Ao Tôm Bỏ Hoang, Nuôi Cá Dìa Lại Hiệu Quả Cao

A A Tăng giảm kích thước chữ giúp bạn trải nghiệm nội dung một cách dễ dàng hơn × - Kích thước chữ + Thủy sản
  • Nuôi trồng
  • Khai thác
  • Chế biến - Xuất khẩu
  • Đời sống ngư dân
  • Thủy sản
  • Nuôi trồng
  • Khai thác
  • Chế biến - Xuất khẩu
  • Đời sống ngư dân
Thứ Năm 21/10/2021 , 02:37 (GMT+7)
  • Học liệu khuyến nông
Ao tôm bỏ hoang, nuôi cá dìa lại hiệu quả cao Thứ Năm 21/10/2021 , 02:37 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Cá dìa thịt thơm ngon, bổ dưỡng, ít xương, được ưa chuộng. Nuôi cá dìa giúp luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh...

Nuôi xen ghép tôm thẻ, cá dìa, cua trong ao đất

Nuôi xen ghép tôm sú - cá dìa - cua

Những năm trở lại đây, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những diện tích nuôi phát triển tự phát, không theo quy hoạch, không tuân thủ quy trình kỹ thuật của đối tượng nuôi đã kéo theo sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

Một số ao tồm bị bỏ hoang do dịch bệnh, kém hiệu quả được chuyển sang nuôi cá dìa rất hiệu quả. Ảnh: Phan Việt Toàn.

Một số ao tồm bị bỏ hoang do dịch bệnh, kém hiệu quả được chuyển sang nuôi cá dìa rất hiệu quả. Ảnh: Phan Việt Toàn.

Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã chuyển giao mô hình nuôi cá dìa thương phẩm trong ao đất. Mô hình nhằm khôi phục lại một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả, những ao nuôi tôm bị bỏ hoang do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Bên cạnh đó, đa dạng đối tượng nuôi và tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững...

Anh Nguyễn Tiến, khu phố Vĩnh Phước, phường Đông Lương (TP Đông Hà) cho biết: Mô hình nuôi cá dìa được triển khai thực hiện trên diện tích 4.000 m2 với 8.000 con cá giống, mật độ thả 2 con/m2. Mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao. Tham gia mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cho gia đình anh 50% chi phí mua con giống và thức ăn.

Cán bộ khuyến nông kiểm tra tình hình sinh trưởng của cá dìa tại mô hình. Ảnh: Phan Việt Toàn.

Cán bộ khuyến nông kiểm tra tình hình sinh trưởng của cá dìa tại mô hình. Ảnh: Phan Việt Toàn.

Anh Tiến kể: Trước đây, do phát triển nuôi tôm theo kiểu tự phát, không nắm vững kỹ thuật nên thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Một số ao nuôi anh phải bỏ hoang. Vì vậy, khi nghe tin Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình nuôi cá dìa, anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia.

Nhờ áp dụng đúng các yêu cầu kỹ thuật, sau 4 tháng thả nuôi, mô hình cho kết quả rất khả quan: Tỷ lệ sống đạt 90%, kích cỡ cá đạt 4 - 5 con/kg; mật độ nuôi phù hợp với tốc độ tăng trưởng của cá, cá phát triển nhanh, đều, đẹp, khỏe. Ước tính sản lượng thu được trên 1.400 kg. Với giá bán từ 140 đến 150 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mang về cho hộ gia đình anh nguồn lãi trên 60 triệu đồng.

Chia sẽ thêm về kinh nghiệm nuôi, anh Tiến cho biết để nuôi được con cá dìa đều, đẹp thì nguồn nước phải sạch sẽ, thay nước thường xuyên. Thức ăn phải đủ độ đạm, phải rải đều thức ăn trên mặt hồ và thường xuyên kiểm tra môi trường nước, nếu có vấn đề cần xử lý kịp thời.

Sau 4 tháng nuôi, cá dìa đạt kích cỡ 4 - 5 con/kg, giá bán từ 140 - 150 nghìn đồng/kg. Ảnh: Phan Việt Toàn.

Sau 4 tháng nuôi, cá dìa đạt kích cỡ 4 - 5 con/kg, giá bán từ 140 - 150 nghìn đồng/kg. Ảnh: Phan Việt Toàn.

