Bà Bầu Bị Chảy Máu Chân Răng - 8 Nguyên Nhân Phổ Biến Nhất

1. Vì sao bà bầu bị chảy máu chân răng?

Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi trong cơ thể và đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị chảy máu chân răng hơn.

bà bầu bị chảy máu chân răng

Phụ nữ mang thai thường bị chảy máu chân răng

Cụ thể những nguyên nhân sau khiến bà bầu bị chảy máu chân răng:

1.1. Thay đổi lượng canxi

Chúng ta vẫn biết rằng, phụ nữ mang thai có nhu cầu canxi rất cao để nuôi dưỡng cho thai nhi trong giai đoạn phát triển quan trọng. Song ở nhiều phụ nữ, dù tăng cường bổ sung canxi nhưng cung cấp cho thai nhi nên mẹ dễ bị thiếu canxi. Thiếu canxi gây ảnh hưởng đến hệ xương, trong đó cũng khiến răng trở nên xốp hơn, dễ bị sâu răng và chảy máu chân răng hơn.

1.2. Thay đổi Hormone

Hormone Estrogen và progesterone là có sự thay đổi nhiều nhất trong thai kỳ, dẫn tới lưu lượng máu tới nướu tăng mạnh, tình trạng viêm nướu và chảy máu chân răng cũng nghiêm trọng hơn. Những phụ nữ bị chảy máu chân răng hoặc mắc bệnh nha chu trước đó thường bị nặng hơn vào tháng thứ 7 - 8 của thai kỳ.

1.3. Thay đổi dinh dưỡng

Trong những tháng đầu, phụ nữ thường bị chứng ốm nghén, khó chịu hành hạ gây nôn, buồn nôn, chán ăn, thèm và ăn chua ngọt nhiều hơn bình thường,… Đây cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ sâu răng và bệnh lý răng miệng cao hơn ở phụ nữ thời kỳ mang thai.

Ăn quá nhiều đồ ngọt do thai nghén là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Ăn quá nhiều đồ ngọt do thai nghén là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Kết hợp với các yếu tố tăng cường trên do thai kỳ, chảy máu chân răng ở bà bầu là dấu hiệu của các vấn đề răng miệng gồm:

1.4. Viêm nướu

Đây là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng nói chung và ở phụ nữ mang thai nói riêng. Viêm nướu do vệ sinh răng miệng không tốt, kết hợp với thay đổi hormone thai kỳ khiến vi khuẩn trong môi trường miệng sẽ phát triển và gây bệnh hơn.

Viêm nướu ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu từ tháng thai kỳ thứ 2, nặng nhất vào tháng thứ 8 vớ biểu hiện là: sưng nướu, đỏ nướu, dễ chảy máu khi đụng chạm như khi ăn hoặc đánh răng.

1.5. Viêm nha chu

Viêm nha chu là tiến triển nặng của bệnh viêm nướu, khi tổn thương không chỉ là viêm đơn thuần mà các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng đều đang bị phá hủy. Bệnh lý này có thể khiến răng lung lay và mất răng.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, viêm nha chu có thể tạo ra 1 số chất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Vì thế thai phụ có triệu chứng chảy máu chân răng nên điều trị sớm, tránh tiến triển nặng là viêm nha chu.

Mẹ bầu bị viêm nha chu nên đi khám và điều trị sớm

Mẹ bầu bị viêm nha chu nên đi khám và điều trị sớm

1.6. U nhú thai nghén

U nhú thai nghén thường nặng nhất ở 3 tháng giữa thai kỳ, đây là tình trạng mọc u đỏ ở nướu răng hoặc vị trí bất kỳ trong miệng. Kèm theo đó là triệu chứng chảy máu chân răng, loét chân răng,… Đây không thực sự là khối u nên không quá nguy hiểm song gây nhiều khó chịu.

Nếu u kích thước lớn, dễ chảy máu, cản trở việc ăn và nhai và còn tồn tại sau khi sinh thì bác sĩ có thể xem xét việc cắt bỏ khối u. Việc cắt bỏ không nên thực hiện trong thai kỳ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

1.7. Sâu răng

Sâu răng là hậu quả của nhiều yếu tố, từ vệ sinh răng miệng chưa tốt, sức khỏe răng kém khiến vi khuẩn gây phá hủy men răng. Chảy máu chân răng chỉ là 1 triệu chứng của sâu răng, cần điều trị sớm tránh áp xe chân răng.

1.8. Mòn răng

Trong những tháng đầu của thai kỳ, ốm nghén khiến thai phụ bị buồn nôn và nôn liên tục. Acid dịch vị dạ dày trào ngược lên có thể ăn mòn chân răng và gây phá hủy men răng, chảy máu chân răng. Để bảo vệ răng khỏi nguy cơ này, mẹ bầu nên đánh răng hoặc súc miệng sạch sau khi nôn ói.

2. Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng cho bà bầu

Nếu tình trạng nghiêm trọng, kết hợp với vấn đề sức khỏe răng miệng khác, bà bầu nên tìm đến phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị. Để giảm nhẹ tình trạng chảy máu chân răng, 1 số biện pháp sau sẽ hiệu quả:

Dùng nước súc miệng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và hạn chế chảy máu chân răng

Dùng nước súc miệng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và hạn chế chảy máu chân răng

2.1. Dùng nước súc miệng

Ngoài việc đánh răng 2 lần/ngày, dùng nước súc miệng sau bữa ăn cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, từ đó hạn chế vấn đề răng miệng và chảy máu chân răng. Lưu ý chọn nước súc miệng không chứa cồn vì có thể gây khô miệng.

2.2. Làm sạch vôi răng

Vôi răng và mảng bám vẫn có thể tích tụ dù bạn chải răng sạch sẽ, vì thế nên loại bỏ định kỳ bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

2.3. Dùng kháng sinh

Viêm sưng nướu do vi khuẩn tích tụ và nhiễm trùng thì kháng sinh là cần thiết để điều trị. Tuy nhiên việc dùng thuốc trong thai kỳ nên cẩn trọng và hạn chế, có thể xem xét dùng kháng sinh dạng gel bôi hoặc súc miệng.

3. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Dù trước hay trong thai kỳ, việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng đều nên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc để duy trì sức khỏe răng miệng thật tốt.

  • Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, chải răng đúng cách để làm sạch mà không gây tổn thương lợi.

  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng sau khi ăn, hạn chế dùng tăm.

  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, lấy cao răng, điều trị bệnh răng miệng.

  • Nếu nôn quá nhiều, nên súc miệng sạch sẽ sau khi nôn, có thể dùng kem đánh răng thấm vào miếng gạc để làm sạch răng nhanh chóng.

Phụ nữ mang thai nên chú ý nhiều hơn tới sức khỏe răng miệng

Phụ nữ mang thai nên chú ý nhiều hơn tới sức khỏe răng miệng

  • Nếu mẹ bầu bị thèm ngọt, ăn nhiều đồ ngọt hơn bình thường thì nên lựa chọn hoa quả, trái cây tươi ngọt thay vì bánh kẹo chứa đường tinh luyện. Những hoa quả này không những không gây sâu răng mà còn giàu chất xơ giúp làm sạch răng.

Nhìn chung, bà bầu bị chảy máu chân răng khá phổ biến, đây thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và được điều trị dễ dàng. Nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà trên và đi khám nha sĩ để điều trị.

Từ khóa » Cách Trị Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai