Bệnh áp Xe Răng Là Gì? Áp Xe Chân Răng Có Nguy Hiểm Không? Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Áp xe nướu răng là biến chứng thường gặp của tình trạng nhiễm trùng chóp răng và quanh nướu. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây ra và nếu không xử lý kịp thời có thể làm chết tủy, dẫn đến mất răng vĩnh viễn, tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong bài viết này, Nha khoa Paris sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị áp xe răng phổ biến tại các đơn vị nha khoa.
- 1. Áp xe nướu răng là gì?
- 2. Nguyên nhân hình thành áp xe răng
- 3. Dấu hiệu nhận biết áp xe răng
- 4. Áp xe nướu răng có nguy hiểm không?
- 5. Áp xe răng có mấy loại?
- 5.1. Áp xe quanh chân răng có ổ mủ
- 5.2. Áp xe nha chu
- 6. Cách điều trị áp xe răng
- 6.1. Dẫn lưu ổ áp xe
- 6.2. Điều trị tủy
- 6.3. Nhổ răng
- 7. Lợi ích của việc điều trị áp xe răng
- 7.1. Cải thiện chức năng nhai
- 7.2. Ngăn ngừa các vấn đề nha khoa khác
- 7.3. Tăng cường sức khỏe nói chung
- 8. Khi nào cần đến gặp bác sĩ nha khoa?
- 9. Cách phòng bệnh áp xe răng hiệu quả
- 10. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh áp xe răng
- 10.1. Áp xe răng nên uống thuốc gì
- 10.2. Áp xe răng có tự khỏi không?
- 10.3. Điều trị áp xe răng có đau không?
1. Áp xe nướu răng là gì?
Áp xe răng là tình trạng sưng nề và xuất hiện ổ mủ ở vùng chân răng. Chân răng bị nhiễm trùng, ổ mủ không thể thoát ra ngoài sẽ tích tụ ở chân răng và hình thành ổ áp xe. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và tích tụ mủ trong xương hàm (1).
2. Nguyên nhân hình thành áp xe răng
Áp xe răng thường hình thành do các nguyên nhân như (2):
– Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách trong thời gian dài khiến khoang miệng không được sạch sẽ. Lâu dần, mảng bám tích tụ nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành ổ áp xe
– Viêm nha chu diễn biến nặng, không can thiệp kịp thời làm viêm nhiễm lan rộng
– Răng bị nứt vỡ, tổn thương,… chưa được điều trị, khiến tình trạng áp xe răng diễn ra nhanh hơn
– Sâu răng lâu ngày nhưng không can thiệp, vi khuẩn tấn công tủy răng, lây lan qua lỗ sâu và xâm nhập vào mô xung quanh răng, dẫn đến hình thành ổ áp xe
– Tủy viêm không loại bỏ hết khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển, lan tới các mô quanh răng và hình thành ổ áp xe
– Người mắc bệnh lý tiểu đường, tim mạch,… làm hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm có mủ
3. Dấu hiệu nhận biết áp xe răng
Có thể nhận biết áp xe răng qua các triệu chứng điển hình như sau:
– Chân răng sưng to, kèm theo ổ mủ.
– Sưng tấy, đau nhức răng dữ dội, nhói buốt hoặc âm ỉ ở vị trí răng bị áp xe, có thể lan ra tai, má hoặc cổ, cơn đau thường xuyên xuất hiện.
– Hơi thở có mùi hôi tanh do vi khuẩn sinh sôi trong túi mủ.
– Mệt mỏi, chán ăn, thay đổi vị giác.
– Khó nhai hoặc nuốt thức ăn.
4. Áp xe nướu răng có nguy hiểm không?
Áp xe nướu răng rất nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng như:
Nhiễm trùng lan rộng
Vi khuẩn gây áp xe có thể lan rộng đến các vùng lân cận như mặt, cổ gây sưng tấy, khó nuốt, khó thở, sốt cao. Thậm chí, vi khuẩn áp xe có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân, đe dọa tính mạng người bệnh.
