Nuôi Cá Dìa để Làm "máy Lọc" đa Năng Cho Ao Nuôi Tôm Sú

Con cá dìa
Cá dìa
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá dìa là loài ăn tạp nên có thể nuôi chung với tôm sú để trở thành máy lọc đa năng cho ao nuôi. Như vậy thì bà con vừa có thể nhân đôi lợi nhuận từ cá bà tôm sú, cũng như tiết kiệm được chi phí đầu tư máy lọc cho ao nuôi.

Nội dung chính

Tìm hiểu về cá dìa

Con cá dìa
Cá dìa

Cá dìa là loài cá có môi trường sống phong phú, sống được ở biển và cả nước lợ, nước ngọt. Cá dìa có kích thước khá nhỏ chỉ bằng bàn tay người lớn nhưng thịt ăn rất ngon.

Cá có thân hình thoi dẹt, đầu nhọn, miệng tù, thân có lấm chấm nhỏ. Lưng và bụng có nhiều vây cứng, các vây có chất độc nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Vây cá nhọn và đâm vào tay có cảm giác tê.

Tuy có nhiều màu sắc khác nhau tùy loại nhưng cá thường có màu xám ở lưng, bụng màu trắng. Thịt cá dìa rất ngon, săn chắc và có tính mát.

Nuôi cá dìa xen tôm sú đạt hiệu quả cao

Nuôi cá dìa
Nuôi cá dìa trong ao đất

Vì cá này là loài ăn tạp, thức ăn chính là thực vật thủy sinh hay mùn bã hữu cơ nên rất có ích trong ao nuôi tôm.

Nuôi tôm cần có môi trường nước sạch nên thường tốn chi phí đầu tư máy lọc nước. Nhưng khi nuôi chung với cá dìa thì đó không phải là vấn đề, vì khi nuôi chung với tôm sú, cá này có chức năng là “máy lọc tự nhiên” giúp ao nuôi luôn sạch sẽ.

Kết quả cho thấy răng nuôi xen cá dìa và tôm sú giúp nước trong ao sạch sẽ, hạn chế dịch bệnh mà cá và tôm đều phát triển tốt.

Đặc biệt cá có thể nuôi trong ao tôm đang có dịch bệnh, vì cá có vai trò tiêu diệt các mầm bệnh trong nước. Thật là mô hình nuôi ghép lợi ích kép, nuôi nhiều con cũng không bị thiệt thòi!

Kỹ thuật nuôi cá dìa xen tôm sú trong ao đất

Chuẩn bị ao

Ao có diện tích 5000m2 hoặc tùy điều kiện của bà con, độ sâu mực nước trên 1m. Ao phải có cống thoát và cấp nước riêng biệt, bố trí máy sục khí. Phát quang xung quanh bờ ao sạch sẽ trước khi nuôi.

Trước khi thả cá cần cải tạo lại ao bằng cách sử dụng 500kg vôi bột rải đều mặt ao, dùng 10kg/100m2 phân vi sinh và 3kg/100m2 NPK để gây màu nước.

Chọn giống và thả giống

Chọn giống: Chọn những con giống sạch, còn nguyên vẹn, khỏe mạnh, màu sắc rõ ràng.

Thả giống: Với 5.000m2, thả 2.500 cá dìa giống 50-70g/con và 7.500 tôm sú giống. Mật độ thả càng thưa càng nuôi hiệu quả.

Thức ăn nuôi cá dìa

Cá ngoài cho ăn thức ăn có sẵn trong ao nên bổ sung thêm các loại rong tơ, rong lông cứng, rong ống rong diếp… Thức ăn bổ sung được thả trong khung nổi trên mặt nước cách bờ 1,5 – 2 m. Cho ăn thức ăn công nghiệp thì có hàm lượng đạm 20 – 25%.

Phải biết cho ăn ở thời điểm phù hợp để cá có thể tận dụng được hết nguồn thức ăn. Có thể cho ăn ban ngày còn ban đêm chạy máy sục khí.

Quản lý, chăm sóc

Nuôi cá dìa thương phẩm
Chăm sóc cá dìa

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cá, cá dìa thường mắc các bệnh đỏ vây, vi rút lở thân. Khi phát hiện cần xử lý thuốc kịp thời, không nên lạm dụng kháng sinh.

Sau mỗi mùa vụ phải xử lý lại ao bằng men vi sinh để giảm thiểu dịch bệnh. Cá dìa nhạy cảm với thời tiết nên cần chăm sóc đặc biệt khi thời tiết thay đổi.

Mô hình nuôi cá dìa làm máy lọc đa năng cho ao nuôi tôm sú đem lại nhiều hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân. Nuôi độc canh thì nhiều rủi ro, nhưng nuôi xen ghép như thế này có nhiều lợi ích, trong quá trình nuôi nếu “chết con tôm thì vẫn còn con cá”, vì vậy nên đây là mô hình nuôi rất chắc chắn và bền vững.

Xem thêm Kỹ thuật nuôi cá lóc bông hiệu quả số 1

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Dìa