“Lần đầu tiên tôi chuyển đổi ao nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá dìa, thấy mô hình mang lại hiêu quả rõ rệt. Trong thời gian đến tôi sẽ nhân rộng mô hình ra thêm một số ao nữa”, anh Tiến nói.

Mô hình triển khai trong thời điểm dịch Covid-19, tuy nhiên cán bộ kỷ thuật đã linh hoạt vừa phòng chống dịch vừa chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn hộ thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Trong quá trình triển khai mô hình, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tập huấn, trực tiếp theo dõi chỉ đạo thực hiện mô hình, hướng dẫn hộ nuôi cách nuôi cá dìa thương phẩm theo đúng quy trình, đạt hiệu quả.

Kỹ sư Phan Thị Mỹ Nhung, cán bộ kỷ thuật chỉ đạo mô hình cho biết: Cá dìa là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thuộc loài cá ruộng muối, thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương, được thị trường ưa chuộng.

Cá dìa thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương, được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Phan Việt Toàn.

Cá dìa thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương, được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Phan Việt Toàn.

Việc triển khai mô hình nuôi cá dìa thương phẩm sẽ đem lại giá trị kinh tế cao, an toàn, ít rủi ro, vốn đầu tư thấp. Theo chị Nhung, trong quá trình nuôi, người nuôi cần lưu ý mực nước trong ao nuôi rất quan trọng.

Mực nước càng sâu càng tốt, vì khi đó các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ ít có sự chênh lệch giữa các tầng nước, ít có sự biến động. Mực nước thích hợp cho ao nuôi cá dìa là 1 đến 1,2 m. Chính vì vậy, trong những ngày nắng nóng bà con cần có sự lưu ý để có sự điều chỉnh mực nước kịp thời, bù vào ao nuôi để ao nuôi có độ sâu mực nước phù hợp.

Ông Nguyễn Hữu Cường, Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Thành phố Đông Hà cho biết: Cá dìa là đối tượng phù hợp cho các ao nuôi kém hiệu quả, giúp cải thiện môi trường, hạn chế rủi ro dịch bệnh phát sinh.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các phường trên địa bàn Thành phố có diện tích nuôi thủy sản nước lợ để nhân rộng mô hình này nhằm tăng thu nhập cho bà con và tạo hoạt động sinh kế thủy sản bền vững”, ông Cường nói.

Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, cũng như góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Bạn đang đọc bài viết Ao tôm bỏ hoang, nuôi cá dìa lại hiệu quả cao tại chuyên mục Nuôi trồng của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.

PHAN VIỆT TOÀN

  • Chia sẻ Facebook
-1 1 Quan tâm 0 0
  • Tags:
  • Cá Dìa
  • ao tôm
  • khuyến nông
  • thủy sản

Xu hướng

Mở rộng nuôi tôm sú 2 giai đoạn vùng ven biển miền Trung Mở rộng nuôi tôm sú 2 giai đoạn vùng ven biển miền Trung
  • Mở rộng nuôi tôm sú 2 giai đoạn vùng ven biển miền Trung Mở rộng nuôi tôm sú 2 giai đoạn vùng ven biển miền Trung Nuôi trồng 23/12/2024 - 08:16

    Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn có nhiều triển vọng mở rộng nhằm thay thế hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống tại các tỉnh ven biển miền Trung.

  • Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh Nuôi trồng 20/12/2024 - 08:05

    Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

  • Nuôi ba ba, gặp mưa bão lịch sử vẫn lãi khá Nuôi ba ba, gặp mưa bão lịch sử vẫn lãi khá Nuôi trồng 19/12/2024 - 11:22

    HẢI DƯƠNG Mỗi năm thị xã Kinh Môn (Hải Dương) này cung ứng ra thị trường khoảng 60 tấn ba ba thịt, doanh thu ước đạt 21 - 24 tỷ đồng.

  • Thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình nuôi tảo xoắn Thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình nuôi tảo xoắn Nuôi trồng 17/12/2024 - 07:00

    Đà Nẵng Sản phẩm từ tảo xoắn của cô gái trẻ ở TP Đà Nẵng hiện không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh, thành lớn trong nước mà còn xuất khẩu.

