ÁP-XE HẬU MÔN VÀ RÒ HẬU MÔN
Có thể bạn quan tâm
Áp-Xe hậu môn là gì?
Áp-xe hậu môn là khoang bị nhiễm khuẩn chứa đầy mủ hình thành gần hậu môn hoặc mông. Mủ hình thành do áp lực bên dưới da gây đau đớn và sưng.
Rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn thường hình thành do ápxe hậu môn. Lỗ rò là một thuật ngữ y học miêu tả một ống hoặc dải bất thường hình thành dưới da và kết nối vết nhiễm trùng áp-xe trước đó giữa phần da trên mông phía ngoài hậu môn với khoang hậu môn phía trong.
Nguyên nhân nào dẫn đến áp-xe hậu môn và rò hậu môn?
Trong khoang hậu môn là những tuyến nhỏ quanh hậu môn. Những tuyến này có thể bị ảnh hưởng khi vi khuẩn xâm nhập hoặc khi những tuyến này bị tắc. Những điều kiện nhất định như viêm kết tràng hoặc viêm đường ruột đôi khi có thể khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn. Dưới áp lực, mủ có thể hình thành dưới da tạo thành áp-xe. Áp lực có thể được giải thoát bằng việc rút mủ ra khỏi bề mặt da. Tuy nhiên, sau khi mủ trong áp-xe đã khô đi, ống hay dải đó có thể kéo dài dai dẳng kết nối tới tuyến nhỏ quanh hậu môn từ nơi phát sinh áp-xe ra phía làn da bên ngoài. Khi điều này xảy ra, việc rút mủ thường xuyên khỏi làn da bên ngoài dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của đường ống này, giờ có tên gọi là lỗ rò. Lỗ rò này có thể liên tục bị ảnh hưởng khi liên tục rút mủ ra. Một khi đã phát triển, lỗ rò hậu môn hiếm khi tự lành lại.
Đâu là triệu chứng của áp-xe hay rò hậu môn?
Áp-xe thường gây ra những triệu chứng đau và sưng quanh hậu môn. Có thể bị sốt, lạnh và mệt mỏi. Rò hậu môn cũng có thể gây khó chịu cho da và kích thích quanh hậu môn cũng như phải rút mủ (thường tạm thời giải tỏa cơn đau). Nó thường ảnh hưởng tới những người lớn hay hoạt động ở nhóm tuổi 30 đến 50.
Làm thế nào để điều trị áp-xe hay rò hậu môn?
Phương pháp điều trị tốt nhất đối với áp-xe hậu môn là dẫn lưu bằng phẫu thuật. Điều trị bằng kháng sinh không thực sự là một phương pháp thay thể tốt để dẫn lưu mủ vì chất kháng sinh không hoàn toàn xâm nhập và điều trị chất lỏng trong áp-xe. Dẫn lưu bằng phương pháp phẫu thuật được thực hiện bằng gây tê thông qua vết mở trên da vùng áp-xe hậu môn để dẫn lưu mủ từ vùng bị ảnh hưởng và do đó cũng giải tỏa áp lực.
Cần phẫu thuật để điều trị và chữa trị lỗ rò hậu môn. Phẫu thuật rò hậu môn thường không phức tạp. Việc phẫu thuật thường bao gồm việc mở đường rò hoặc ống rò, việc này đòi hỏi cắt bỏ một phần nhỏ cơ thắt hậu môn.
Những vết mở phía trong và ngoài đường ống sau đó sẽ được chuyển thành một rãnh để cho phép vết mổ lành từ trong ra ngoài. Phần lớn các cuộc phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật áp-xe, là thủ thuật diễn ra trong ngày. Rất hiễm khi lỗ rò hậu môn sâu hoặc phức tạp với nhiều hơn một dải. Trong những trường hợp như thế này, cần có những cuộc xét nghiệm quang tuyến chuyên biệt và cần có các kỹ thuật phẫu thuật thay thế.
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật diễn ra như thế nào?
Sự khó chịu sau phẫu thuật áp-xe hậu môn hoặc rò hậu môn thường dễ chịu và có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau. Khoảng thời gian nghỉ việc hoặc nghỉ học thường ngắn. Cần thường xuyên làm sạch vết thương mở ở hậu môn bằng một dụng cụ khí dung nước ấm để phun vào vết thương 3 đến 4 lần một ngày. Việc rút máu nhiễm màu ra khỏi vết thương là bình thường. Nên mang một miếng gạc hoặc miếng lót khử trùng để ngăn chặn chất thải nhuộm vào quần áo. Có thể sử dụng chất làm mềm phân và thuốc nhuận tràng nhẹ. Việc đi ngoài không ảnh hưởng đến quá trình vết thương lành lại.
Áp-xe hậu môn hoặc rò hậu môn có khả năng tái phát không?
Vết thương có thể mất đến 4 tuần để lành lại hoàn toàn, mặc dù thường thì vết thương gây khó chịu sau 2 tuần. Thông thường, nếu vết thương lành lại hoàn toàn thì nó sẽ không tái phát. Nhưng nếu vết thương không lành lại, đó là dấu hiệu của sự tái phát; khả năng này là rất thấp. Cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật để giúp ngăn chặn tái phát.
Từ khóa » Sưng Mủ Gần Hậu Môn
-
Cục U Gần Hậu Môn Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy Hiểm Gì? [ 9 Bệnh Phổ ...
-
Các Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng | Vinmec
-
8 Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng Mà Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu áp Xe Hậu Môn ở Trẻ Và Các Biến Chứng Nguy Hiểm
-
Bệnh Lý Thường Gặp ở Vùng Hậu Môn
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh áp Xe Cạnh Hậu Môn – Phương Pháp ...
-
Hậu Môn Bị Sưng Có Phải Là Bệnh? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
-
Bị Nổi Cục ở Hậu Môn Nhưng Không Tự Hết Là Bệnh Gì?
-
Sưng Cạnh Hậu Môn – Cẩn Thận Với Apxe Hậu Môn
-
Rò Hậu Môn: Tác Hại Khôn Lường Và Giải Pháp “vàng” Chữa Trị
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Áp Xe Hậu Môn
-
Áp Xe Da - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Áp Xe Hậu Môn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Áp Xe Hậu Môn - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Các Biến Chứng Của Bệnh