Axit Sunfuric, Muối Sunfat” Hoá Học 10 Cơ Bản Theo định Hướng
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Hóa học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 26 trang )
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNGSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTÊN ĐỀ TÀIDẠY HỌC “BÀI 33 - AXIT SUNFURIC, MUỐI SUNFAT”HOÁ HỌC 10 CƠ BẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM, NGHIÊNCỨU BÀI HỌC CỦA HỌC SINH.Người thực hiện: Phạm Tuấn HậuChức vụ: Giáo viênSKKN thuộc lĩnh mực (môn): HoáTHANH HOÁ NĂM 20161I. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiTrong những năm học vừa qua, ngành giáo dục đang triển khai chươngtrình đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, cải cách chương trìnhsách giáo khoa... Tất cả đều nhằm hướng tới giáo dục toàn diện, lấy học sinhlàm trung tâm.Đặc biệt và cơ bản nhất là thay đổi phương pháp giảng dạy. Thay đổiphương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống sang phương pháp dạy – họctích cực, phát huy tính chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức của học sinh.Làm thay đổi nhận thức về vai trò của thầy và trò trong quá trình dạy và học.Giáo viên đang được bồi dưỡng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tíchcực. Một số kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác: Khăn phủ bàn; Các mảnhghép; Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy... Một số phương pháp dạy học: Dạy họcnêu vấn đề, Dạy học hợp tác, Học theo góc; Học theo hợp đồng; Học theo dựán...Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp vớiđặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tậpchủ động, chống lại thói quen học tập thụ độngMuốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cáchhọc, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạycủa thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạtđộng nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hănghái áp dụng PPDHTC nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng,vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cáchdạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủđộng một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy họcphải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạyvới hoạt động học thì mới thành công.Bằng kinh nghiệm đã tích cực chủ động vận dụng các phương pháp dạyhọc theo hướng đổi mới, tôi mạnh dạn viết ra sáng kiến kinh nghiệm nàynhằm mục đích là vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học tích cực trong giờdạy hoá học lớp 10 phù hợp với các đối tượng học.Tên đề tài:Dạy học “bài 33 – Axit sunfuric, muối sunfat” hoá học 10 cơ bản theođịnh hướng phát triển năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu bài họccủa học sinh.Đề tài này được tôi áp dụng thành công trong những năm gần đây tại cáclớp khối 10. Mỗi tiết dạy đều đạt được mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành2thí nghiệm, nghiên cứu kiến thức bài học theo tư duy logic, khoa học.2. Mục đích nghiên cứuTrong năm học vừa qua, nhà trường chúng tôi đã triển khai được phòngthực hành thí nghiệm Hoá với cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng cơ bản hoạtđộng của bộ môn. Đồng thời giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảngdạy, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Học sinh được tiếp cận trực tiếp,tham gia vào hoạt động thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học...tăngcường hứng thú học tập của các em và nâng cao năng lực tự học và sáng tạo,phát huy vai trò tích cực của các em trong mỗi giờ học.Bài dạy về axit sunfuric là bài dạy có nhiều thí nghiệm hay, có khả năngthực hiện thành công và tạo hiệu quả tốt trong việc tăng cường khả năng thựchành thí nghiệm của học sinh. Đồng thời khi học sinh được học lí thuyết kếthợp thực hành thì kiến thức mà các em học được sẽ được khắc sâu, ghi nhớlâu và có tính hệ thống logic khoa học.Mặt khác, bài này tôi muốn thay đổi hướng tiếp cận bài dạy không theotrật tự như trong sách giáo khoa đó là kiến thức đến đâu, thực hành đến đó.Với cách tổ chức như vậy sẽ rất khó cho giáo viên trong quá trình vừa dạy líthuyết vừa tổ chức thực hành. Nên bài này tôi dạy theo hai phần với hai tiếtdạy (tiết 55 và 56 theo phân phối chương trình). Phần thứ nhất tôi cho họcsinh nghiên cứu trước bài học ở nhà, sau đó vào phòng thực hành tiến hànhcác thí nghiệm có trong bài học. Phần thứ hai là giờ học trên lớp, hệ thống lạikiến thức thông qua kết quả tiết thí nghiệm trước, kết hợp lí thuyết trong sáchgiáo khoa và củng cố.So sánh giữa hai hướng tiếp cận bài học để thấy hiệu quả của mỗi phươngpháp đối với học sinh.3. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu ở đây là hướng tiếp cận bài dạy theo hướng tổ chứccho học sinh nghiên cứu các thí nghiệm có trong bài học trước khi học líthuyết.Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề tổ chức hướng dẫncho học sinh lớp 10 tự làm các thí nghiệm hoá học kiểm chứng trong một giờhọc nghiên cứu bài học mới. Đó là tiết 55,56 bài 33 – AXIT SUNFURIC,MUỐI SUNFAT thuộc chương trình cơ bản.Hai lớp học gồm lớp kiểm chứng là 10A2 (42 học sinh) và lớp đối chứnglà 10A5 (40 học sinh).4. Phương pháp nghiên cứuTổ chức hoạt động giờ dạy trên lớp. Chia bài học thành hai phần (2 tiết)Phần 1: Tổ chức các hoạt động thí nghiệm- Triển khai thực hiện các thí nghiệm theo nội dung kiến thức tương ứngtrong sách giáo khoa để kiểm chứng tính chất hoá học của axit sunfuric.3- Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm an toàn, khoa học.- Yêu cầu học sinh biết tổ chức tốt nhóm thực hành, có sự phân côngnhiệm vụ cụ thể của mỗi thành viên.- Nhận biết hiện tượng trực quan, ghi hiện tượng- Giải thích được hiện tượng bằng kiến thức hoá học, viết được phươngtrình hoá học của phản ứng xảy ra.Phần 2: Tổ chức hoạt động củng cố lí thuyết- Hệ thống lại các kiến thức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm trongphòng thí nghiệm.- Xây dựng các đơn vị kiến thức, kết luận về từng tính chất của axitsunfuric loãng, đặc. Xác định được khả năng oxi hoá của axit sunfuric đặc.- Viết được phương trình hoá học của các phản ứng giữa axit sunfuric vớikim loại mạnh, kim loại yếu, bazo, oxit bazo, muối, ...- So sánh được khả năng phản ứng của axit H2SO4 với Cu, Fe... khi axitloãng hay đặc nóng, đặc nguội.- Xây dựng sơ đồ tư duy để học sinh có thể củng cố hệ thống kiến thứctoàn thể bài học. Nắm vững, nắm sâu có hệ thống logic, dễ nhớ.- Củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.Thông qua đó đánh giá định lượng khả năng tiếp thu kiến thức của học sinhlớp được dạy theo phương pháp mới và lớp được dạy theo phương pháp cũ.II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệmMôn Hoá học là môn học thực nghiệm. Nghiên cứu các hiện tượng biếnđổi chất, có sự trực quan sinh động.Kỹ năng thực hành hoá học là yêu cầu quan trọng của môn học. Rèn luyệnkỹ năng thực hành thí nghiệm giúp học sinh tìm tòi kiến thức mới, kiểmchứng kiến thức đã học và củng cố lí thuyết. Từ đó hình thành thế giới quanvề vật chất, sự biến đổi chất trong tự nhiên, các quá trình diễn ra trong phòngthí nghiệm và nhà máy sản xuất...Thông qua thực hành giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, chínhxác và khoa học.Tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, hoạt động có kế hoạch và phâncông nhiệm vụ, phối hợp tốt cùng nhau giữa các học sinh trong nhóm.Phát triển tư duy khoa học, logic. Hình thành năng lực thực hành thínghiệm, nghiên cứu khoa học.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệmTrước hết là cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường4còn nhiều khó khăn. Phòng thực hành mang tính chất nhà tạm, chưa kiên cố,không đủ không gian bố trí, sắp xếp các hoá chất, thiết bị và tổ chức hoạtđộng cho nhiều học sinh.Hoá chất để lâu ngày không được bảo quản tốt, đều đang trong trạng tháihư hỏng, xuống cấp. Nhiều hoá chất quan trọng thiếu hoặc không còn, khôngdùng được.Nhân viên thiết bị thí nghiệm chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu. Chuẩn bị chomột thí nghiệm không đạt vì không nắm chắc kiến thức liên quan thí nghiệmđó.Giáo viên chưa tích cực sử dụng các thí nghiệm để dạy cho học sinh. Nếucó thì mới chỉ dừng lại ở mức giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn để học sinhquan sát. Khiến cho học sinh chỉ quan sát từ xa, không rõ hiện tượng xảy ra vàkhông hình thành được kỹ năng thực hành.Chất lượng học sinh chưa tốt, chưa nắm vững kiến thức nên khi tiến hànhthí nghiệm cần được giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ, liên tục. Học sinh chưa mạnhdạn, chưa thành thạo trong các thao tác tiến hành.Nhiều học sinh không hiểu hiện tượng xảy ra như thế nào, không ghi đượckết quả quan sát thí nghiệm...hoặc không biết cách giải thích hiện tượng thínghiệm đó.