Áp Dụng Kỹ Thuật Cố định C1, C2 Bằng Nẹp Vít Phía Sau (Harm's ...
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Khoa Ngoại Thần kinh (A7-B) | Thông tin y học (A7-B) Áp dụng kỹ thuật cố định C1, C2 bằng nẹp vít phía sau (Harm’s technique) điều trị mất vững khớp đội - trục (C1 - C2) 11:02 AM 24/05/2016 Mất vững khớp đội - trục (atlantoaxial instability - AAI) được xác định là sự dịch chuyển quá mức tại khớp giữa đốt đội (C1) và đốt trục (C2) do những bất thường của cấu trúc xương hoặc hệ thống dây chằng. Sự mất vững khớp đội - trục thường liên quan đến những tổn thương của mỏm nha (odontoid process) hoặc hệ thống dây chằng, đặc biệt là dây chằng ngang (transverse ligament). Sự mất vững khớp đội - trục thường được xác định bằng khoảng cách giữa mỏm nha và bờ sau của cung trước đốt đội (atlas-dens interval; ADI). Trên phim X-quang quy ước, tư thế nghiêng, sự mất vững khớp đội - trục xuất hiện khi khoảng cách này > 3mm ở người trưởng thành và > 5mm ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân thường là do bẩm sinh, với bệnh cảnh thường gặp trong các hội chứng Down, Morquio, Larsen, Kniest ... hoặc trong bệnh đa u xơ thần kinh (neurofibromatosis). Đối với người trưởng thành, sự mất vững khớp đội - trục thường là do chấn thương hoặc do các nguyên nhân mắc phải khác như viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis - RA), lao... Theo các nghiên cứu ở Mỹ, ước tính khoảng 14% các trường hợp gãy mỏm nha (odontoid fractures) gây nên sự mất vững khớp đội - trục với bệnh cảnh chèn ép thần kinh nặng, nguy cơ tử vong cao. Đối với các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis - RA), tỷ lệ mất vững khớp đội - trục được tìm thấy trong khoảng 20% các trường hợp, tuy nhiên, tỷ lệ này tăng lên đến khoảng 49% ở những người lớn tuổi (> 60 tuổi). Sự mất vững khớp đội - trục nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra các biểu hiện chèn ép thần kinh. Các biểu hiện chèn ép thần kinh có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau như rối loạn dáng đi, nặng hơn là bại yếu tứ chi, rối loạn cơ tròn... thậm chí có thể đột tử do chèn ép hành tủy gây suy hô hấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, sự mất vững khớp đội - trục có thể có tỷ lệ tử vong cao, thay đổi từ 13% đến 60%, tùy từng nghiên cứu. Chính vì vậy, bất kể bệnh nhân nào có các yếu tố nguy cơ mất vững khớp đội - trục đều cần được kiểm tra và can thiệp phẫu thuật cấp cứu. Điều trị phẫu thuật làm vững C1 - C2 cột sống cổ cao có nhiều kỹ thuật. Các kỹ thuật đã được áp dụng: - Kỹ thuật buộc vòng cung sau C1- C2 (posterior wiring technique). Kỹ thuật được Gallie giới thiệu đầu tiên năm 1939, sau đó được phát triển và cải biên bằng kỹ thuật Brooks-Jenkins. Kỹ thuật có ưu điểm là đơn giản, nhưng tỷ lệ không liền xương, khớp giả cao (khoảng 30%). - Kỹ thuật bắt vít qua khối mấu khớp C1- C2 (trans-articular screw technique). Kỹ thuật được Magerl giới thiệu đầu tiên vào năm 1979. Kỹ thuật làm vững tốt, cho tỷ lệ liền xương cao (92-98%). Tuy nhiên, kỹ thuật này rất khó áp dụng cho các mất vững đội - trục di lệch lớn, nếu không sửa chữa được các biến dạng bằng phương pháp nắn chỉnh ngoài. Bên cạnh đó, một trong những nguy cơ của kỹ thuật là có thể gây tổn thương