BA BÀI THƠ ĐỀ LAN, CÚC, TRÚC CỦA TRỊNH BẢN KIỀU - Hán Nôm
Có thể bạn quan tâm
Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013
BA BÀI THƠ ĐỀ LAN, CÚC, TRÚC CỦA TRỊNH BẢN KIỀU
Tranh và thư họa của Trịnh Bản Kiều nổi tiếng ở Trung Quốc. Sao in trên đồ vật khá nhiều. Văn phòng chưởng ấn Lê Hoa, chân tình mến mộ nhờ dịch 3 bức tranh Lan, Cúc, Trúc. Tôi vận lực tra khảo, ghi lại ngọn nghành để cho chủ nhân thông tỏ. Cũng không lưu nguyên văn nên chỉ còn giai cú. Trịnh Bản Kiều 鄭板橋(1693年—1765年)tức Trịnh Nhiếp鄭燮, người đời Thanh, quê ở Hưng Hóa, Giang Tô. Trịnh Nhiếp là người học rộng nhớ dai, thích đọc lịch sử và thơ văn. Thi đậu Tú tài đời Khang Hi, thi đậu Cử nhân đời Ung Chính, thi đậu Tiến sĩ đời Càn Long, làm chức Huyện lệnh ở huyện Duy, Sơn Đông. Ông yêu dân như con, gặp thời buổi mất mùa đói kém, ông bất chấp mọi sự ngăn trở mở kho phát cho nhân dân vay lương thực, cứu sống được hơn 1 vạn người, đến lúc thu hoạch không thu lại được đủ số lương thực, ông đem giấy vay lương của dân đốt bỏ đi. Ông lại ra sức xây dựng thủy lợi, chiêu nạp những dân đói kém lưu tán về cấp lương ăn để đào ao chứa nước phục vụ thủy nông. Nhân dân ở huyện Duy đội ơn đức ông đã lập sinh từ thờ ông. Ông làm quan rất thanh liêm, xử kiện rất công bình chính trực, không để án oan sai. Năm Càn Long thứ 13 (1784) được phong là Thư Họa Sử. Lúc ông bị bệnh mất, bên người không có một vật gì đáng giá, chỉ có mấy quyển thư họa và sách vở. Ông dùng nghiệp vẽ, bán tranh thư họa để mưu sinh. Được người đời xưng tụng là 1 trong tám vị hào kiệt đất Dương Châu (Dương Châu bát quái). Ông giỏi cả thơ, thư pháp và vẽ tranh, được khen là Tam tuyệt (có 3 tuyệt nghệ: Thi – Thư – Họa). Sáng tác của ông còn có: Bản Kiều thi sao; Bản Kiều từ sao; Bản Kiều gia thư; Bản Kiều đề họa; Bản Kiều tiên sinh ấn sách, đều tự đem khắc in lưu hành. 1/ Bức đề Lan:(2) Nguyên văn: 余種蘭數十盆,三春告暮,皆有憔悴思歸之色。因植於太湖石、黃石之間,山之陰,石之縫,既以避日就燥,對吾堂亦不惡也。來年忽發箭數十,挺然,其香味直上,透而遠,乃知物亦各有本性,且系以詩云:「蘭花本是山中草,還向山中種此花;塵世紛紛植盆盎,不如留與伴煙霞。 板橋鄭燮並題 Phiên âm: Dư chủng lan sổ thập bồn, tam xuân cáo mộ, giai hữu tiều tuỵ tư qui chi sắc. Nhân thực ư Thái hồ thạch、hoàng thạch chi gian , sơn chi âm , thạch chi phùng, kí dĩ tị nhật tựu táo, đối ngô đường diệc bất ố dã. Lai niên hốt phát tiễn số thập, đĩnh nhiên, kỳ hương vị trực thượng, thấu nhi viễn, nãi tri vật diệc các hữu bản tính, thả hệ dĩ thi vân: “Lan hoa bản thị