Axit Nitric Tinh Khiết Không Màu để Ngoài ánh Sáng Lâu Ngày Sẽ ...

Axit nitric tinh khiết không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thànhDung dịch axit nitric tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màuNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu

  • Axit nitric tinh khiết không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành
  • Tính chất Axit nitric
    • 1. Axit nitric là gì?
    • 2. Tính chất vật lí của axit nitrit
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Axit nitric tinh khiết không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến dung dịch axit HNO3 tinh khiết. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến Axit nitric tinh khiết.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu câu hỏi liên quan

  • Ứng dụng nào không phải của HNO3
  • Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3
  • HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây
  • HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu

Axit nitric tinh khiết không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành

A. màu đen sẫm

B. Màu vàng

C. Màu trắng đục

D. Không chuyển màu.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Axit nitric tinh khiết không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màu vàng là do: axit HNO3 không bền nên bị phân hủy một phần thành NO2 làm cho axit có màu vàng.

4HNO3 → O2 + 2H2O + 4NO2↑

Đáp án B

Tính chất Axit nitric

1. Axit nitric là gì?

Axit nitric là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học HNO3. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.

Trong tự nhiên, axit nitric hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp và hiện nay chúng là một trong những tác nhân gây ra mưa axit.

Axit nitric tinh khiết không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màu vàng là do: axit HNO3 không bền nên bị phân hủy một phần thành NO2 làm cho axit có màu vàng

2. Tính chất vật lí của axit nitrit

Axit nitrit là chất lỏng hoặc khí không màu, tan tốt trong nước (C<65%)

Trong môi trường tự nhiên, axit nitrit có màu vàng nhạt do sự tích tụ của oxit nitơ.

Dưới tác dụng của ánh sáng, HNO3 bị phân hủy tạo thành nitơ dioxit NO2 (nhiệt độ thường).

4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2

Ở nhiệt độ cao, nitơ đioxit bị hòa tan bởi axit HNO3 thành dung dịch có màu vàng hoặc đỏ.

Là một axit có tính ăn mòn cao, cực độc, dễ bắt lửa.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Dung dịch axit nitric tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màu vàng là do

A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu

B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu

C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng

D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Xem đáp ánĐáp án C

Dung dịch axit nitric tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màu vàng là do HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng

Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe, NO2, O2.

D. Fe2O3, NO2, O2.

Xem đáp ánĐáp án D

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm Fe2O3, NO2, O2.

Phương trình phản ứng nhiệt phân

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

Câu 3. Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp ánĐáp án D

Dùng HNO3 có thể nhận biết được cả 4 chất.

Giải thích chi tiết

Chất rắn tan dần, có khí không màu thoát ra thì chất ban đầu chính là MgCO3

MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + CO2 ↑ + H2O

Xuất hiện chất rắn tan dần, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí, dung dịch thu được màu vàng nâu chất ban đầu chính là Fe3O4

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 (vàng nâu) + NO + 14H2O

2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)

Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 (xanh) + H2O

Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch không màu

Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 (không màu) + 3H2O

Câu 4. Axit nitric đặc, nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. FeCO3, FeO, NH3, Ag

B. FeCO3, CuO, NH3, Pt

C. FeCO3, NH3, CO2, Au

D. CaO, NH3, Au, FeCl2

Xem đáp ánĐáp án A

Axit nitric đặc, nóng phản ứng được với tất cả dung dịch sau: FeCO3, FeO, NH3, Ag

Phương trình phản ứng liên quan

FeCO3 + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2 H2O

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

NH3 + HNO3 → NH4NO3

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

-------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Axit nitric tinh khiết không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Hno3 để Ngoài ánh Sáng