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giảiquyết vấn đề3.1. Chuẩn bị nội dung- Chuẩn bị giáo án- Chuẩn bị phiếu học tập- Chuẩn bị bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh sau bài học3.2. Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ phục vụ bài dạy- Kết hợp nhân viên phòng thí nghiệm chuẩn bị kỹ lưỡng các bộ dụng cụvà hoá chất.- Cần lấy đúng các hoá chất cần sử dụng, các dung dịch axit H 2SO4 loãngvà đặc cần xác định nồng độ C% hoặc CM đạt yêu cầu. Không quá loãng vàquá đặc.- Cần thiết thử các hoá chất trước bằng thí nghiệm trực tiếp để kiểm tratính chính xác.3.3. Tổ chức các hoạt động dạy và học3.3.1. Thiết kế giáo án:Tiết 55,56 : BÀI 33: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFATI. Mục tiêu của bài học:1. Kiến thức5Biết được:- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng và sản xuấtaxit sunfuric.- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.Hiểu được:- Axit sunfuric có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại mạnh, bazo, oxit bazovà muối của axit yếu).- Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá nhiều kim loại, phikim và hợp chất có tính khử...)2. Kỹ năng- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất của axitsunfuric.- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế.- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác.- Giải được bài tập: tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H 2SO4 tham giahoặc tạo thành trong phản ứng. Bài tập bảo toàn khối lượng, điện tích,electron...3. Trọng tâm:- Tính axit mạnh và tính oxi hóa của H2SO4 loãng là do H+ trong phân tử.- Tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc nóng là do gốc SO42- chứa S có số oxi hóacao nhất (+6).II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:1. Chuẩn bị của giáo viêna. Giáo án, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, bài tập thực nghiệm.b) Dụng cụ, hoá chất (5 bộ)- Ống nghiệm, kẹp gỗ, bông, giấy quỳ, giá đựng ống nghiệm, đèn cồn, đũathủy tinh, cốc thủy tinh...- Hóa chất: H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, đồng lá, đinh sắt,dung dịch BaCl2, dungdịch Na2SO4, nước cất, đường saccarozo, NaCl, HCl, AgNO3...- Số lượng: 5 bộ dụng cụ hoá chất.2.Chuẩn bị của học sinh:- Đọc trước bài mới.- Tìm hiểu các thí nghiệm, cách tiến hành, hiện tượng có thể xảy ra và giảithích.III. Tổ chức các hoạt động dạy học:1. Ổn định tình hình lớp:2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh3. Bài mới:Phần 1: Tổ chức các hoạt động thí nghiệm nghiên cứu bài học6Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập hướng dẫn tiến hành mộtsố thí nghiệm sau. Ghi kết quả vào phiếu học tập và giải thích hiện tượngquan sát được.Viết pthh giảiSTTThí nghiệmHiện tượngthích- Nhỏ từ từ 1 ml dd H2SO4 đặc vào1ÔN chứa 3 ml nước cất (ÔN 1)- Nhỏ vài giọt dd H2SO4 loãng vào2giấy quỳ tím.3- Cho viên Zn vào ống nghiệmchứa 2 ml dd H2SO4 loãng4- Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa3 ml dd H2SO4 loãng , đun nóng567- Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa3 ml dd H2SO4 đặc , đun nóng.Thêm cánh hoa hồng vào ốngnghiệm và có nút bông tẩm ddNaOH đặc trên miệng ống.- Rót 3 ml dd H2SO4 đặc vào cốcđựng đường trắng (saccarozo)- Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào ÔN chứa3 ml dd H2SO4 loãng.Các hoạt động:HOẠT ĐỘNG CỦA GVHoạt động 1: Thí nghiệm pha loãngaxit H2SO4 đặc- hướng dẫn học sinh các thao tác+ sử dụng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm.+ sử dụng ống hút lấy 3 ml nước chovào ống nghiệm+ nhỏ từ từ dd axit H2SO4 đặc vàoống nghiệm sao cho axit chảy từ từtheo thành ống nghiệm xuống+ chạm đầu ngón tay vào đáy ốngnghiệm nhận biết sự thay đổi nhiệt độHoạt động 2: Thí nghiệm cho axittác dụng với quỳ tím- hướng dẫn học sinh kẹp giấy quỳHOẠT ĐỘNG CỦA HS- Tiến hành các thao tác theo sựhướng dẫn của giáo viên một cách cẩnthận, an toàn.- Chạm nhẹ đầu ngón tay vào đáy ốngnghiệm xem sự thay đổi nhiệt độ củaống nghiệm trước và sau khi phaloãng axit.- Nêu hiện tượng và giải thích+ ống nghiệm nóng lênKết luận: quá trình hoà tan axit toảnhiệt- Làm thí nghiệm theo nhóm.- Nêu hiện tượng+ quỳ tím hoá đỏ7tím vào kẹp gỗ. Nhỏ axit loãng vàogiấy quỳHoạt động 3: Thí nghiệm axit loãngtác dụng với kim loại mạnh- Chú ý học sinh chỉ lấy 1 viên Zn vàkhoảng 3 ml dd H2SO4 loãngKết luận: H2SO4 là axit mạnh, làm đổimàu quỳ tím- trưởng nhóm làm thí nghiệm- Hiện tượng+ Có nhiều bọt khí thoát ra nhanh,mạnh+ Khí thoát ra là khí H2Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2Kết luận: dd axit H2SO4 loãng tácdụng với kim loại mạnh tạo muối vàgiải phóng khí H2Hoạt động 4: Thí nghiệm axit- trưởng nhóm làm thí nghiệmH2SO4 loãng tác dụng với kim loại- Hiện tượngyếu+ Không có hiện tượng gì- hướng dẫn học sinh lấy 1 lá Cu và+ Cu không phản ứng với dd H2SO4khoảng 3 ml dd H2SO4 loãng, tiếnloãnghành đun nóng.Kết luận: axit H2SO4 loãng không- Chú ý học sinh cách châm lửa đènphản ứng với kim loại yếu đứng saucồn. Hơ nóng đều ống nghiệm và thời H trong dãy hoạt độnggian kết thúc.Hoạt động 5: Thí nghiệm axit- Chuẩn bị hoá chất và dụng cụ đầy đủH2SO4 đặc oxi hoá kim loại (Cu)- Làm thí nghiệm đúng thao tác, cẩn- hướng dẫn học sinh lấy 1 lá Cu vàthậnkhoảng 3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng - Hiểu vai trò của bông tẩm NaOHtrên ngọn lửa đèn cồn.đặc là không cho khí SO2 thoát ra môi- kẹp cánh hoa hồng ở phía trêntrường.miệng ống nghiệm- Hiện tượng- nút ống nghiệm bằng bông có tẩm+ Có khí thoát ra làm cách hoa hồngdd NaOH đặc.nhạt màu dần+ Dung dịch chuyển dần thành màuxanh (màu của muối Cu2+)Cu + 2H2SO4(đ) → CuSO4+SO2↑ +2H2OHoạt động 6: Thí nghiệm tính háonước của axit H2SO4 đặc- hướng dẫn học sinh lấy một lượngđường thích hợp cho vào ống nghiệm+ do khí SO2 có tính tẩy màu làmcánh hoa hồng bị mất màu- làm thí nghiệm cẩn thận theo hướngdẫn- quan sát kỹ hiện tượng. Giải thích+ Đường trắng dần biến thành chất8- rót khoảng 2-3 ml dd axit đặc vàoống nghiệmmàu đen (than)+ Khối chất than đen dần phồng xộplên, có khí thoát ra.Giải thích:+ Axit đã chiếm nước của đường,khiến đường hoá thanC12H22O11 → 12C + 11H2O+ C tác dụng với H2SO4 đặc tạo khílàm cho khối than đen phồng tăng thểtích (có nhiều khoảng trống bêntrong)C + 2H2SO4 (đ) → CO2↑ + 2SO2↑+2H2OHoạt động 7: Thí nghiệm nhận biếtion sunfat- hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm=> Axit H2SO4 cũng oxi hoá nhiềuphi kim (C, S, P...)- làm thí nghiệm. Quan sát hiện tượngvà rút ra kết luận giải thích.+ Có kết tủa màu trắng tạo thànhBaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl* Củng cố:- Trình bày kết quả quan sát và giải thích các thí nghiệm?- So sánh khả năng phản ứng của Cu với dung dịch H2SO4 loãng và đặc? từ đórút ra kết luận gì?- Phân biệt các dung dịch HCl, H2SO4, NaCl và HCl bằng phương pháp hoáhọc?Phần 2: Tổ chức hoạt động kết luận và củng cố kiến thức lý thuyếtHOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSHoạt động 1: Tính chất vật lí- Giáo viên hướng dẫn học sinh cáchsơ cứu người bị bỏng axit H2SO4- để vết bỏng dưới vòi nước mát,sạch. Xả nước vào vết bỏng một lúccho sạch hoá chất.- Sau đó đưa ngay bệnh nhân vàotrung tâm y tế gần nhất.NỘI DUNG KẾT LUẬNA. AXIT SUNFURIC (H2SO4)I. Tính chất vật lí:- Chất lỏng sánh như dầu- Không màu, không bay hơi- Nặng gần gấp hai lần nước (H2SO498% có D = 1,84 g/cm3).- Háo nước, tan vô hạn trong nước vàkhi tan trong nước tỏa nhiều nhiệt.- Khi pha loãng axit H2SO4 đặc,người ta phải rót từ từ axit vào nướcvà không được làm ngược lại.Hoạt động 2: Tính chất hoá học của II. Tính chất hóa học:9axit H2SO4 loãngGV: Dựa vào kiến thức đã học y/c HSviết CTCT của axit. H2SO4.GV: Giải thích cho HS biết cấu tạocủa axit.GV: Dẫn nhập về thành phần trongphân tử axit.H2SO4H+ + SO42Gồm 2 phần:H+ : thể hiện tính chất của 1 axit.SO42- :GV: Y/c HS xác định số oxi hóa củalưu huỳnh trong H2SO4 từ đó dựđoán t/c hóa học của axit.GV: Giải thích: Trong axit H2SO4, Scó số oxh +6 có xu hướng thể hiện tính oxi hóa.Hoạt động 3: Tính chất hoá họccủa dd axit đặcGV: Dẫn nhập về nguyên nhân oxihóa mạnh của axit H2SO4đ .GV: So sánh với thí nghiệm của Cu,Fe với axit loãng và axit đặc?=> từ đó hướng cho HS tới sự khácbiệt về tính chất hóa học của axit đặcvà axit loãng.GV: So sánh phương trình tổng quátcủa axit H2SO4 đặc và axit H2SO4loãng.CTCT:H O +6 OSH O +6 OSH OH OOOhay1. Tính chất của dung dịch axitsunfuric loãng:- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ:- Tác dụng với muối của axit yếu hơn:- Tác dụng với kim loại mạnh+1H2SO40loãng+1H2SO4H2SO4+ Fe0loãng+ Znloãng+20+20FeSO4 + H2ZnSO4 + H2+ Cu2. Tính chất của axit sunfuric đặc:a. Tính oxi hóa mạnh:+ Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt)Ví dụ so sánhCu + H2SO4 (l) → không phản ứngFe + H2SO4 (l) → FeSO4 + H2+60CuSO4 + 2H2O + SO2d, n+606H2SO4 + 2Fed, n+4+22H2SO4 + Cu+3+4Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O=> Phương trình tổng quát:=> Phương trình tổng quát:2M + nH2SO4 (l) → M2(SO4)n + nH2↑n: Hóa trị thấp của kim loại nhiềuhóa trị+40+6M + H2SO4dSO2+nM2(SO4) +n0S-2+ H 2OH 2Sn: Hóa trị cao nhất của kim loại M.Chú ý: Fe, Al, Cr,.. bị thụ động hóa10Gv: thông qua thí nghiệm đường hoáthan. Học sinh hiểu- đường hoá than- viết chữ bí mật trên giấy trắng- cách sơ cứu người bị bỏng axit đặc=> Lưu ý khi sử dụng axit sunfuricđặc phải hết sức cẩn thận .Hoạt động 4: Ứng dụng và điều chế- Gv yêu cầu hs đọc SGK cho biếtứng dụng của H2SO4- Trình chiếu quy trình sản xuất axitsunfuric=> yêu cầu học sinh viết phương trìnhdựa vào các bài đã họcHoạt động 5: Muối sunfat, nhậnbiết ion sunfat- Nhận xét về phân tử H2SO4?- Cho một số ví dụ về muối axit vàmuối trung hoà?- Gv thông tin thêm về tính tantrong axit H2SO4 đặc nguội.+ Oxi hoá nhiều phi kim (C, S, P)+ Oxi hoá nhiều hợp chấtb. Tính háo nướcC12H22O11 → 12C + 11H2OC + 2H2SO4 (đ) → CO2 + 2SO2 + 2H2O=> Đường hoá than hoặc giấy hoáthan (viết chữ bí mật)=> gây bỏng da nặng3. Ứng dụng: (SGK)4. Điều chế:a) Sản xuất SO2: từ S hoặc quặng piritsắt FeS2…S + O2 → SO24FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2b) Sản xuất SO3:2SO2 + O2 2SO3c) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4:H2SO4 + nSO3 → H2SO4. nSO3H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4B. Muối sunfat. Nhận biết ionsunfat1. Muối sunfat: Có 2 loại:- Muối trung hoà (muối sunfat) chứaion SO42− :Phần lớn đều tan trừ BaSO4,SrSO4, PbSO4…không tan; CaSO4,Ag2SO4, ... ít tan- Muối axit (muối hiđrosunfat) chứaion HSO42. Nhận biết ion sunfat:Dùng dung dịch chứa ion Ba2+ (muốibari, Ba(OH)2):- Sử dụng kết quả thí nghiệm giữa ddBaCl2 và dd H2SO4- Kết luận về cách nhận biết ionSO42− + Ba2+ BaSO4↓trắngsunfatBaCl2 + H2SO4 →BaSO4 ↓+ 2HClBa(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓+ 2NaOH4. Củng cố- Lập sơ đồ tư duy về axit sunfuric và thuyết trình?- So sánh khả năng phản ứng của sắt (Fe) với dung dịch axit H2SO4 loãngvà đặc (nóng và nguội)? Viết phương trình hoá học của phản ứng?115. Dặn dò- Ôn lại chương VI- Chuẩn bị bài tập SGK cho tiết luyện tập------------***------------3.3.2. Xây dựng bài tập tự luận nhằm củng cố kiến thức cho học sinhCâu 1) Axit sunfuric có công thức cấu tạo như thế nào, số oxi hoá của nguyêntử S?Câu 2) Vì sao axit sunfuric đặc có thể gây bỏng khi rơi vào da? Và ban đầucần phải sử lý như thế nào khi bi bỏng axit sunfuric cũng như bỏng nhiều hoáchất khác?Câu 3) Cần làm gì khi muốn pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc?Câu 4) Nêu các tính chất hoá học chung của axit loãng. Từ đó viết phươngtrình hoá học của các phản ứng khi cho dung dịch axit H2SO4 loãng lần lượttác dụng với các chất sau (nếu xảy ra): Mg, Fe, Cu, dd NaOH, CuO, ddNa2CO3, dd NaCl.Câu 5) Nhận xét khả năng phản ứng của Cu, Fe với dung dịch H 2SO4 loãngvà H2SO4 đặc.Câu 6). Hãy xác định tên axit và giải thích đầy đủ cho câu đố sauAxit gì cùng sắtTạo muối sắt hai, baTuỳ điều kiện dung dịchCòn làm sắt trơ raCâu 7) Nhận biết các lọ dung dịch riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học:Na2SO4, H2SO4, HCl, NaCl.3.3.3. Xây dựng bài tập trắc nghiệm đánh giá học sinhCâu 1: Cách tiến hành pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc đúng làA. rót dung dịch axit vào nướcB. rót nước vào dung dịch axitC. rót từ từ dung dịch axit vào cốc nước và dùng đũa thuỷ tinh khuấy đềuD. rót từ từ nước vào cốc đựng dung dịch axit và dùng đũa thuỷ tinh khuấyđềuCâu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải do axit sunfuric đặc gây raA. gây bỏng daB. làm nhiệt độ nước tăng lên khi hoà tanC. đường hoá thanD. hoà tan kim loại sắt khi nguộiCâu 3: Axit H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào sau đây?A. FeB. ZnC. AlD. AgCâu 4: Axit H2SO4 loãng không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?A. NaOHB. NaHCO3C. BaCl2D. K2SO4Câu 5: Dung dịch H2SO4 đặc, nguội hoà tan được12A. CuB. BaSO4C. AlD. FeCâu 6: Hiện tượng xảy ra khi cho lá đồng kim loại vào dung dịch H 2SO4 đặcvà đun nóng làA. Không có hiện tượng gìB. Lá đồng tan dần, dung dịch không đổi màu, có khí thoát raC. Lá đồng tan dầu, dung dịch chuyển thành màu xanh, có khí thoát raD. Lá đồng tan dần, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng, có khí thoát raCâu 7: Khẳng định nào sau đây không đúng?A. Kim loại Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãngB. Kim loại sắt có thể phản ứng với dung dịch axit sunfuric tạo được muối sắt(II) hoặc muối sắt (III) tuỳ điều kiện của dung dịch loãng, hay đặc nóng.C. Có thể phân biệt muối Na2SO4 và axit H2SO4 bằng thuốc thử là dung dịchBaCl2.D. Dung dịch axit HCl có lẫn tạp chất là axit H 2SO4. Để loại bỏ tạp chất trênta có thể dùng dung dịch BaCl2.Câu 8: Thuốc thử dùng để phân biệt 4 dung dịch NaCl, Na 2SO4, HCl vàH2SO4 lần lượt làA. Quỳ tím, dd BaCl2B. Quỳ tím, dd AgNO3C. dd BaCl2, dd AgNO3D. Cả A và B đúngCâu 9: Sản phẩm của phản ứng giữa CuO và dung dịch H2SO4 loãng làA. CuSO4B. CuSO4, H2OC. CuSO4, SO2D. CuSO4, SO2, H2OCâu 10: Muối tạo thành của phản ứng giữa Fe và dung dịch H2SO4 đặc,nóng, dư làA. FeSO4B. Fe2(SO4)3C. FeSO4 và Fe2(SO4)3D. ban đầu là Fe2(SO4)3, sau đó là FeSO4Câu 11: Tại sao trong phản ứng giữa Cu với H2SO4 đặc, lại sử dụng bông cótẩm dung dịch NaOH đặc để nút miệng ống nghiệm?A. để axit không bị trào ra ngoàiB. đề khí SO2 tạo thành không thoát ra ngoài môi trươngC. để NaOH trung hoà axit H2SO4 khi phản ứng kết thúcD. nguyên nhân khácCâu 12: Trường hợp nào khi hai chất cùng phản ứng với axit H 2SO4 loãngnhưng không tạo thành cùng một loại muối?A. CuO và Cu(OH)2B. Fe và Fe2O3C. Al và Al2O313D. MgO và MgCO3Câu 13: Kim loại sắt không phản ứng với dung dịch nào sau đây?A. HClB. H2SO4 loãngC. H2SO4 đặc, nguộiD. H2SO4 đặc nóng.Câu 14: Khi nhỏ dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2 thì có hiện tượng làA. xuất hiện kết tủa trắng không tanB. xuât hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tanC. xuất hiện kết tủa trắng, dung dịch có màu xanhD. xuất hiện kết tủa trắng, tan trong axit và dung dịch có màu xanhCâu 15: phương trình hoá học nào sau đây không đúng?A. Cu + H2SO4(loãng) → CuSO4 + H2B. Fe + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2C. 2Fe + 6H2SO4(đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2D. 2Al + 3H2SO4(loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2Câu 16: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được Vlít khí (đktc). Giá trị của V làA. 2,24B. 1,12C. 4,48D. 5,60Câu 17: Cho 10 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dưthu được 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam kim loại không tan. Giá trị củam làA. 5,60B. 4,40C. 6,40D. 3,60Câu 18: Cho 9,6 gam Cu tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thuđược V lít khí (đktc). Giá trị của V làA. 1,12B. 2,24C. 4,48D. 3,36Câu 19: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 0,5 M vào 200 ml dung dịch BaCl 2 1,0M. Thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m làA. 11,65B. 23,3C. 46,6D. 34,95Câu 20: Cho 11,0 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng hết với dung dịch H 2SO4loãng, dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của mỗi kim loại tronghỗn hợp trên làA. 2,7 và 8,3B. 5,4 và 5,6C. 8,1 và 2,9D. 2,6 và 8,4ĐÁP ÁN1C11B2D12B3D13C4D14A5A15A6C16A7C17B8D18D9B19A10B20B3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,14với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường3.4.1. Đối với hoạt động giáo dục- Học sinh tích cực, hào hứng trong giờ học. Hăng hái tham gia xây dựngvà phát biểu bài học.- Học sinh thực hành tốt các thí nghiệm, thực hiện đúng các thao tác, thínghiệm diễn ra thành công và an toàn.- Rèn luyện các kỹ năng tham gia làm việc theo nhóm, phân công côngviệc hợp lí, khoa học.- Học sinh nắm vững kiến thức, ghi nhớ sâu, hiểu rõ bản chất các kiếnthức về tính chất của axit sunfuric.- Gắn kiến thức bài học liên hệ với thực tiễn. Phòng tránh tai nạn về bỏngdo axit và hoá chất, biết cách đề phòng và sử lí khi gặp sự cố.- Kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt thể hiện qua điểm bài viết vàđiểm bài khảo sát trắc nghiệm. Kết quả đối chứng giữa hai lớp được tổ chứcdạy 10A2 so với lớp không tổ chức dạy 10A5 được tổng hợp theo bảng phântích sau. Qua đó ta thấy lớp 10A2 có nhiều em đạt kết quả cao và nhiều emhiểu bài hơn.Bảng điểm so sánh giữa hai lớp thực nghiệm (10A2) và đối chứng(10A5)Điểm 9,10Điểm 7,8Điểm 5,6Điểm < 5Lớp Sĩ sốSL%SL%SL%SL%10A2421023,81535,71228,6511,910A54025,0717,51742,51435,03.4.2. Đối với bản thân- Chuẩn bị tốt cho một bài dạy kết hợp giữa thực hành và lý thuyết.- Rút ra một số kinh nghiệm quý cho các giờ dạy sau này.- Nâng cao kĩ năng, phương pháp giảng dạy, phối kết hợp giữa dạy học lấyhọc sinh làm trung tâm với các kỹ thuật dạy học tích cực.3.4.3. Đối với đồng nghiệp- Bài dạy tạo hiệu ứng tích cực, tác động tới các đồng nghiệp rất tốt. Nângcao tính chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị một bài dạy theo hướng tiếpcận phát triển năng lực học sinh.- Giúp đỡ nhau hoàn thành tốt bài dạy. Củng cố kỹ năng làm việc theonhóm, phối kết hợp thực hiện bài dạy khó.3.4.4. Đối với nhà trường- Mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nhưng thầy và trò vẫn cố gắngkhắc phục khó khăn để vượt qua hoàn thành tốt nhất bài dạy.- Có thể tiến hành các bài dạy khác, các môn khác nhằm khai thác có hiệuquả cơ sở vật chất nhà trường hiện có.- Đây cũng là kết quả đạt được nhờ có sự quan tâm, đầu tư của nhà trườngkhi bố trí, xây dựng khu phòng học chức năng trong khi vẫn còn nhiều khókhăn. Đồng thời thể hiện việc các giáo viên trong nhà trường đã thường xuyêntích cực tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy15theo hướng đổi mới.III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luận- Bài dạy đạt hiệu quả tích cực trong phong trào dạy và học theo phươngpháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm- Giúp học sinh hình thành các kiến thức, kỹ năng thực hành thí nghiệmtheo định hướng phát triển năng lực tự học, tự tìm tòi khám phá của học sinh.- Học sinh hiểu bài sâu bền hơn, vận dụng và giải quyết tốt các kiến thứcliên quan của bài học.- Góp phần nâng cao tinh thần vượt khó trong giáo viên và phối kết hợpgiữa các giáo viên trong thực hiện một bài dạy. Củng cố kỹ năng làm việctheo nhóm.2. Kiến nghị- Đối với tổ bộ môn: thường xuyên trao đổi các bài dạy khó; góp ý, xâydựng giáo án giảng dạy và hỗ trợ khâu chuẩn bị thực hành thí nghiệm.- Đối với nhà trường: đầu tư mở rộng phòng thực hành thí nghiệm HoáSinh. Mua sắm thêm các hoá chất, dụng cụ để thay thế các hoá chất, dụng cụđã hỏng.- Đối với Sở GD&ĐT: quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho trường về cơ sở vậtchất, trang thiết bị dạy học. Đặc biệt là dành cho các bộ môn thực nghiệm nhưHoá-Lý-Sinh...XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNGHậu Lộc, ngày 16 tháng 05 năm 2016Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết, không sao chép nội dung của ngườikhác.Người viếtPhạm Tuấn HậuPHỤ LỤC16NHỮNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ HỌCHình 01: Chuẩn bị tiến hành các thí nghiệmHình 02: Thảo luận về kiến thức cần nghiên cứu17Hình 03:Thảo luận nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và kiến thức liênquan thí nghiệm18Hình 04: Giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác an toàn khi làm thínghiệm.Hình 05: Học sinh làm thí nghiệm Zn + dd H2SO4 loãng19Hình 06: Hiện tượng thí nghiệm Zn + H2SO4 loãngHình 07: Thí nghiệm Cu + H2SO4 đặc20Hình 08: Các nhóm tích cực hoạt độngHình 09: Học sinh lên bảng ghi kết quả quan sát thí nghiệm và giải thích.21Hình 10: Học sinh trình bày bảng trong giờ học lý thuyếtHình 11: Giờ học lí thuyết. Học sinh tích cực xây dựng bài22Hình 12: Học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bàiHình 13: Học sinh xây dựng sơ đồ tư duy về axit sunfuric và thuyết trình23Hình 14:Một học sinh thuyết trình theo sơ đồ tư duyHình 15: Giáo viên củng cố bài.24MỤC LỤCMụcTên mụcTrangIMở đầu11Lí do chọn đề tài12Mục đích nghiên cứu33Đối tượng nghiên cứu34Phương pháp nghiên cứu3IINội dung sáng kiến kinh nghiệm1Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm42Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm43Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng đểgiải quyết vấn đề53.1Chuẩn bị nội dung53.2Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ53.3Tổ chức các hoạt động dạy và học53.3.1Thiết kế giáo án53.3.2Xây dựng bài tập tự luận nhằm củng cố kiến thức cho học sinh123.3.3Xây dựng bài tập trắc nghiệm đánh giá học sinh123.4Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáodục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trườngĐối với hoạt động giáo dục153.4.2Đối với bản thân153.4.3Đối với đồng nghiệp153.4.4Đối với nhà trường15IIIKết luận, kiến nghị161Kết luận162Kiến nghị3.4.1Phụ lục: Những hình ảnh hoạt động trong giờ học của giáo151725
Tài liệu liên quan
- Dạy học ngữ văn trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- 113
- 751
- 1
- Quản lý dạy học môn tiếng anh trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường trung học phổ thông yên hưng, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh
- 128
- 454
- 3
- Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực thực hành
- 87
- 376
- 1
- Dạy học “bài 33 – axit sunfuric, muối sunfat” hoá học 10 cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu bài học của học sinh
- 26
- 1
- 1
- THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI HỌC PHẦN “ QUANG HÌNH HỌC” VẬT LÍ 11 CƠ BẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
- 110
- 375
- 1
- Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10 - THPT)
- 92
- 214
- 0
- Kinh nghiệm dạy tác phẩm “ chí phèo” của nam cao ( ngữ văn 11 – chương trình cơ bản) theo định hướng phát triển năng lực
- 30
- 126
- 0
- Dạy học chủ đề ứng dụng của tích phân (SGK giải tích 12 cơ bản) theo định hướng phát triển năng lực học sin
- 21
- 133
- 0
- Quy trình xây dựng hệ thống bài thực hành theo định hướng phát triển năng lực thực hành sinh học cho học sinh chuyên sinh lớp 11
- 9
- 139
- 0
- Xây dựng chuyên đề thấu kính mỏng; vật lí 11 (ban cơ bản) theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
- 30
- 115
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(4.63 MB - 26 trang) - Dạy học “bài 33 – axit sunfuric, muối sunfat” hoá học 10 cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu bài học của học sinh Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Về Axit Sunfuric
-
Em Hãy Vẽ Sơ đồ Tư Duy Thể Hiện Nội Dung Kiến Thức (tính Chất Vật Lí ...
-
Lớp 9,10,11,12 - Sơ đồ Tư Duy Của Axit Sunfuric H2SO4 - YouTube
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Bài Axit Sunfuric Muối Sunfat Toàn Và Axit ... - Lazi
-
So Do Tu Duy Axit Sunfuric - Hóa Học 10 - Đinh Thị Xuân Thảo
-
So Do Tu Duy Axit Sunfuric - Hóa Học 10 - Đinh Thị Xuân Thảo
-
Bài 33: Axit Sunfuric - Muối Sunfat | SGK Hóa Lớp 10
-
Lớp Hóa Cô Ngọc - Sơ đồ Tư Duy Của Axit Sunfuric Nha... | Facebook
-
Môn Hóa Học Lớp 10 Em Hãy Vẽ Sơ đồ Tư Duy Thể Hiện Nội Dung ...
-
[CHUẨN NHẤT] Sơ đồ Tư Duy Tính Chất Hóa Học Của Axit - TopLoigiai
-
Sử Dụng Sơ đồ Tư Duy Trong Dạy Học Hóa Học Theo Chủ đề ... - 123doc
-
Lý Thuyết Hóa 10: Bài 33. Axit Sunfuric, Muối Sunfat - TopLoigiai
-
Top 18 Sơ đồ Tư Duy Tính Chất Hóa Học Của Axit Mới Nhất 2022