Áp Dụng Công Cụ SWOT để Phát Triển Bản Thân Trong Mùa Dịch Covid ...

 

Khoảng thời gian cách ly xã hội là 1 cơ hội cho doanh nghiệp có thể suy nghĩ thêm về phương hướng phát triển trong hiện tại và tương lai.

Trong bài viết này, Phần mềm kế toán Simba xin chia sẻ với các bạn công cụ SWOT , là 1 công cụ hữu hiệu nhưng đơn giản để thiết lập chiến lược kinh doanh, giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển đường lối hoạt động trong dài hạn.

Những câu hỏi cần thiết trong việc phân tích mô hình SWOT

Dưới đây là một vài câu hỏi bạn cần lưu tâm khi xây dựng chiến lược SWOT:

Strengths – Điểm mạnh:

Điểm mạnh của một doanh nghiệp thường là các yếu tố nội bộ có thể giúp doanh nghiệp phát triển và xây dựng lợi thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các  yếu tố này doanh nghiệp có thể kiểm soát được.

  1. Quy trình nào mà doanh nghiệp đang áp dụng có thể giúp họ trở nên thành công?
  2. Những điểm mạnh nào về con người mà doanh nghiệp của bạn đang có, như kỹ năng chuyên môn, mối quan hệ, học thức, kỹ năng công việc, danh tiếng,…?
  3. Những điểm mạnh về vật chất, tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, như tệp khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ, bằng sáng chế,…?
  4. Doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh gì so với các đối thủ trên thị trường?

Weaknesses – Điểm yếu:

Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp của bạn đang có. Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

  1. Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
  2. Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
  3. Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị máy móc?
  4. Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?
  5. Liệu địa điểm / trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?

Opportunities – Cơ hội:

Cơ hội chính là những yếu tố môi trường bên ngoài có thể giúp ích nhiều cho sự thành công của doanh nghiệp của bạn về sau này.

  1. Liệu thị trường trọng tâm của doanh nghiệp của bạn đang phát triển. Có xu hướng nào đang tồn tại để khách hàng tiêu thụ sản phẩm bạn đang cung cấp trong tương lai?
  2. Có sự kiện nào tới đây mà doanh nghiệp của bạn có thể nắm bắt để phát triển hay không?
  3. Có sự thay đổi nào có thể tác động tích cực tới doanh nghiệp của bạn?
  4. Khi phát triển, khách hàng liệu có đánh giá cao về doanh nghiệp của bạn?

Threats – Thách thức:

Thách thức là những yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu tới hoạt động của doanh nghiệp bạn. Thường những yếu tố này bạn không thể kiểm soát được, bạn chỉ có thể dự đoán và đề ra những sách lược để đối phó với chúng.

  1. Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
  2. Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?
  3. Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
  4. Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
  5. Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?

 

 Cần làm gì tiếp theo?

Sau khi hoàn thành bản phân tích SWOT, bạn cần biến những lý thuyết trên giấy tờ trở thành hiện thực trong thực tế. Rõ ràng, đây là vấn đề bạn có thể làm thế nào để xây dựng và đề xuất những chiến lược thực sự hữu ích trong vòng vài tháng tới.

Bước đầu tiên, bạn cần ghép nối các yếu tố trong SWOT, như kết nối những điểm mạnh và cơ hội để nhận biết việc doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng những lợi thế nào để nắm bắt lấy cơ hội ngoài thị trường.

Rồi sử dụng những điểm mạnh sẵn có để đối phó với những thách thức trong tương lai doanh nghiệp có thể gặp phải. Bạn có thể sử dụng bản phân tích này để thiết lập các chiến lược cần thiết.

Với danh sách các công việc cần thiết trong tay, bạn cần xem xét tới vấn đề thời gian và đặt ra những mục tiêu cần đạt được cho những chiến lược kể trên. Bạn cần đạt được những gì hiệu quả công việc như thế nào trong từng tháng / quý?

Bên cạnh đó, doanh nghiệp của bạn cũng rất quan tâm tới việc những cơ hội ngoài kia có thể giúp bạn lấp đầy những điểm yếu sẵn có nào trong bạn. Hay, bạn có thể khắc phục những khuyết điểm nào để đối mặt với thách thức bên ngoài sắp tới.

 

Hiện tại ASIASOFT vẫn tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp với gói khuyến mãi giảm 250 000đ dịch vụ hóa đơn điện tử và 2 500 000đ dịch vụ phần mềm kế toán SIMBA.

Để được hỗ trợ chi tiết về chương trình ưu đãi đặc biệt này, quý doanh nghiệp có thể đăng kí bằng cách liên hệ với bộ phận kinh doanh để được hướng dẫn nhận hỗ trợ 

Website: http://asiasoft.com.vn, simba.vn, asiainvoice.vn

Địa chỉ liên hệ: Số 6, Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà Nội

Khu vực miền Bắc : 0936 348 626

Khu vực miền Trung: 0935.072.299

Khu vực miền Nam: 1900 63 66 89

Từ khóa » Swot Kế Toán