sợi vải bị biến dạng, không dùng bàn chải để tẩy những vết bẩn bám dai. Tuy nhiên, dù là giặt khô hay giặt nước thì bạn cũng không nên giặt áo khoác lông cừu thường xuyên và chú ý bảo quản chúng thật tốt để tránh áo khoác bị đổ lông.
4. Cách tẩy kẹo cao su trên áo khoác lông cừu
Kẹo cao su là một trong những loại kẹo được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, loại kẹo này nếu như sau khi ăn không được bỏ đúng chỗ đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khó lường, trong đó việc quần áo dính kẹo cao su là một nỗi lo đối với nhiều người.
Vậy khi kẹo cao su dính lên áo khoác lông cừu thì làm cách nào để có thể tẩy sạch? Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết làm sao thì có thể tham khảo cách làm dưới đây
Cách tẩy kẹo cao su trên áo lông cừu bằng xăng hoặc dầu hoả:
- ✦
Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị một ít xăng hoặc một ít dầu hoả.
- ✦
Tiếp theo bạn đổ xăng/dầu hoả vào một chậu nhỏ, rồi nhúng phần áo dính kẹo cao su vào ngâm khoảng 15 phút. Lúc này xăng/dầu hoả sẽ giúp bạn loại bỏ vết kẹo cao su trên áo khoác, phần kẹo sẽ dần dễ gỡ hơn.
- ✦
Sau khi ngâm xong, bạn dùng tay vò nhẹ phần áo dính vết bẩn để giúp kẹo cao su có thể được loại bỏ nhanh chóng.
- ✦
Cuối cùng bạn có thể giặt lại áo khoác lông cừu như bình thường. Chú ý sau khi giặt xong bạn nên giặt cùng với nước xả vải để áo không còn mùi xăng/dầu hoả nữa, giúp áo thơm hơn cũng như mềm mại hơn.
5. Cách làm sạch dầu mỡ trên áo khoác lông cừu
Bạn có thể thực hiện làm sạch dầu mỡ trên áo khoác lông cừu theo các bước sau để bảo quản và làm mới áo dạ.
Cách loại bỏ dầu mỡ trên áo khoác lông cừu
- ✦
Bước 1: Đầu tiên bạn cho áo khoác lên một mặt phẳng rồi cho một vài giọt nước rửa chén lên phần dầu mỡ rồi chà nhẹ nhàng rồi để áo như thế khoảng 1 tiếng.
- ✦
Bước 2: Tiếp theo bạn lấy áo đem giặt với xà phòng và nước bình như bình thường. Nếu bạn muốn giặt áo khoác lông cừu với máy giặt thì chú ý chọn chế độ giặt nhiều đồ và chỉnh nhiệt độ nước ở chế độ “Cold".
- ✦
Bước 3: Sau khi giặt xong, bạn lấy áo khoác lông cừu ra và kiểm tra xem vết bẩn đã được làm sạch hoàn toàn chưa, nếu chưa có thể lặp lại một lần nữa để vết bẩn được loại bỏ triệt để.
- ✦
Bước 4: Cuối cùng bạn có thể mang áo khoác lông cừu đem phơi nơi khô thoáng và nắng nhẹ cho khô. Hoặc bạn có thể cho áo vào trong máy sấy để sấy ở mức nhiệt độ thấp. Hoặc tuỳ vào kích cỡ áo cũng như độ ẩm ướt mà bạn có thể chọn chế độ sấy phù hợp để tránh làm hư hại áo cũng như không để lại mùi ẩm mốc trên áo.
6. Cách loại bỏ đám xù lông trên áo khoác lông cừu
Nếu như áo khoác lông cừu bị xù lông bạn có thể sử dụng kéo để cắt nhẹ đi phần lông xù trên áo. Chú ý cắt cẩn thận để không ảnh hưởng đến những nơi còn lại.
Hoặc bạn cũng có thể dùng dao cạo râu, lược để chải lớp xù lông xù trên áo. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng xù lông trên áo khoác lông cừu bạn nên giặt áo với nước xả vải để giúp làm mềm sợi vải, hạn chế tình trạng xù lông trên áo tốt hơn. Bên cạnh đó, không nên giặt áo lông cừu chung với những loại quần áo có nhiều móc khoá hay dây kéo vì sẽ khiến áo bị xù lông.
Qua bài viết trên hẳn là bạn đã có thể đưa ra quyết định riêng cho mình nên giặt khô hay giặt nước và các cách làm sạch vết bẩn cho chiếc áo khoác lông cừu rồi, phải không nào? Cleanipedia hy vọng bài viết có thể giúp bạn tham khảo được biện pháp làm sạch quần áo phù hợp và tối ưu với nhu cầu giúp quần áo luôn được sạch và thơm.
Xem thêm:
- ✦
Cách vệ sinh áo khoác lông thú chi tiết
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Từ khóa » Chất Liệu Dạ Lông Cừu
-
Áo Dạ Lông Cừu Quảng Châu - Giải đáp Một Số Thắc Mắc Bạn Nên Biết
-
Áo Khoác Chất Liệu Dạ Lông Cừu Dáng Ngắn Khuya Cài Túi Hộp FMO205
-
Áo Khoác Chất Liệu Dạ Lông Cừu Dáng Suông Cổ Hai Ve FMO206 - Pantio
-
Vải Dạ Là Gì? Các Loại Vải Dạ Và Cách Nhận Biết.
-
Dạ Lông Cừu - Chất Liệu đằng Sau Những Thương Hiệu Thời Trang ...
-
Chất Liệu Nhẹ Tênh Cùng Khả Năng Giữ ấm Tuyệt đối,dạ ép Lông Cừu ...
-
Len Lông Cừu Và Những Bí Mật đằng Sau Chất Liệu Kì Diệu Này - ELISE
-
Vải Dạ Và Những điều Cần Biết
-
Cách Nhận Biết Dạ ép Lông Cừu - Hàng Hiệu
-
Vải Dạ Là Gì ? Đặc điểm, ứng Dụng, Phân Loại Vải Dạ
-
Cashmere (Dạ Lông Cừu) – Chất Liệu được Săn Lùng Nhất Mùa Đông
-
Vải Dạ, Chất Liệu Yêu Thích Của Phái đẹp
-
HƯỚNG DẪN GIẶT VÀ BẢO QUẢN ÁO DẠ LÔNG CỪU - White Ant