Dạ Lông Cừu - Chất Liệu đằng Sau Những Thương Hiệu Thời Trang ...
Có thể bạn quan tâm
Cừu được đưa vào nuôi tại Úc từ cuối thế kỷ XVIII . Người có công đầu trong việc đặt nền móng cho ngành công nghiệp lông cừu ở Úc là thuyền trưởng John McAchur, ông là người đã đưa đến lục địa này 30 con cừu đầu tiên vào năm 1789. Đến năm 2011, số cá thể cừu ở đây đã vượt qua con số 64 triệu.
Chăn thả và xén lông.
Từng cá thể cừu đều được theo dõi gene để đảm bảo sức khỏe và chất lượng lông cừu có ổn định không. Các thông tin cần thiết đều được nhập vào cơ sở dữ liệu vào máy tính nhằm lưu giữ hồ sơ cá nhân của mỗi cá thể cừu.
Đàn cừu được chăn thả trên các đồng cỏ tự nhiên ở Úc
Khi các cá thể cừu được nuôi tới một khoảng thời gian nhất định, các chủ trang trại sẽ tiến hành xén lông cừu.
Xén lông cừu là một công việc đòi hỏi kỹ năng và sức khỏe tốt
Lông được xén ra nguyên tấm từ đầu đến chân sau và được phân loại theo độ dài, màu sắc, độ xoăn và độ mảnh. Trước khi đem đi xử lý, người ta tẩy sạch lông bằng thuốc tẩy. Các chuyên gia còn khắt khe hơn khi đánh giá dựa trên 10 tiêu chí, từ độ dài, tính đều đặn và bền chắc của sợi lông, đến màu sắc, mật độ sợi và những tiêu chí mang tính chủ quan như cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Từ lông cừu thành tấm dạ
Lông cừu sau khi được vận chuyển đến nhà máy dệt, đầu tiên sẽ được làm tơi, chải và tách rời các sợi lông bằng hệ thống máy móc hiện đại.
Lông cừu được làm tơi thủ công trước khi cho vào máy
Sau đó, sợi len sau đó được đưa vào máy chải là những xilanh có đinh kim loại mảnh quay tròn, giúp gỡ rối, chải len thành sợi mảnh và đưa len trượt song song với nhau. Khâu này cũng giúp loại bỏ các cặn bẩn còn bám lại trong sợi.
Máy chải sợi lông cừu
Kỹ thuật chải này sẽ tạo ra những mảnh vải rất mỏng, những mảnh vải này được bện thành các sợi bấc mảnh . Sau đó các sợi bấc sẽ được xoắn qua máy và cuộn thành từng cuộn lớn. Việc bện và xoắn sẽ tăng thêm độ dai cho sợi len.
Cuộn len sau quá trình xoắn, cuộn
> Xem thêm : Áo măng tô nam chất liệu cashmere có gì đặc biệt?
Từ những cuộn len này, người ta đem dệt thành các tấm dạ, sau đó nhuộm màu và cho ra một tấm vải dạ hoàn thiện.
Vải dạ hoàn chỉnh sau khi chế biến và nhuộm màu
Dạ là một loại chất liệu rất bền, không bị nhàu nát nên luôn giữ được dáng áo. Ngoài ra còn có khả năng hút ẩm, tách nhiệt và giữ ấm rất tốt. Đó là lý do vì sao vải dạ là chất liệu lý tưởng để sản xuất những chiếc áo ấm, áo măng tô nam, áo vest hay áo khoác... Chính vì vậy nên Benry Homme luôn ưu tiên sử dụng chất liệu này cho những mẫu thời trang.
Từ khóa » Chất Liệu Dạ Lông Cừu
-
Áo Dạ Lông Cừu Quảng Châu - Giải đáp Một Số Thắc Mắc Bạn Nên Biết
-
Áo Khoác Chất Liệu Dạ Lông Cừu Dáng Ngắn Khuya Cài Túi Hộp FMO205
-
Áo Khoác Chất Liệu Dạ Lông Cừu Dáng Suông Cổ Hai Ve FMO206 - Pantio
-
Áo Khoác Lông Cừu Nên Giặt Khô Hay Giặt Nước?
-
Vải Dạ Là Gì? Các Loại Vải Dạ Và Cách Nhận Biết.
-
Chất Liệu Nhẹ Tênh Cùng Khả Năng Giữ ấm Tuyệt đối,dạ ép Lông Cừu ...
-
Len Lông Cừu Và Những Bí Mật đằng Sau Chất Liệu Kì Diệu Này - ELISE
-
Vải Dạ Và Những điều Cần Biết
-
Cách Nhận Biết Dạ ép Lông Cừu - Hàng Hiệu
-
Vải Dạ Là Gì ? Đặc điểm, ứng Dụng, Phân Loại Vải Dạ
-
Cashmere (Dạ Lông Cừu) – Chất Liệu được Săn Lùng Nhất Mùa Đông
-
Vải Dạ, Chất Liệu Yêu Thích Của Phái đẹp
-
HƯỚNG DẪN GIẶT VÀ BẢO QUẢN ÁO DẠ LÔNG CỪU - White Ant