sơn trung thảo, Hoàn hướng sơn trung chủng thử hoa; Trần thế phân phân thực bồn áng, Bất như lưu dữ bạn yên hà . Bản Kiều Trịnh Nhiếp tịnh đề. Dịch nghĩa: Ta trồng mấy chục chậu lan, (cứ đến) tiết cuối xuân, (chúng) đều có sắc vẻ như tiều tụy muốn về (đất cũ). Bởi thế (ta) đem (chúng) để trồng ở chỗ (núi giả) bằng đá ở Thái hồ, đá Hoàng thạch, (chỗ ấy) là phía sau núi, (có) đá đan xen (kín đáo) tránh được nóng mà ở chỗ khô ráo, nhà cửa ta cũng không (vì thế) mà xấu đi. Sang năm sau thì (nó) mọc trổ lên mấy chục nhánh, trội cao, hương thơm đưa lên cao, đưa đi xa, thế mới hay (là các vật) đều có bản tính riêng của nó, lại thêm cho nó 1 bài thơ rằng: “Hoa lan vốn là loài cây thảo ở trong núi, Nên vào núi mà trồng loại hoa ấy. Người đời cứ tranh nhau đưa nó trồng vào bồn, chậu, Chẳng bằng cứ để nó đấy làm bạn với khói mây. Bản Kiều Trịnh Nhiếp đề.[1] (Dịch thơ) Lan hoa vốn ở núi rừng, Nên đem giống ấy mà trồng vùng non. Trần thế đua tranh trồng bồn, Chẳng bằng để nó chốn non yên hà . 2/ Bức đề Cúc:(3) Nguyên văn: 南陽甘谷家家菊, 萬古延年一種花. 板橋鄭燮 Phiên âm: Nam dương Cam cốc gia gia cúc, Vạn cổ diên niên nhất chủng nhất hoa. Bản Kiều Trịnh Nhiếp. Dịch nghĩa: Vùng Cam cốc huyện Nam dương nhà nhà (đều) thấy cúc[2], Vạn cổ diên niên chỉ trồng một loài hoa (ấy). Bản Kiều Trịnh Nhiếp. (Dịch thơ) Cam cốc Nam Dương nhà nhà cúc, Vạn cổ muôn đời một loại hoa. 3/ Bức đề Trúc:(1) Nguyên văn: 減之又減無多葉, 添又加添著幾枝。 愛竹總如教子弟, 數番剪削又扶持。 板橋氏鄭燮 Phiên âm: Giảm chi hựu giảm vô đa diệp , Thiêm hựu gia thiêm trước kỷ chi . Ái trúc tổng như giáo tử đệ , Sổ phiên tiễn tước hựu phù trì . Bản Kiều thị Trịnh Nhiếp. Dịch nghĩa: Đã giảm thì lại giảm không có nhiều lá, Đã thêm thì lại càng thêm mọc mấy cành. Yêu trúc cũng như dạy dỗ con trẻ, Mấy phen cắt tỉa lại nâng niu. Bản Kiều thị Trịnh Nhiếp.[3] (Dịch thơ) Giảm thì giảm lá nhiều đâu, Đã thêm thì lại nối nhau mấy cành. Con trẻ nuôi dạy phép dành, Mấy phen uốn nắn lựa nhành nâng niu. Bản Kiều thị Trịnh Nhiếp.Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2007 Người khảo - dịch Nguyễn Đức Toàn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Tổng số lượt xem trang
Lưu trữ Blog
- ► 2024 (58)
- ► tháng 12 (1)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (3)
- ► tháng 9 (1)
- ► tháng 8 (2)
- ► tháng 7 (2)
- ► tháng 6 (4)
- ► tháng 5 (7)
- ► tháng 4 (10)
- ► tháng 3 (8)
- ► tháng 2 (6)
- ► tháng 1 (8)
