Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không, Bài Viết Dưới đây Sẽ Giải đáp

Theo một báo cáo Nha Khoa, có tới gần 90% trẻ em mắc các bệnh răng miệng. Đây là con số báo động về tình trạng chăm sóc răng miệng chưa đúng cách ở trẻ. Và một trong số những bệnh lý nguy hiểm chính là áp xe răng sữa. Nhiều phụ huynh có con gặp tình trạng này thường băn khoăn “Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không?”.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tổng quan về áp xe răng sữa
    • 1.1 Áp xe răng sữa là bệnh lý gì?
    • 1.2 Các loại áp xe răng sữa ở trẻ nhỏ
      • Áp xe nha chu
      • Áp xe cùng chân răng
    • 1.3 Áp xe răng răng sữa có nguy hiểm không?
  • 2. Nguyên nhân gây áp xe răng sữa
    • 2.1 Sâu răng
    • 2.2 Tổn thương răng
    • 2.3 Thói quen nghiến răng
  • 3. Biểu hiện của áp xe răng sữa
  • 4. Trẻ bị áp xe răng sữa nên nhổ răng không?
  • 5. Phòng ngừa áp xe răng sữa ở trẻ

1. Tổng quan về áp xe răng sữa

1.1 Áp xe răng sữa là bệnh lý gì?

Răng sữa là những răng mọc đầu tiên trong giai đoạn phát triển răng của trẻ, thường mọc trong giai đoạn trẻ đang bú mẹ. Áp xe răng sữa hình thành với những bọc nhỏ giống như mụn, có chứa mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Chỗ sưng sẽ khiến cho trẻ bị đau, khó ăn dẫn đến thiếu chất và bị suy dinh dưỡng.

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không

Áp xe răng sữa hình thành với những bọc nhỏ giống như mụn, có chứa mủ hình thành trong các mô của cơ thể.

1.2 Các loại áp xe răng sữa ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, có 2 loại áp xe răng là:

Áp xe nha chu

Đây là tình trạng mô quanh răng có vùng lợi bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào răng.

Áp xe cùng chân răng

Bệnh lý này xảy ra khi khi vùng quanh chân răng bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào thông qua lỗ sâu răng, dần dần tác động lên tuỷ dẫn đến viêm tuỷ và áp xe chân răng.

1.3 Áp xe răng răng sữa có nguy hiểm không?

Nếu phụ huynh thường xuyên theo dõi răng miệng con và sớm phát hiện ra thì có thể điều trị kịp thời, không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, nếu để bệnh lý chuyển biến nặng, trẻ có thể bị nhiễm trùng máu, mất răng, viêm tuỷ, viêm hạch, tiêu xương hàm….

2. Nguyên nhân gây áp xe răng sữa

2.1 Sâu răng

Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng áp xe răng ở trẻ.

2.2 Tổn thương răng

Khi trẻ gặp chấn thương tác động lên răng khiến răng bị gãy, mẻ, sứt,…răng sẽ tồn tại những khoảng trống, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ.

2.3 Thói quen nghiến răng

Khi nghiến răng sẽ tạo nên một áp lực lớn lên răng, từ đó răng tổn thương và áp xe quanh răng hình thành.

trẻ nghiến răng gây áp xe răng

Việc nghiến răng thường xuyên của trẻ sẽ khiến răng bị tổn thương, lâu ngày hình thành nên áp xe răng

3. Biểu hiện của áp xe răng sữa

Khi bị áp xe răng sữa, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:

– Bị đau nhức răng từ nhẹ đến dữ dội.

– Khi thực hiện hoạt động nhai, răng sẽ có biểu hiện đau.

– Quan sát thấy vùng răng bị áp xe đỏ và sưng nướu.

– Men răng có màu sẫm hơn.

– Dễ nhạy cảm với những thực phẩm nóng và lạnh.

– Bị nhức đầu, nóng sốt.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Cơ thể cảm thấy uể oải mệt mỏi, không muốn ăn uống.

– Vùng bị áp xe có mủ đặc chảy ra ngoài, có mùi hôi và cơn đau sẽ chấm dứt khi mủ chảy hết ra.

4. Trẻ bị áp xe răng sữa nên nhổ răng không?

Việc có nên nhổ khi bị áp xe không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

– Nếu chẩn đoán thấy trẻ bị áp xe lợi, bác sĩ sẽ loại bỏ ổ mủ bằng việc rạch ổ áp xe răng sữa ở trẻ. Tiếp theo sẽ dùng nước muối để rửa sạch vết thương và uống thuốc kháng sinh để điều trị giảm đau.

– Nếu trẻ bị áp xe chân răng, bác sĩ sẽ lấy tuỷ răng ra để giảm cơn đau cho bé do áp xe gây ra bằng cách khoan một lỗ để mở đường đến tuỷ sau đó hút tuỷ ra và hàn lại chỗ khoan.

– Nếu áp xe răng ở mức độ nặng dẫn đến răng bị hư hỏng, không thể bảo tồn được và có thể biến chứng tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sữa.

Để biết trẻ có nên nhổ răng khi bị áp xe răng sữa không, cần đưa con đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra mức độ áp xe và có phương án điều trị phù hợp

Để biết trẻ có nên nhổ răng khi bị áp xe răng sữa không, cần đưa con đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra mức độ áp xe và có phương án điều trị phù hợp

5. Phòng ngừa áp xe răng sữa ở trẻ

– Tạo cho con thói quen đánh răng hàng ngày, ít nhất 2 lần/ngày trước khi đi ngủ buổi tối và sau khi thức dậy buổi sáng.

– Lựa chọn những bàn chải có kích thước phù hợp với khuôn miệng của con và những bàn chải lông mềm để không gây tổn thương vùng răng miệng.

– Cho trẻ súc miệng nước muối hoặc súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ triệt để các mảng bám trên bề mặt răng.

– Hướng dẫn con cách dùng chỉ nha khoa kết hợp với đánh răng và dùng nước súc miệng.

– Hạn chế tối đa cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ uống có ga.

– Đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

– Theo dõi răng miệng của con thường xuyên, khi có dấu hiệu bất thường về nướu và răng hay các vùng khác trong miệng, cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng các phụ huynh đã có được câu trả lời cho thắc mắc “Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không”?. Khi trẻ có dấu hiệu của áp xe răng, cần sớm đưa con đến gặp nha sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Từ khóa » Nhổ Răng áp Xe