Mất răng vĩnh viễn
Tình trạng nhiễm trùng nặng từ chân răng đến xương hàm, lan ra mô mềm xung quanh sẽ làm răng lung lay, nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Lệch hàm dưới
Trong trường hợp áp xe ở hàm dưới, nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến dạng hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Ludwig’s Angina
Đây là tình trạng viêm nhiễm lan nhanh từ sàn miệng xuống cổ, bắt nguồn từ một ổ nhiễm trùng áp xe răng ban đầu và nhanh chóng phát triển trong thời gian ngắn. Nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng (3).
5. Áp xe răng có mấy loại?
Áp xe răng có hai loại chính là áp xe quanh chân răng có ổ mủ và áp xe nha chu.
5.1. Áp xe quanh chân răng có ổ mủ
Áp xe quanh chân răng có ổ mủ là tình trạng hoại tử răng, tủy do bệnh lý sâu răng ở mức độ nặng. Vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào bên trong tủy răng và tích tụ mủ. Viêm nhiễm dần lan rộng đến xương hàm, màng xương răng, sàn miệng,…
5.2. Áp xe nha chu
Áp xe nha chu là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở mô bao quanh chân răng, gồm nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Vi khuẩn từ túi nha chu xâm nhập vào vùng mô mềm quanh răng, kích hoạt phản ứng viêm.
Vi khuẩn gây hại tạo ra ổ nhiễm trùng cấp tính, nhanh chóng phá hủy các tổ chức mô nha chu ở quanh răng.
6. Cách điều trị áp xe răng
Tùy vào nguyên nhân và mức độ của bệnh áp xe chân răng mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Cụ thể các phương pháp điều trị là: dẫn lưu ổ áp xe, điều trị tủy và nhổ răng.
6.1. Dẫn lưu ổ áp xe
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trong ổ áp xe để dẫn lưu ổ áp xe ra ngoài, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sau đó sẽ kê thuốc kháng sinh giúp giảm tình trạng áp xe và giảm cơn đau nhanh chóng.
6.2. Điều trị tủy
Bác sĩ sẽ điều trị tủy để loại bỏ vi khuẩn bên trong ống tủy. Sau đó làm sạch kỹ ống tủy và hàn trám kín lại. Qua đó sẽ loại bỏ hết viêm nhiễm và bảo tồn răng thật tối đa.
Sau khi điều trị tận gốc, khách hàng cần kết hợp chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà như ăn uống khoa học và vệ sinh răng nướu sạch sẽ.
6.3. Nhổ răng
Với trường hợp áp xe quá nghiêm trọng, phá hủy hầu hết các cấu trúc răng và các mô nâng đỡ, bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng. Ổ viêm được loại bỏ hoàn toàn, ngăn chặn viêm nhiễm lây lan sang những vị trí xung quanh.
7. Lợi ích của việc điều trị áp xe răng
Điều trị áp xe răng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng và tổng thể của người bệnh như: cải thiện chức năng ăn nhai, ngăn ngừa nhiều bệnh lý răng miệng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
7.1. Cải thiện chức năng nhai
Áp xe răng thường gây ra đau đớn và khó khăn trong ăn nhai. Khi được điều trị triệt để sẽ giúp cải thiện chức năng nhai, giúp người bệnh có thể ăn uống thoải mái hơn và đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.
7.2. Ngăn ngừa các vấn đề nha khoa khác
Điều trị áp xe răng kịp thời sẽ ngăn ngừa các vấn đề nha khoa khác như viêm nha chu, viêm nướu, hoặc thậm chí là mất răng. Qua đó bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
7.3. Tăng cường sức khỏe nói chung
Sức khỏe răng miệng còn liên quan đến sức khỏe toàn cơ thể. Việc loại bỏ vi khuẩn và nhiễm trùng từ áp xe răng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng máu và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cải thiện sức khỏe nói chung.
8. Khi nào cần đến gặp bác sĩ nha khoa?
Khi bị áp xe nướu răng kèm các dấu hiệu dưới đây, cần đi khám bác sĩ ngay:
- Đau răng dữ dội, kéo dài trên 2 ngày và không thuyên giảm. Có dấu hiệu lan sang vùng khác như hàm, tai, cổ, đầu.
- Sưng nướu, có mủ, hôi miệng, đắng miệng.
- Sưng tấy phù nề một bên mặt.
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Khó nuốt, khó thở
Để ngăn ngừa áp xe răng và các bệnh lý răng miệng khác, quý vị cần khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm triệu chứng ban đầu của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn.
