ARBITRAGE (Kinh Doanh Chênh Lệch Giá) Và Rủi Ro Nghiệp Vụ ...
Có thể bạn quan tâm
Kinh doanh chênh lệch giá arbitrage – một hình thức kinh doanh kiếm lời từ chênh lệch giá khá phổ biến hiện nay. Điều quan trọng đối với các nhà giao dịch là theo dõi hoạt động trên thị trường; và lưu ý giá biến động của các tài sản khác nhau.
Bài viết hôm nay của tradafx sẽ thảo luận về định nghĩa arbitrage là gì? Cách thức hoạt động, arbitrage trading trong forex và những rủi ro từ kinh doanh chênh lệch giá.
1. NGHIỆP VỤ ARBITRAGE LÀ GÌ?
Arbitrage được dịch là kinh doanh chênh lệch giá. Kinh doanh chênh lệch giá là quá trình đồng thời mua và bán một công cụ tài chính trên các thị trường khác nhau; nhằm thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả.
Kinh doanh chênh lệch giá là việc mua và bán đồng thời cùng một tài sản trên các thị trường khác nhau để thu lợi nhuận từ những chênh lệch nhỏ trong giá niêm yết của tài sản đó. Nó khai thác các biến động ngắn hạn về giá của các công cụ tài chính giống hệt hoặc tương tự trên các thị trường khác nhau hoặc dưới các hình thức khác nhau.
Cơ hội cho việc kinh doanh chênh lệch giá có thể xuất hiện trong mọi công cụ tài chính bao gồm quyền chọn; cổ phiếu, ngoại hối, hàng hoá hoặc phái sinh.
Kinh doanh chênh lệch giá thường được các tổ chức, doanh nghiệp lớn khai thác; bởi nó đòi hỏi nguồn lực đáng kể nhằm xác định cơ hội và thực hiện các giao dịch.
Các giao dịch Arbitrage thường được thực hiện với việc sử dụng các công cụ tài chính phức tạp; chẳng hạn như các hợp đồng phái sinh; và các dạng công cụ tổng hợp khác; để tìm ra các tài sản tương đương.
1.1. Lý thuyết định giá Arbitrage – Mô hình APT là gì?
Arbitrage Pricing Theory (APT) – Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá là một mô hình định giá tài sản đa yếu tố; dựa trên ý tưởng rằng lợi nhuận của một tài sản có thể được dự đoán bằng cách tận dụng mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận kỳ vọng của tài sản; và một số biến số kinh tế vĩ mô rủi ro hệ thống.
Mô hình APT là một công cụ hữu ích để phân tích danh mục đầu tư; từ góc độ đầu tư giá trị nhằm xác định các tài sản bị định giá sai.
Lý thuyết định giá Arbitrage (APT) được phát triển bởi nhà kinh tế học Stephen Ross vào năm 1976. Mô hình APT như một giải pháp thay thế cho mô hình CAPM (mô hình định giá tài sản vốn).
Chân dung nhà kinh tế học Stephen Ross
1.2. Công thức mô hình APT
E(R)i=E(R)z + (E(I) − E(R)z) × βn
Trong đó:
E(R)i = Lợi tức kỳ vọng trên tài sản
Rz = Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
βn = Mức độ nhạy cảm của giá đối với yếu tố n
Ei = Phần bù rủi ro với yếu tố i
2. PHÂN LOẠI CÁC CHIẾN LƯỢC ARBITRAGE
Có một số loại chiến lược kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage bao gồm: chênh lệch giá thuần túy (Pure Arbitrage); chênh lệch giá sáp nhập (Merger Arbitrage); và chênh lệch giá chuyển đổi (Convertible Arbitrage).
