Áp Dụng Tiền Sự Khi Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Về Tội Trộm Cắp Tài ...
Có thể bạn quan tâm
Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Hỏi đáp
- Hỏi đáp pháp luật
- Hình sự
- Dân sự
- Hôn nhân gia đình
- Hành chính
- Thương mại
- Lao động
- Đất đai
- Các lĩnh vực khác
- Hành vi cố ý gây thương tích
- Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
- Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
- Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
- Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
- Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
- Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
- Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
- “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
- Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Áp dụng tiền sự khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản
Người gửi: Phạm Tiến Nam Tiền sự là tình tiết định tội trộm cắp tài sản của Bản án đã có hiệu lực pháp luật, có được áp dụng tiền sự này để truy tố trong vụ án trộm cắp tài sản khác. - Ngày 01/12/2015, Nguyễn Văn A có hành vi trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng, bị Công an xử phạt vi phạm hành chính số tiền 1.500.000 đồng. Đến ngày 17/02/2016, A đã nộp phạt khoản tiền trên. - Ngày 23/9/2016, A thực hiện hành vi trộm cắp với giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng, do có tiền sự nên A đã bị khởi tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999. Ngày 17/01/2017, Tòa án xét xử sơ thẩm tuyên phạt A 06 tháng từ giam. Đến ngày 10/9/2017, A đã chấp hành xong bản án. - Ngày 15/7/2018, A tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp với giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng, do có tiền án, tiền sự nên A đã bị khởi tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015. Vậy truy tố A về tội “Trộm cắp tài sản” ngày 15/7/2018 theo quy định tại các điểm a, b Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 hay chỉ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015? (Nói cách khác: Tiền sự của A có được sử dụng nhiều lần làm tình tiết định tội không? Có truy tố A về điểm a Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 hay không?) + Quan điểm thứ nhất: Truy tố A về tội “Trộm cắp tài sản” ngày 15/7/2018 theo quy định tại các điểm a, b Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015, bởi lẽ: Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cấu thành tội phạm như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,169,170, 171, 172,174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”. Theo hướng dẫn tại điểm a Tiểu mục 6.2 Mục 6 Nghị quyết 01/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 12/5/2006 thì: Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nhưng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau: a) Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó. Như vậy A đang có 01 tiền án và chưa được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (có 01 tiền sự) và thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Tiền sự của A được sử dụng độc lập làm tình tiết định tội, không phụ thuộc vào hành vi A đã phạm tội trộm cắp tài sản ngày 23/9/2016, Tòa đã xử phạt và A đã chấp hành phần hình phạt mà bản án đã tuyên. Mặt khác hiện nay chưa có quy định tiền sự được áp dụng bao nhiêu lần để làm tình tiết định tội. Do đó khi truy tố cần áp dụng các điểm a, b Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 đối với A. + Quan điểm thứ hai: Không áp dụng điểm a Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 để truy tố A về tội trộm cắp tài sản, bởi lẽ: Thứ nhất, tiền sự của A là tình tiết định tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999, đã bị xử lý hình sự bằng bản án ngày 17/01/2017 của Tòa án và A đã chấp hành xong bản án này. Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự về không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm, thì không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Thứ hai, áp dụng quy định về tình tiết có lợi cho bị can, bị cáo, khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này của Cơ quan có thẩm quyền, thì không áp dụng tiền sự trên để truy tố đối với bị can. Kiểm sát viên mong muốn được tham khảo ý kiến của các Cơ quan có thẩm quyền, Cơ quan cấp trên và đồng chí trong Ngành về vấn đề này để việc giải quyết vụ án được đúng quy định pháp luật.Câu trả lời
Theo dữ liệu câu hỏi trên thì A đã bị xử phạt hành chính về tội trộm cắp tài sản vào ngày 01/12/2015, đến 17/2/2016, A đã nộp phạt hành chính. Theo quy định khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày A nộp phạt (ngày 17/2/2016) thì A lại tiếp tục trộm cắp tài sản nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự A là có căn cứ. Tuy nhiên, đối với hành vi bị xử phạt hành chính của A trong thời hạn 1 năm kể từ khi nộp phạt (đến ngày 17/2/2017) sẽ được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, ngày 15/7/2018, A tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp sẽ tiếp tục bị xử lý hình sự thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 173 BLHS (do A chưa được xoá án tích) chứ không áp dụng điểm a khoản 1 Điều 173 BLHS bởi vì tiền sự của A đã quá 1 năm kể từ ngày nộp phạt được coi là chưa bị xử phạt hành chính. Vụ 2, VKSNDTC In bài viếtCác câu hỏi khác
STT | Câu hỏi | Ngày hỏi | Câu trả lời |
---|---|---|---|
1 | GCNQSDĐ do UBND cấp cho đơn vị quốc phòng để sử dụng vào mục đích quốc phòng có phải là quyết định hành chính mang bí mật nhà nước không được khởi kiện không? | 20/05/2020 | |
2 | Vận chuyển hàng có đảm bảo không? | 20/05/2020 | |
3 | Làm thế nào tố cáo nạn hút chích, ngáo đá với cơ quan Công an? | 20/05/2020 | |
4 | Phân biệt "Trả hồ sơ điều tra bổ sung và "Trả hồ sơ truy tố lại" | 20/05/2020 | |
5 | Công ty có được giữ bản gốc chứng chỉ của tôi hay không? | 20/05/2020 | |
6 | Tiêu chuẩn để trở thành hòa giải viên thương mại | 20/05/2020 | |
7 | Xác định tài sản của vợ, chồng | 20/05/2020 | |
8 | Lái xe hết hạn đăng kiểm có bị xử phạt không? | 20/05/2020 | |
9 | Áp dụng điểm c hay điểm i khoản 1 Điều 249 BLHS ? | 20/05/2020 | |
10 | Bị bắt và khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở có đúng pháp luật không? | 20/05/2020 |
Từ khóa » để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định Yếu Tố Nào Sau đây
-
Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý ? Yêu Cầu ... - Luật Minh Khuê
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là? - Luật Hoàng Phi
-
Câu 22. Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là - Khóa Học
-
Để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định - Toploigiai
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là - Top Lời Giải
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là? - Hoc247
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý
-
[PDF] Bài 7: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - Topica
-
Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý đối Với Chủ Thể Vi Phạm Pháp Luật
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Quy định Về Pháp Nhân Thương Mại Trong Pháp Luật Việt Nam
-
Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân – Một Số Vấn đề Cần Lưu ý
-
Trách Nhiệm Hình Sự Là Gì? Quy định độ Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự?
-
[PDF] TỔNG HỢP 320 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (CÓ ĐÁP ÁN) MÔN GIÁO ...
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý ? - Văn Phòng Luật Sư đms
-
[DOC] Hỏi đáp Pháp Luật Về Tố Cáo
-
BÀN VỀ LẬP HIẾN - Ấn Phẩm