Dấu Hiệu áp Xe Hậu Môn ở Trẻ Và Các Biến Chứng Nguy Hiểm

1. Dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ điển hình

Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng ở các tuyến hậu môn, dẫn đến mưng mủ trong các khoang và lỗ nhỏ của trực tràng. Áp xe quanh hậu môn là dạng phổ biến nhất, gây mưng mủ và sưng đau ở gần hậu môn. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do vi khuẩn đường ruột gram âm và vi khuẩn tụ cầu gây ra khiến trẻ đau đớn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng nặng nguy hiểm.

dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ

Cẩn thận áp xe hậu môn nguy cơ biến chứng ở trẻ nhỏ

Có thể nhận biết dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ như sau:

1.1. Xuất hiện u cục cứng sờ thấy rõ quanh hậu môn

Đây là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, cha mẹ có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy các khối u cứng xung quanh hậu môn có màu đỏ hoặc tím bất thường. Dần dần giữa khối áp xe sẽ xuất hiện mủ trắng hoặc vàng, khi vỡ có mùi hôi tanh khó chịu.

1.2. Ngứa vùng hậu môn

Đa phần triệu chứng ngứa vùng hậu môn xuất hiện sớm khi các ổ áp xe chưa quá lớn. Nguyên nhân là do vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, dịch viêm khiến hậu môn luôn ẩm ướt, gây ngứa ngáy khó chịu.

Áp xe hậu môn gây đau đớn, khó chịu cho trẻ

Áp xe hậu môn gây đau đớn, khó chịu cho trẻ

1.3. Đau ở hậu môn

Ổ mủ áp xe ở hậu môn càng lớn thì tình trạng đau tức, khó chịu càng nghiêm trọng, có thể khiến trẻ cáu tức, khóc thường xuyên. Cảm giác đau sẽ nặng hơn khi trẻ ngồi lâu, đi vệ sinh hoặc di chuyển mạnh.

Nếu ổ áp xe bị vỡ, cảm giác đau càng gia tăng nên đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất ở trẻ bị áp xe hậu môn.

1.4. Chảy dịch mủ

Thông thường khi áp xe hậu môn đã đến giai đoạn nặng, khối áp xe đã phát triển lớn quá mức và bị vỡ ra, dịch mủ cũng chảy ra ngoài. Dịch mủ này chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể khiến vùng da xung quanh bị kích ứng, viêm lỗ chân lông. Nếu không điều trị tốt, ổ áp xe mới sẽ lại hình thành và tích mủ, khiến bệnh kéo dài không dứt.

1.5. Triệu chứng toàn thân

Áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ có thể gây triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như: đau nhức người, mệt mỏi, sốt cao, tinh thần căng thẳng,…

Trẻ bị áp xe hậu môn có thể gặp những triệu chứng nhiễm trùng toàn thân nặng

Trẻ bị áp xe hậu môn có thể gặp những triệu chứng nhiễm trùng toàn thân nặng

Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết áp xe hậu môn khá rõ rệt và cụ thể, tuy nhiên ở trẻ sơ sinh có thể khó xác định hơn. Đây là bệnh lý gây đau đớn, nhiễm trùng nặng và kéo dài nếu không điều trị tốt, vì thế khi có dấu hiệu, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa và điều trị sớm.

2. Áp xe hậu môn có thể gây biến chứng gì cho trẻ?

Áp xe hậu môn không phải là bệnh lý khó điều trị, song tỉ lệ tái phát cao do các bậc phụ huynh chủ quan, không điều trị triệt để. Hơn nữa, áp xe hậu môn tiến triển nặng có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ như:

2.1. Gây rò hậu môn

Hầu hết các ổ áp xe hậu môn lớn đều ảnh hưởng sâu đến khe hốc bên trong hậu môn trực tràng, khiến cơ thắt trong và cơ thắt ngoài cũng có thể bị áp xe. Khi ổ mủ vỡ, lỗ rò hậu môn sẽ hình thành và tồn tại nếu không được điều trị thắt lỗ rò.

2.2. Nhiễm trùng hậu môn

Lượng dịch mủ lớn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng trong ổ áp xe rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, khiến bệnh lý lặp lại nhiều lần khó điều trị dứt điểm.

2.3. Nứt ống hậu môn

Khi áp xe hậu môn xảy ra, hầu hết các trường hợp đã bị nhiễm trùng kéo dài dẫn đến những tổn thương niêm mạc trong hậu môn nghiêm trọng. Hậu quả cuối cùng là tình trạng nứt ống hậu môn.

Áp xe hậu môn không điều trị sớm có thể gây biến chứng nặng

Áp xe hậu môn không điều trị sớm có thể gây biến chứng nặng

2.4. Ung thư hậu môn trực tràng

Viêm nhiễm kéo dài cùng sự tích tụ dịch mủ làm tăng nguy cơ xuất hiện tế bào ác tính, phát triển thành ung thư hậu môn.

Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm trên, ngay khi phát hiện dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.

3. Điều trị áp xe hậu môn ở trẻ như thế nào cho hiệu quả?

Trẻ bị áp xe hậu môn cần được đi khám và can thiệp phẫu thuật tháo mủ sớm bởi ổ mủ càng lớn, ảnh hưởng đến các mô càng sâu và rộng. Khi đó, trẻ có thể phải nhập viện và gây mê phẫu thuật phức tạp hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Sau khi tháo mủ, quá trình điều trị nhiễm trùng, vệ sinh và chăm sóc cũng vô cùng quan trọng.

3.1. Điều trị với thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau cho trẻ sau khi mổ tháo mủ, ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát. Ổ mủ càng lớn thì thời gian hồi phục sau phẫu thuật càng kéo dài, có thể phải phẫu thuật lại nếu ổ mủ tái xuất hiện.

3.2. Chăm sóc và vệ sinh sau phẫu thuật

Vệ sinh sau phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ hậu môn là rất quan trọng bởi dịch mủ còn có thể gây nhiễm trùng lan rộng hoặc gây tái phát bệnh. Cha mẹ sẽ cần vệ sinh, chăm sóc vùng xung quanh hậu môn cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu áp xe hậu môn

Nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu áp xe hậu môn

Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, trẻ có thể phải mang bỉm hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch mủ chảy gây ẩm ướt, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển cũng như gây bẩn quần áo.

Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da hậu môn và xung quanh là rất quan trọng để ngăn ngừa áp xe hậu môn tái phát, trong trường hợp có lỗ rò vùng hậu môn hoặc trực tràng, trẻ sẽ can thiệp phẫu thuật thắt đường rò.

Như vậy, điều trị áp xe hậu môn ở trẻ càng sớm thì càng giảm bớt đau đớn, rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ biến chứng. Muốn vậy, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Từ khóa » Sưng Mủ Gần Hậu Môn