CÁC CHIẾN LƯỢC ARBITRAGE | NỘI DUNG | |
Chênh lệch giá thuần túy | Pure Arbitrage | Đề cập tới việc nhà đầu tư đồng thời mua và bán một tài sản trên một thị trường khác nhau để tận dụng sự chênh lệch giá. Ví dụ: Một công ty đa quốc gia có thể niêm yết cổ phiếu của mình trên nhiều sàn giao dịch. Vậy nên khi cổ phiếu của công ty được giao dịch trên nhiều thị trường; đôi lúc giá có thể tạm thời không đồng bộ. Có thể lấy ví dụ công ty BP PLC có thể giao dịch trên cả LSE (Công ty chứng khoán London); NYSE (Sở giao dịch chứng khoán New York); và một số sàn ở các quốc gia khác. Chênh lệch giá thuần túy còn được biết đến trong trường hợp chênh lệch tỷ giá dẫn đến việc chênh lệch giá; và thường được gọi là kinh doanh chênh lệch tỷ giá. |
Chênh lệch sáp nhập | Merger Arbitrage | Loại chiến lược arbitrage chênh lệch giá này liên quan đến việc mua bán cổ phiếu trong quá trình sáp nhập và mua lại. Chênh lệch sáp nhập thường phổ biến trong các quỹ đầu cơ, doanh nghiệp, công ty mua cổ phiếu của công ty mục tiêu; và bán cổ phiếu của bên mua lại. |
Chênh lệch giá chuyển đổi | Convertible Arbitrage | Loại chênh lệch giá này liên quan tới trái phiếu chuyển đổi hay nợ có thể chuyển đổi. Sự khác biệt cơ bản giữa trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu thường là với trái phiếu chuyển đổi các trái chủ có quyền chọn chuyển đổi nó thành cổ phiếu với một mức chiết khấu ở công ty. Các nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá có thể chuyển đổi tìm cách tận dụng sự chênh lệch giữa giá chuyển đổi của trái phiếu; và giá hiện tại của cổ phiếu của công ty cơ sở. |
2.1. Ví dụ giao dịch Arbitrage trading
Warren Buffett từ lúc 6 tuổi đã có thể nhận ra được cơ hội kiếm lời từ việc kinh doanh chênh lệch giá arbitrage. Ông mua 6 lon Coca với giá 25 cent; bán lại mỗi lon với giá 5 cent cho hàng xóm và thu lãi 5 cent.
Warren Buffett là thấy được lợi nhuận từ sự chênh lệch của một pack 6 lon coca so với những gì người mọi người trả cho việc mua một lon duy nhất.
3. RỦI RO TRONG KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ
Là một nhà đầu tư, bạn không thể chỉ quan tâm tới lợi nhuận cao hay thấp; mà còn phải cân nhắc cả những rủi ro từ kinh doanh chênh lệch giá. Dưới đây là những rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ arbitrage hay kinh doanh chênh lệch giá:
– Rủi ro cạnh tranh: Cạnh tranh trên thị trường có thể ảnh hưởng đến sự thành công của giao dịch hay kinh doanh chênh lệch giá. Nếu nhiều người mua đi bán lại hàng hoá cùng một thị trường thì chỉ một nhà đầu tư hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá đó. Tuy nhiên bạn có thể sẽ phải cạnh tranh với các công ty chuyên khai thác sự khác biệt, chênh lệch giá của thị trường.
– Rủi ro chi phí: Thường xảy ra khi người mua định giá quá cao và giá thực tế thì không phải như vậy. Các nhà đầu tư không chỉ có nguy cơ mất khoản lợi nhuận kỳ vọng; mà có khi còn phải bán tài sản đó và chịu lỗ.
– Rủi ro từ thanh khoản: Việc giao dịch, mua bán bất cứ loại tài sản nào thì các nhà đầu tư đều phải đối mặt với nguy cơ không bán lại được. Điều này khiến họ mất đi khoản lợi nhuận dự kiến. Thị trường không có đủ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu giao dịch của bạn. Việc bán lại không thành công có thể xảy ra trong các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế.
4. TỔNG KẾT
Tóm lại, kinh doanh chênh lệch giá xuất hiện trên thị trường do sự thiếu hiệu quả của thị trường. Trong kiến thức trade, Có nhiều loại giao dịch chênh lệch giá khác nhau và nếu bạn muốn tận dụng tối đa chúng; bạn cần phải hiểu hoạt động của từng thị trường và bản chất của tài sản liên quan từ arbitrage là gì.
