Bà Bầu Chảy Máu Chân Răng - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Bà bầu chảy máu chân răng là vấn đề nhiều chị em gặp phải trong giai đoạn mang bầu. Đây là bệnh lý thường gặp, nhưng nếu mẹ bầu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
1. Nguyên nhân răng phụ nữ mang thai dễ bị chảy máu
Theo khảo sát, có đến 50% bà bầu bị sưng chân răng và chảy máu chân răng. Vì khi mang thai, cơ thể phụ nữ có những thay đổi lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến tình trạng này. Cụ thể:
- Thay đổi hormone: Bắt đầu vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể người mẹ tăng nhanh. Kéo theo đó lượng máu chảy đến nướu cũng tăng lên, gây sưng viêm nướu và dẫn đến chân răng xuất hiện máu. Tình trạng xảy ra nặng nhất khi em bé được 7, 8 tháng; đến tháng thứ 9 thì triệu chứng này giảm dần.
- Thiếu canxi: Trong khi mang thai, người mẹ cần một lượng caxi rất lớn để cung cấp cho thai nhi. Do đó, nếu không bổ sung đủ canxi cần thiết cho cơ thể, thì răng sẽ dễ bị xốp hơn.
- Thay đổi khẩu vị ăn uống: Những thay đổi về nội tiết tố sẽ dẫn đến thay đổi khẩu vị ăn uống, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Lúc này người mẹ có thể chán ăn, khó ăn uống hoặc chỉ thèm ăn những đồ chua ngọt và tinh bột hơn. Đây là thức ăn yêu thích của các loại vi khuẩn không tốt cho răng miệng, do đó chúng sẽ sinh sôi nhanh hơn và gây ra các vấn đề như viêm nướu.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Phụ nữ mang bầu thường có giác quan nhạy bén hơn bình thường, đặc biệt là vị giác và khứu giác. Nhiều chị em cảm thấy khó chịu với mùi của kem đánh răng, hay buồn nôn khi chải răng, súc miệng.
2. Phụ nữ mang thai chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Triệu chứng này chỉ là một dạng viêm nướu nhẹ, chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng bệnh lý này gây nguy hiểm cho mẹ và em bé. Nhưng nếu các mẹ không cẩn thận thì có thể xảy ra một số biến chứng sau:
- Sinh non: Khi lợi bị sưng đau, ê buốt sẽ gây ra khó chịu cho người mẹ, khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều chất prostaglandin kích thích chuyển dạ sớm, làm tăng nguy cơ sinh non.
- Em bé nhẹ cân: Nướu bị sưng đau, sâu răng… sẽ khiến việc ăn uống gặp khó khăn, có thể làm tăng cảm giác chán ăn. Điều này dẫn đến không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, khiến em bé sinh ra bị nhẹ cân và sức đề kháng yếu.
- Mắc các chứng tiền sản giật: Răng chảy máu nhiều dẫn đến tổn thương mạch máu, thiếu máu cung cấp đến tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây ra một số biến chứng như tiền sản giật
Như vậy có thể thấy, phụ nữ mang thai gặp tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Do đó, các mẹ cần phải hết sức lưu ý vệ sinh răng miệng trong thai kỳ.
3. Cách trị chảy máu chân răng cho bà bầu
Đây là tình trạng thường gặp ở chị em đang trong giai đoạn thai kỳ. Vì vậy, chị em không cần phải lo lắng, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách cải thiện như sau:
3.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Các chuyên nha khoa thường khuyên nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối sau khi ngủ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, hạn chế viêm nướu, viêm lợi gây nên chảy máu ở răng.
Tuy nhiên, giai đoạn bầu bí chị em nhạy cảm với mùi vị nên dẫn đến việc chăm sóc răng miệng gặp khó khăn. Để khắc phục triệu chứng này chị em có thể dùng các loại kem đánh răng có chiết xuất từ dược liệu tự nhiên, dịu nhẹ; hoặc dùng các sản phẩm có mùi vị hoa quả dễ chịu nhằm tránh cảm giác khó chịu.
Xem thêm: Các loại kem đánh răng phù hợp với bà bầu
3.2. Vệ sinh lưỡi
Thông thường nhiều chị em chỉ vệ sinh răng, mà bỏ qua việc chải lưỡi. Điều này cũng có thể khiến tình trạng chảy máu kéo dài, khó khắc phục hơn. Vì bề mặt lưỡi có thể chứa các vi khuẩn gây tổn thương cho răng miệng. Do đó, các mẹ bầu đừng quên chải lưỡi khi vệ sinh răng miệng nhé.
