Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý đối Với Chủ Thể Vi Phạm Pháp Luật

Mục lục

Toggle
  • 1 – Truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?
  • 2 – Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
    • a – Căn cứ pháp lý
    • b – Căn cứ thực tế
  • 3 – Ý nghĩa của việc xác định cấu thành vi phạm pháp luật đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý

Phân tích căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật?

Phân tích căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật?

  • Luận bàn về trách nhiệm pháp lý, kỷ luật và kỷ luật lao động
  • Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
  • [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
  • Tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
  • Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
  • Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật
  • Cho ví dụ và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
  • Cho ví dụ và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó
  • Cho ví dụ và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó
  • Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

1 – Truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Khi cảnh sát giao thông ra Quyết định xử phạt người vi phạm pháp luật giao thông có nghĩa là cảnh sát đã truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm đó.

2 – Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật

Truy cứu trách nhiệm pháp lý thực chất là áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật, bắt họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, do vậy, để bảo đảm tính đúng đắn, chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý thì hoạt động này không thể được tiến hành một cách tùy tiện mà phải dựa trên những căn cứ nhất định.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm truy cứu trách nhiệm pháp lý
  • Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
  • Luận bàn về trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm kỷ luật lao động
  • Tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
  • [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
  • Cho ví dụ, phân tích chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật đó
  • Vi phạm pháp luật và Trách nhiệm pháp lý
  • Góp phần nhận thức lại về trách nhiệm pháp lý dưới góc độ lý luận
  • Cho ví dụ và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
  • Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế.

a – Căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là các quy định của pháp luật về vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật. Đó là các quy định của pháp luật về những vấn đề sau:

– Những hành vi bị coi là vi phạm pháp luật;

– Các biện pháp cưỡng chế nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm, điều kiện để áp dụng các biện pháp đó;

– Về hiệu lực hồi tố, về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý…;

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý;

– Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý;

– Trình tự, thủ tục truy cứu trách nhiệm pháp lý…

b – Căn cứ thực tế

Căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm nhằm đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật, trên cơ sở đó, chủ thể có thẩm quyền mới có thể xác định được biện pháp cưỡng chế cần áp dụng cho phù hợp với mức độ vi phạm của chủ thể. Cụ thể là căn cứ vào các yếu tố sau:

– Căn cứ vào hành vi trái pháp luật, tức là chủ thể có thẩm quyền phải khẳng định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật, phải xác định được cụ thể dạng hành vi trái pháp luật là thuộc loại vi phạm pháp luật nào, hình sự, dân sự hoặc hành chính hay kỷ luật; nếu là vi phạm hành chính thì thuộc loại vi phạm cụ thể nào; nếu là tội phạm hình sự thì thuộc loại tội cụ thể nào; phải xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó…

– Căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật, tức là những thiệt hại thực tế mà xã hội đã phải gánh chịu do hành vi này gây ra và xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó.

– Căn cứ vào mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại cho xã hội, bởi lẽ, một người sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại không phải do hành vi của mình gây ra.

– Căn cứ vào thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm (phương tiện có làm sát thương nhiều người không) bởi vì đó cũng là những yếu tố có thể giúp cho việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật.

– Căn cứ vào lỗi của chủ thể, phải xác định được cụ thể đó là lỗi cố ý hay lỗi vô ý; nếu cố ý thì đó là cố ý trực tiếp hay gián tiếp; nếu vô ý thì là vô ý vì cấu thả hay vô ý vì quá tự tin.

– Căn cứ vào động cơ, mục đích cụ thể của chủ thể vi phạm; đó có phải là động cơ vụ lợi, động cơ đê hèn… không; mục đích cụ thể của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật là gì…

– Căn cứ vào chủ thể của vi phạm pháp luật, tức là phải chú ý tới năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm. Với chủ thể là cá nhân thì phải xem xét đến độ tuổi, sự phát triển về trí tuệ và trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Với chủ thể là tổ chức thì phải xem xét đến tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của nó.

– Căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật, tức là phải chú ý tới tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật.

3 – Ý nghĩa của việc xác định cấu thành vi phạm pháp luật đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý

Có thể nói, ý nghĩa cơ bản của việc xác định cấu thành vi phạm pháp luật đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhằm xác định được đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật, trên cơ sở đó có thể xác định được đúng đắn, chính xác các biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng cho phù hợp với từng trường hợp vi phạm, qua đó bảo đảm được mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý. Cụ thể:

– Hành vi trái pháp luật là căn cứ đầu tiên cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý, bởi vì nếu không có hành vi trái pháp luật thì không có vi phạm pháp luật, do vậy, nếu không xác định được hành vi trái pháp luật thì không thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý.

– Hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu là cơ sở để xác định loại trách nhiệm pháp lý và biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể cần áp dụng, đó là trách nhiệm hành chính hay hình sự, nếu là hình sự thì thuộc loại tội nào, khung hình phạt cụ thể nào…

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một căn cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lý, bởi lẽ, một người sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại không phải do hành vi của mình gây ra, trừ trường hợp có trách nhiệm liên đới.

– Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, tính chất, phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định biện pháp cưỡng chế cụ thể cần áp dụng.

– Việc xác định được loại lỗi cụ thể của chủ thể vi phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lý và xác định các biện pháp cưỡng chế cụ thể cần áp dụng, vì nếu chủ thể không có lỗi trong hành vi của mình thì không bị coi là vi phạm pháp luật; với cùng một mức độ thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra cho xã hội song nếu chủ thể vi phạm với lỗi cố ý thì phải trừng phạt nghiêm khắc hơn so với khi họ vi phạm với lỗi vô ý.

– Việc xác định được động cơ, mục đích vi phạm pháp luật của chủ thể cũng là căn cứ quan trọng để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với chủ thể vi phạm pháp luật, đặc biệt trong trường hợp chúng là dấu hiệu đặc trưng của vi phạm, ví dụ động cơ vụ lợi là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân…

– Việc xác định độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể là cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định họ có phải là chủ thể của vi phạm pháp luật không, trong việc xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể cần áp dụng cho chủ thể, vì với hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tương tự nhau thì biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng đối với người đã thành niên phải nghiêm khắc hơn đối với người chưa thành niên.

– Đối với chủ thể là tổ chức thì việc xác định địa vị pháp lý hoặc tư cách pháp nhân của chủ thể sẽ là cơ sở để xác định loại trách nhiệm pháp lý cần truy cứu, Ví dụ: ở nước ta hiện nay, chỉ pháp nhân thương mại mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một số tội nhất định, còn các pháp nhân khác thì không.

– Việc xác định khách thể của vi phạm pháp luật là cơ sở quan trọng để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, trên cơ sở đó xác định chính xác biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng, vì quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ càng quan trọng thì biện pháp cưỡng chế cần áp dụng đối với chủ thể vi phạm phải càng nghiêm khắc.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định Yếu Tố Nào Sau đây