Ngoài ra việc kinh doanh chênh lệch giá không chỉ đem lại các khoản lợi nhuận; mà đôi khi các nhà giao dịch cũng phải nhận về những rủi ro không mong muốn.
5. FAQ LIÊN QUAN ARBITRAGE
5.1. Triangular Arbitrage là gì?
Kinh doanh chênh lệch giá 3 bên (arbitrage 3 bên) là cơ hội kinh doanh chênh lệch giá; hay khác biệt tỷ giá chéo. Điều này là kết quả của sự chênh lệch giữa ba loại tiền tệ; xảy ra khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó không khớp chính xác.
5.2. Uncovered Interest Arbitrage là gì?
Chiến lược Arbitrage chênh lệch lãi suất không đảm bảo là một hình thức kinh doanh chênh lệch giá khi chuyển đổi tiền gửi từ đồng nội tệ có lãi suất thấp hơn sang đồng ngoại tệ có lãi suất cao hơn.
5.3. Covered Interest Arbitrage là gì?
Ngược lại với thuật ngữ Uncovered Interest Arbitrage; chênh lệch lãi suất được đảm bảo xuất hiện khi các nhà đầu tư tận dụng chênh lệch giữa hai hai quốc gia, loại bỏ rủi ro tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bù đắp (forward contract).
5.4. Index arbitrage là gì?
Chênh lệch chỉ số (index arbitrage) là một loại kinh doanh chênh lệch giá khi nhà đầu tư cố gắng thu lợi từ sự chênh lệch giá giữa hai hoặc nhiều chỉ số trên thị trường.
5.5. Regulatory arbitrage là gì?
Đây là loại chênh lệch không quá phổ biến. Regulatory arbitrage là chênh lệch luật lệ hay chênh lệch quy định. Loại hình chênh lệch này là hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng sự lỏng lẻo trong quy định ở một khu vực; để giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp ở nơi có luật lệ nghiêm ngặt hơn.
5.6. Tax Arbitrage là gì?
Chiến lược Arbitrage hưởng lợi từ chênh lệch thuế là hành động thu lợi từ những khác biệt phát sinh từ cách đánh thuế các loại thu nhập; lãi, vốn và giao dịch khác nhau.
4.6/10 - (8 votes)Từ khóa » Chênh Lệch Giá Là
-
Chênh Lệch Giá Mua, Giá Bán Là Gì? Những đặc điểm Cần Lưu ý
-
Chênh Lệch Giữa Giá Mua Và Giá Bán Là Gì? Các Yếu Tố ảnh Hưởng?
-
Kinh Doanh Chênh Lệch Giá Là Gì? - Binance Academy
-
Kiếm Lời Chênh Lệch Giá – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kinh Doanh Chênh Lệch Giá (Arbitrage) Là Gì? Nhược điểm Của Kinh ...
-
Giải Thích: Chênh Lệch Giá Mua - Giá Bán & Trượt Giá Là Gì?
-
Kinh Doanh Chênh Lệch Giá Là Gì? - Vietstock
-
Giao Dịch Chênh Lệch Giá, Thủ Phạm Gây Quá Tải Hệ Thống - MBS
-
Đặt Cược Chênh Lệch Tài Chính Là Gì? - LCG
-
Giải Thích Chênh Lệch Giá Mua/Bán
-
Kế Toán Chênh Lệch Tỷ Giá - Trung Tâm GEC
-
NHNN: Chênh Lệch Giữa Giá Vàng Trong Nước Và Thế Giới Là Phù Hợp
-
Kinh Doanh Chênh Lệch Giá Là Gì? Ví Dụ Thực Tế Về ... - VietnamFinance
-
ETF - Kinh Doanh Chênh Lệch Giá (Arbitrage) Và ứng Dụng Thực Tế