3.3. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ hoa hòe, cam thảo, bạc hà, cúc la mã, lô hội, trà xanh và tinh dầu tràm mang hiệu quả chăm sóc răng miệng vượt trội. Sản phẩm không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, mà còn hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng, làm giảm chảy máu chân răng… hiệu quả. Dùng ít nhất ngày 2 lần, bạn sẽ thấy triệu chứng này giảm nhanh chóng.
Ngoài ra, chị em cũng có thể dùng muối súc miệng để hạn chế nguy cơ mắc bẹnh. Tuy nhiên, hiệu quả của cách này sẽ kém hơn dùng sản phẩm của dược liệu Ngọc Châu.
3.4. Lấy cao răng
Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ lớp mảng bám có nhiều vi khuẩn ở chân răng. Từ đó sẽ làm giảm nguy cơ bị chảy máu. Tốt nhất chị em nên cạo vôi răng khi mới mang bầu, để có thể bảo vệ răng miệng được tốt nhất.
3.5. Súc miệng sau khi nôn
Sau khi nôn, trong khoang miệng sẽ chứa nhiều axit từ dạ dày trào lên, lượng axit này có thể khiến răng nướu ê buốt và chảy máu nhiều hơn. Do đó, sau khi nôn chị em nên súc miệng vừa để loại bỏ cảm giác khó chịu, vừa để loại bỏ lượng axit dư thừa trong miệng.
3.6. Hạn chế đồ đường và tinh bột
Đường và tinh bột là hai thức ăn yêu thích của các vi khuẩn không tốt răng miệng. Vì thế, khi mang thai chị em nên hạn chế hai loại đồ ăn này.
3.7. Thay đổi chế độ ăn uống
Mẹ bầu nên xây dựng phương pháp ăn uống lành mạnh, tăng cường các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và canxi để giúp răng nướu được chắc khỏe. Từ đó hạn chế tình trạng chảy máu chân răng trong thai kỳ.
3.7. Đến nha sĩ thăm khám
Khi bệnh diễn ra thường xuyên và đã áp dụng những cách điều trị tại nhà nhưng vẫn không được kiểm soát. Lúc này, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ tìm cách xử lý. Đồng thời đừng quên trao đổi với bác sĩ rằng chị em đang mang thai, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi nhé.
4. Mẹ bầu bị chảy máu chân răng khi nào hết?
Tình trạng này diễn ra ở mẹ bầu chủ yếu là do những thay đổi trong hormone, cách ăn uống và cách vệ sinh răng miệng gây ra. Do đó, thực hiện các cách làm trên và chú ý chế độ ăn trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cải thiện vấn đề này. Còn sau khi sinh, nội tiết tố cơ thể chị em quay trở về trạng thái ổn định, thì chảy máu răng miệng cũng sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.
Trong trường hợp bệnh xảy ra ngày không chấm dứt, chị em nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến vấn đề này. Từ đó có những cách khắc phục phù hợp.
5. Các biện pháp phòng ngừa
Mẹ bầu nên thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra răng miệng, nhằm bảo vệ răng nướu tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa:
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ nhiều đường, đồ nhiều dầu mỡ.
- Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trước khi có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu mẹ bầu dễ bị nôn khi vệ sinh răng lợi thì có thể dùng băng gạc sạch thấm một ít kem để lau sạch răng, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
Mẹ bầu chảy máu chân răng không phải là vấn đề đáng ngại, nếu mẹ bầu biết cách xử lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn này cơ thể rất nhạy cảm cảm với các tác nhân bên ngoài, nên mẹ bầu tốt nhất hãy xin lời khuyên của bác sĩ, trước khi quyết định áp dụng các cách điều trị tại nhà.
Từ khóa » Cách Trị Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai
-
Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai: Mẹ đã Biết Xử Lý đúng Cách ...
-
Chảy Máu Chân Răng ở Phụ Nữ Mang Thai | Vinmec
-
Bà Bầu Bị Chảy Máu Chân Răng - 8 Nguyên Nhân Phổ Biến Nhất
-
Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Hãy Lưu ý! - YouMed
-
Chảy Máu Chân Răng Ở Phụ Nữ Mang Thai: Có Nguy Hiểm Không?
-
Cách Chữa Viêm Chân Răng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả
-
Bà Bầu Bị Chảy Máu Chân Răng Có Nguy Hiểm Không
-
Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai Có đáng Lo?
-
Bà Bầu Bị Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị
-
Tại Sao Phụ Nữ Mang Bầu Hay Bị Chảy Máu Chân Răng? Nha Khoa ...
-
Dấu Hiệu Chảy Máu Máu Chân Răng Khi Mang Bầu – Không Nên Bỏ Qua
-
[CHÚ Ý] Phòng Tránh Viêm Lợi Khi Mang Thai - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Viêm Lợi Có Mủ Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai - Viện Y Học ứng Dụng Việt Nam