  • Trà Vinh: 65.000ha đất thủy sản ven biển, bãi bồi chờ nhà đầu tư Trà Vinh: 65.000ha đất thủy sản ven biển, bãi bồi chờ nhà đầu tư Nuôi trồng 16/12/2024 - 06:17

    Phấn đấu năm 2025, tại các vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh có khoảng 15.000ha nuôi thủy sản thâm canh theo hướng sạch, có chỉ dẫn địa lý.

  • Đã đến lúc nghĩ về phục hồi môi trường nuôi tôm, cá Đã đến lúc nghĩ về phục hồi môi trường nuôi tôm, cá Nuôi trồng 15/12/2024 - 22:02

    Ngành nông nghiệp đang đi phục hồi dinh dưỡng đất; thủy sản cũng đã bắt đầu đến lúc nghĩ về phục hồi môi trường nuôi, Cục trưởng Trần Đình Luân nói.

  • Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến Nuôi trồng 10/12/2024 - 17:59

    Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

  • Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 2] Áp dụng công nghệ tiên tiến Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 2] Áp dụng công nghệ tiên tiến Nuôi trồng 10/12/2024 - 16:46

    Khánh Hòa phổ biến, hướng dẫn ngư dân nuôi biển chuyển đổi từ lồng gỗ truyền thống sang lồng HDPE hiện đại để thích ứng với thiên tai.

  • Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 1] Tận dụng lợi thế Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 1] Tận dụng lợi thế Nuôi trồng 10/12/2024 - 15:49

    Khánh Hòa có nhiều lợi thế để phát triển nuôi biển, tỉnh này đã tận dụng lợi thế này để mở toang cánh cửa kinh tế ra phía biển.

  • Trang bị kiến thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản cho người dân Trang bị kiến thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản cho người dân Nuôi trồng 09/12/2024 - 14:43

    KHÁNH HÒA Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường vùng nuôi thủy sản cho người dân huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

  • Người dân tự giác thu gom rác thải bảo vệ môi trường vùng nuôi thuỷ sản Người dân tự giác thu gom rác thải bảo vệ môi trường vùng nuôi thuỷ sản Nuôi trồng 09/12/2024 - 14:33

    PHÚ YÊN Thông qua các lớp tập huấn, ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi của người dân đã được nâng cao rõ rệt, rác thải được thu gom sạch sẽ mang vào bờ xử lý.

  • Nuôi cua theo hướng VietGAP, cải thiện môi trường Nuôi cua theo hướng VietGAP, cải thiện môi trường Nuôi trồng 05/12/2024 - 17:31

    CÀ MAU Mô hình nuôi cua theo hướng VietGAP đã và đang mở ra hướng phát triển mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, góp phần cải thiện môi trường.

Xem thêm

Khai thác

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Quảng Bình cấm tàu cá ‘3 không’ ra khơi Quảng Bình cấm tàu cá ‘3 không’ ra khơi

Chế biến - Xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD

Đời sống ngư dân

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Đọc nhiều nhất

1 3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác1 2 Tiền Giang sắp có 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên 3 Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai Bộ 4 Nuôi lợn thịt theo hướng tuần hoàn, giá bán tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg 5 Chuẩn bị xét xử phúc thẩm 'đại án' Cục Đăng kiểm Việt Nam 6 Xét xử 'trùm' ma túy Oanh 'Hà' và đồng phạm 7 3 hợp tác xã của Ninh Thuận được Quỹ Thiện Tâm hỗ trợ vốn

Bình luận mới nhất

Rất xúc động và vô cùng quý hoá! Tư tưởng này sẽ lan toả khắp mọi miền đất nước và toàn cầu. Cảm ơn nhà báo Kiên Trung đã kịp thời phản ánh. + xem thêm "...Lỗi là do thời tiết...", "...Mùi hôi là do hướng gió..." !!!??? + xem thêm Tuyệt vời + xem thêm Nhà tạm trong ảnh đã lấn chiếm bờ sông!? + xem thêm Chúc mừng FC THAIBINH SEED! + xem thêm Sợ dây kinh nghiệm lại rút nữa...rút đến bao giờ...dây này dài thật... + xem thêm Trân quí những người có tâm như bà Bình, sắn lòng vì diêm dân làng nghề làm muối ❤️ + xem thêm ×

Nhận thông báo khi bài viết có sự thay đổi

Đóng ×

Giúp nongnghiep.vn sửa lỗi !

Đóng

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Dìa