- ► 2023 (39)
- ► tháng 12 (7)
- ► tháng 10 (3)
- ► tháng 9 (13)
- ► tháng 5 (1)
- ► tháng 4 (3)
- ► tháng 3 (5)
- ► tháng 2 (4)
- ► tháng 1 (3)
- ► 2022 (66)
- ► tháng 10 (2)
- ► tháng 9 (9)
- ► tháng 8 (15)
- ► tháng 7 (23)
- ► tháng 6 (5)
- ► tháng 5 (5)
- ► tháng 4 (2)
- ► tháng 3 (2)
- ► tháng 1 (3)
- ► 2021 (33)
- ► tháng 10 (2)
- ► tháng 8 (2)
- ► tháng 5 (4)
- ► tháng 4 (2)
- ► tháng 3 (10)
- ► tháng 2 (3)
- ► tháng 1 (10)
- ► 2020 (65)
- ► tháng 12 (5)
- ► tháng 11 (17)
- ► tháng 10 (4)
- ► tháng 8 (3)
- ► tháng 7 (4)
- ► tháng 6 (7)
- ► tháng 5 (19)
- ► tháng 4 (5)
- ► tháng 3 (1)
- ► 2019 (9)
- ► tháng 6 (1)
- ► tháng 5 (2)
- ► tháng 3 (2)
- ► tháng 2 (4)
- ► 2018 (91)
- ► tháng 10 (6)
- ► tháng 9 (5)
- ► tháng 8 (6)
- ► tháng 7 (5)
- ► tháng 5 (9)
- ► tháng 4 (17)
- ► tháng 3 (3)
- ► tháng 2 (17)
- ► tháng 1 (23)
- ► 2017 (71)
- ► tháng 12 (5)
- ► tháng 11 (2)
- ► tháng 10 (1)
- ► tháng 9 (8)
- ► tháng 8 (5)
- ► tháng 7 (3)
- ► tháng 6 (3)
- ► tháng 5 (3)
- ► tháng 4 (12)
- ► tháng 3 (6)
- ► tháng 2 (17)
- ► tháng 1 (6)
- ► 2016 (35)
- ► tháng 9 (3)
- ► tháng 8 (4)
- ► tháng 7 (5)
- ► tháng 6 (1)
- ► tháng 3 (5)
- ► tháng 2 (11)
- ► tháng 1 (6)
- ► 2015 (49)
- ► tháng 12 (7)
- ► tháng 11 (2)
- ► tháng 10 (4)
- ► tháng 9 (2)
- ► tháng 8 (1)
- ► tháng 7 (7)
- ► tháng 6 (4)
- ► tháng 5 (6)
- ► tháng 4 (9)
- ► tháng 3 (6)
- ► tháng 2 (1)
- ► 2014 (33)
- ► tháng 12 (2)
- ► tháng 11 (2)
- ► tháng 10 (2)
- ► tháng 9 (2)
- ► tháng 8 (3)
- ► tháng 7 (1)
- ► tháng 6 (2)
- ► tháng 5 (9)
- ► tháng 4 (5)
- ► tháng 3 (4)
- ► tháng 2 (1)
Giới thiệu về tôi
yeuhannom Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiTừ khóa » Trúc Thạch Trịnh Bản Kiều
-
Bài Thơ: Trúc Thạch - 竹石 (Trịnh Tiếp - 鄭燮) - Thi Viện
-
Văn Chương & Đời - TRÚC THẠCH (Trịnh Bản Kiều) Giảo định ...
-
Thi Thư Họa Trịnh Bản Kiều (Phần 1) - Vẽ Trúc - NTD Việt Nam
-
Bản Dịch Bài Thơ “Trúc Thạch” Của Tác Giả Thiên Thanh Và - 123doc
-
BỘ CHÉN SỨ VẼ TRÚC THẠCH - Ý Trà Quán
-
GNZ48 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Nhân Vật Trong Anh Hùng Xạ điêu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Trúc Kim Cương Mới Trong Thiên Thạch 50.000 Năm - VnExpress
-
Thạch Châu Tổng Kết 10 Năm Thực Hiện Chương Trình Mục Tiêu Quốc ...
-
Danh Sách Làm Thẻ Căn Cước Công Dân Ngày 24-25/04/2021
-
Nền Tảng Cuộc Họp Trực Tuyến được ưa Chuộng Trong Hơn Một Thập Kỷ