tủy và động mạch đốt sống (2,5 - 4,3%). - Kỹ thuật cố định C1, C2 phía sau bằng nẹp vít (segmental screw fixation technique) Kỹ thuật này được đề cập đến bởi Goel và cộng sự vào những năm 1980. Ca phẫu thuật đầu tiên được Harms thực hiện tháng 8 năm 1997. Tuy nhiên, năm 2001, Harms và Melcher mới công bố phương pháp này. Kỹ thuật được thực hiện bằng cách đặt vít vào hai khối bên C1 và cuống đốt hoặc eo của C2. So với các kỹ thuật nêu trên, kỹ thuật này có những ưu điểm vượt trội, đó là: 1. Không cần nắn chỉnh kín trước mổ. Sự nắn chỉnh được thực hiện trực tiếp trong mổ. 2. Hiệu quả nắn chỉnh tốt hơn các kỹ thuật trên. 3. Mức độ cố định vững chắc của kỹ thuật tốt hơn các phương pháp khác do vít vào xương dài hơn, mỗi đốt (C1, C2) được cố định bằng 2 vít 2 bên. 4. Tỷ lệ liền xương cao hơn. 5. Có thể quan sát trực tiếp vị trí đặt vít vào C1 nên tỷ lệ biến chứng gây tổn thương động mạch đốt sống ít hơn.Chính vì những ưu điểm trên, ngày nay trên thế giới, kỹ thuật của Harms đã được coi là sự lựa chọn tối ưu cho các trường hợp mất vững khớp đội - trục. Từ năm 2011, Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã triển khai kỹ thuật này. Hiện nay, kỹ thuật đã được áp dụng thường quy cho các mất vững khớp đội - trục do các nguyên nhân khác nhau: Chấn thương, viêm khớp dạng thấp, lao... mang lại kết quả tốt. Hình ảnh minh họa
Hình 1. Bệnh nhân nam, 33 tuổi. Năm 13 tuổi, đá bóng ngã, sau ngã liệt tứ chi, phục hồi dần. Trước khi vào viện 3 năm thấy tứ chi yếu dần. Vào viện trong tình trạng bại nặng tứ chi, tiểu qua sonde, khó thở nhẹ. Trên phim X-quang (A) có mất vững, biến dạng khớp đội - trục. Trên cộng hưởng từ (B), ống sống bị hẹp, tủy sống bị đè ép mức độ nặng.
Hình 2. Biến dạng được nắn chỉnh trong mổ sau khi đặt nẹp vít.
Hình 3. Hệ thống nẹp vít cố định trong mổ.
Hình 4. Phim cộng hưởng từ trước (A) và sau mổ (B), tủy sống được giải phóng chèn ép tốt
Hình 5. Phim chụp X-quang thường quy sau mổ (A), cột sống được phục hồi giải phẫu. Phim cắt lớp vi tính (B), các vít được đặt vào cuống đốt C2 (2), khối bên C1 (3) TS. BS. Nguyễn Trọng Yên Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Phẫu thuật tạo hình khuyết hổng xương sọ
14:00 09/04/2020Phẫu thuật điều trị u dây thần kinh số VIII
07:55 11/03/2020Phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da
14:13 25/02/2020Từ khóa » Giai Phau C2
-
Đánh Giá Chỉ Số Giải Phẫu C1, C2 Trên Cắt Lớp Vi Tính Phục Vụ Phẫu ...
-
Đánh Giá Các Chỉ Số Giải Phẫu C1, C2 Trên Phục Vụ Cho Phẫu Thuật ...
-
Đánh Giá Chỉ Số Giải Phẫu C1, C2 Trên Cắt Lớp Vi Tính Phục ... - 123doc
-
X Quang C1-C2 Thẳng (Giải Phẫu) - YouTube
-
Giải Phẫu Và Các Tổn Thương Giải Phẫu Cột Sống Cổ Cao ứng Dụng ...
-
C2 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Người Tổn Thương C1 - C2 Mất Bao Lâu để Có Thể đi Lại được?
-
Đặc điểm Giải Phẫu Sinh Lý Cột Sống Cổ - Điều Trị đau
-
Giải Phẫu Cột Sống Và Hệ Thần Kinh Ngoại Biên - Y Học Cộng Đồng
-
Đặc điểm Lâm Sàng, Chẩn đoán Hình ảnh Và Kết Quả Phẫu Thuật Chấn ...
-
Chấn Thương Cột Sống Cổ Cao: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Đánh Giá Khoa C2 - Khoa Xét Nghiệm - Giải Phẫu Bệnh Lý - Bệnh ...
-
[PDF] NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HARMS CẢI TIẾN TRONG ...