9. Cách phòng bệnh áp xe răng hiệu quả
Để phòng tránh bệnh lý áp xe răng, khách hàng nên thực hiện các điều sau:
– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng
– Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước
– Súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, đồ uống có gas,…
– Tránh xa rượu bia, chất kích thích, thuốc lá,…
– Tránh cắn móng tay, cắn bút hoặc các vật cứng vì có thể làm tổn thương răng
– Uống đủ nước mỗi ngày
– Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
– Hạn chế ăn thức ăn ngọt, cay nóng, nhiều gia vị vì có thể kích thích nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
– Ăn thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt, cá, rau xanh,… để răng, nướu luôn chắc khỏe
– Đến nha khoa thăm khám răng miệng tổng quát và lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, trước khi chúng tiến triển thành áp xe răng.
10. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh áp xe răng
Dưới đây là câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến áp xe răng được nhiều người quan tâm.
10.1. Áp xe răng nên uống thuốc gì
Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định khi bị áp xe răng là Erythromycin, Penicillin, Clindamycin và Azithromycin.
– Erythromycin: Erythromycin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây áp xe. Liều dùng thông thường của thuốc là người lớn uống 500 – 1000 mg/lần, ngày 2 – 3 lần. Trẻ em uống 30-50 mg/kg/ngày, chia thành 2 – 3 lần
– Penicillin: Penicillin ngăn chặn sự phát triển của các ổ vi khuẩn. Liều dùng khuyến cáo của thuốc Penicillin là 250 – 500 mg, cách khoảng 6 – 8 giờ uống một lần
– Clindamycin: Thuốc Clindamycin có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, được bác sĩ chỉ định trong trường hợp vi khuẩn kháng nhóm thuốc Penicillin hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc Penicillin. Thuốc thường được sử dụng theo liều lượng là 150 – 300 mg, 6 giờ một lần
– Azithromycin: Thuốc Azithromycin giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra áp xe, ngăn viêm nhiễm lan rộng. Với người lớn, liều dùng là 500 mg/lần/ngày. Trẻ em trên 6 tháng uống 10 mg/kg/ngày. Thuốc chỉ nên sử dụng tối đa trong 3 ngày
10.2. Áp xe răng có tự khỏi không?
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, áp xe răng là bệnh lý không thể tự khỏi được và cần được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng tiềm năng và khắc phục hoàn toàn bệnh lý (4).
10.3. Điều trị áp xe răng có đau không?
Quá trình điều trị áp xe răng không gây đau nhức vì bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cục bộ tại vùng điều trị, giúp ngăn chặn cảm giác đau khi thực hiện. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ thấy đau nhẹ nhưng sẽ nhanh chóng giảm dần theo thời gian.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về áp xe răng là gì mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ. Đây là bệnh lý răng miệng nguy hiểm, thậm chí có thể gây mất răng vĩnh viễn nên cần được chữa trị kịp thời. Nếu khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan thì hãy liên hệ qua số hotline 1900 6900 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Nhổ Răng áp Xe
-
Nhổ Răng Bị Áp Xe Có Nguy Hiểm Không?Có Nên Nhổ? - DRBACSI
-
Nên Làm Gì Khi Bị áp Xe Răng? | Vinmec
-
Chỉ định Rạch áp Xe Răng | Vinmec
-
Nhổ Răng Bị Áp Xe Nguy Hiểm Không? Nên Làm Gì?
-
Bệnh Áp Xe Răng Và Những Biến Chứng - Nha Khoa I-Dent
-
Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không, Bài Viết Dưới đây Sẽ Giải đáp
-
Áp Xe Răng Khôn Là Bệnh Về Răng Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Răng Khôn Số 8 Biến Chứng Gây Áp Xe Có Nguy Hiểm Không?
-
Giá Điều Trị Áp Xe Chân Răng Hiện Nay
-
Ápxe Răng Có Nên Nhổ? - Tuổi Trẻ Online
-
Răng Bị Áp Xe Có Nên Nhổ Không? - Wiki Nha Khoa
-
Áp Xe Răng Hình Thành Như Thế Nào Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Biểu Hiển, Cách Điều Trị Nhanh Nhất