Áp Suất Chất Lỏng – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng là giá trị áp lực lên một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó.

Công thức tính áp suất: p = d.h

  • Trong đó:

+ h: độ cao của cột chất lỏng, tính từ điểm tính tới mặt thoáng chất lỏng, đơn vị m

+ d:trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m³

  • Ký hiệu: p
  • Đơn vị: N/m², Pa (Pascal[1])

Áp suất tuyệt đối

[sửa | sửa mã nguồn]

Áp suất tuyệt đối là tổng áp suất gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng.

Ký hiệu: pa

Công thức:

p a = p 0 + γ h {\displaystyle p_{a}=p_{0}+\gamma h}

trong đó:

  • p0 là áp suất khí quyển
  • γ {\displaystyle \gamma } là trọng lượng riêng của chất lỏng
  • h là độ sâu thẳng đứng từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm được xét

Áp suất tương đối

[sửa | sửa mã nguồn]

Áp suất tương đối, còn gọi là áp suất dư là áp suất gây ra chỉ do trọng lượng của cột chất lỏng. Ngoài ra áp suất tương đối là hiệu giữa áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển. Nếu áp suất tuyệt đối nhỏ hơn áp suất khí quyển thì ta được áp suất chân không.

Ký hiệu: ptđ, pdư

Công thức:

p d u = γ h {\displaystyle p_{du}=\gamma h} .

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lấy từ tên của nhà bác học, nhà vật lý, toán học người Pháp Pascal
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Tồn Tại Của áp Suất Trong Lòng Chất Lỏng