Áp Dụng Pháp Luật Là Gì? Khác Sử Dụng Pháp Luật Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Áp dụng pháp luật được tiến hành khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể có hành vi vi phạm… Vậy áp dụng pháp luật là gì? Mục lục bài viết
- 1. Áp dụng pháp luật là gì?
- 2. Ví dụ về áp dụng pháp luật
- 3. Khi nào cần áp dụng pháp luật?
- 4. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
- 5. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau thế nào?
1. Áp dụng pháp luật là gì?
Áp dụng pháp luật chỉ việc thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
- Nhà chức trách
- Hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền
nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân cũng như tổ chức.
Có thể hiểu áp dụng pháp luật là hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể.
Ví dụ: áp dụng pháp luật vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự…
2. Ví dụ về áp dụng pháp luật
Các trường hợp được xem là áp dụng pháp luật gồm:
- Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm quy định khi tham gia giao thông (vượt đèn đỏ, chở ba, không đội mũ bảo hiểm…)
- Tòa án xét xử tranh chấp về thừa kế, đất đai theo các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan
- Tòa án giải quyết các vụ án lý hôn đơn phương, ly hôn thuận tình
- UBND tỉnh/UBND huyện ra quyết định thu hồi đất
- UBND tỉnh/UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
3. Khi nào cần áp dụng pháp luật?
Các nội dung trên đã giải thích cho áp dụng pháp luật là gì? Vậy khi nào cần áp dụng pháp luật? Hoạt động áp dụng pháp luật trong đời sống rất đa dạng, phong phú, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hàng ngày. Cụ thể những trường hợp cần áp dụng pháp luật trong thực tế gồm:
Một là khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai là khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu không có sự can thiệp của Nhà nước.
Thứ ba là khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
Và thứ tư là khi nhà nước cần kiểm tra/giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, văn bằng, chứng chỉ,…
4. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn, Tòa án nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và hình phạt cho người phạm tội…
- Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm, văn bản pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế và thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn thể hiện ý chí của Nhà nước trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực.
- Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những quyết định dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Các quyết định áp dụng pháp luật này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người có hành vi vi phạm.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo
Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng.
Bản chất của việc áp dụng pháp luật là mang tính chất bắt buộc và mang quyền lực nhà nước.
Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
5. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau thế nào?
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình, được thực hiện những hành vi pháp luật cho phép.
Ví dụ: Người dân được xuất cảnh, người lao động được kí kết hợp đồng lao động…
Còn áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật…
Ví dụ: Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa hai vợ chồng
Tiêu chí | Sử dụng pháp luật | Áp dụng pháp luật |
Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể được pháp luật cho phép | Phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền |
Trường hợp phát sinh | Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật | - Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. - Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà đối với những chủ thể có hành vi vi phạm. - Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia trong một số quan hệ pháp luật hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế. - Khi quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không tự phát sinh hoặc chấm dứt nếu không có sự can thiệp của nhà nước. |
Bản chất | Chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện, không mang tính chất bắt buộc | Bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng, các chủ thể có liên quan |
Hình thức thể hiện | Các quy phạm pháp luật thể hiện quyền và tự do pháp lý của chủ thể | Văn bản áp dụng pháp luật |
Trên đây là giải đáp về áp dụng pháp luật là gì, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Các Văn Bản áp Dụng Pháp Luật Là Gì
-
Văn Bản áp Dụng Pháp Luật Là Gì ? Cho Ví Dụ Về ... - Luật Minh Khuê
-
Văn Bản áp Dụng Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Của Văn Bản Này
-
Văn Bản áp Dụng Pháp Luật Là Gì?
-
Văn Bản áp Dụng Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Trình Tự Ban Hành?
-
Áp Dụng Pháp Luật Và Sử Dụng Pháp Luật Là Gì? - Luat Su Bao Ho
-
Áp Dụng Pháp Luật Là Gì? Khái Niệm áp Dụng Pháp Luật?
-
Văn Bản áp Dụng Quy Phạm Pháp Luật Là Gì?
-
Sự Khác Biệt Cơ Bản Giữa Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Và Văn Bản ...
-
Áp Dụng Pháp Luật Là Gì? Nguyên Tắc, đặc điểm áp Dụng Pháp Luật?
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Của Văn Bản áp Dụng Pháp Luật
-
Văn Bản Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại Văn Bản Pháp Luật
-
Văn Bản áp Dụng Pháp Luật - CMARD2
-
Văn Bản áp Dụng Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật