Bà Bầu Bị Rôm Sảy Phải Làm Sao? Cách Trị Nổi Rôm Sảy Khi Mang Thai ...

Bầu bí là trải nghiệm tuyệt vời với bất kì phụ nữ nào. Tuy nhiên, thời gian thai kì ấy cũng có thể là nỗi ám ảnh không dứt nếu mẹ vô tình được người bạn mang tên dị ứng, mẩn ngứa hỏi thăm. Bà bầu bị rôm sảy phải làm sao? cách trị thế nào? Hãy cùng tham khảo nhé!

>>> Hỏi đáp: Bà bầu bị rôm sảy phải làm sao? Cách trị bằng lá khế khỏi ngay

broken heart Bà bầu bị rôm sảy phải làm sao?

Không phải ngẫu nhiên ngứa ngáy do dị ứng, mẩn ngứa trong thời gian thai kì được các mẹ xếp hạng vị trí đầu bảng trong các loại ngứa da bởi sự khó chịu khôn tả mà nó mang lại. Những vết mẩn đỏ, mề đay khắp người khiến cảm giác như có ghẻ, làm mẹ ngứa như điên như dại.

Và thủ phạm khiến các mẹ gãi sồn sột suốt thời gian thai kì chính là do sự thay đổi hormone estrogen trong thời gian này. Khi thai nhi càng lớn nên thì đi kèm với việc cơ thể tăng cân khiến các vùng da bụng, đùi, ngực…bị rạn, gây ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này càng tồi tệ hơn với những mẹ có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hay bị các loại dị ứng trước đó.

Không ít mẹ bầu phải chung sống với tình trạng dị ứng, mẩn ngứa trong thời gian thai kì

Chứng viêm nang lông khởi phát vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ cũng là nguyên nhân xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa. Hay chứng bệnh viêm da bọng nước xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ cũng có thể mang đến những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân… gây ngứa cho bà bầu.

Nếu mẹ bầu gặp phải các chứng: bị đổ mồ hôi nhiều; mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa da trong quá trình mang thai.

Bà bầu bị rôm sảy phải làm sao? là câu hỏi được đặt ra rất nhiều bởi vì chỉ cần sai xót thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Chính vì vậy mà bạn hãy đọc nhiều để có thêm nhiều kinh nghiệm nhé!

>>> Xem ngay: Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh cực " nhạy"

heartĐẩy lùi dị ứng, mẩn ngứa rôm sảy cho mẹ bầu

Cảm giác ngứa ngáy do dị ứng, mề đay mang lại chẳng khi nào là dễ chịu và trong thời gian thai kì lại càng khó chịu hơn hết. Tuy nhiên, thời gian này các mẹ cần tuyệt đối tránh việc cầu cứu đến các loại thuốc chống dị ứng, mẩn ngứa, bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Hãy học theo những gợi ý dưới đây để xua tan cảm giác ngứa ngáy:

Nước lá khế có hiệu quả giảm ngứa mẩn nổi đay rất tốt cho mẹ bầu

♦ Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Bởi điều này có thể khiến da thêm khô và tình trạng ngứa ngáy cũng tăng theo. Một lưu ý cho các mẹ là hãy chọn những loại xà bông không mùi hoặc các sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên để giảm kích ứng cho da.

♦ Khi ngứa quá có thê dùng một chiếc khăn lạnh để đắp lên vùng da bị thương để giảm bớt cảm giác ngứa.

♦ Hạn chế ra ngoài trong những ngày quá nóng, vì nắng nóng dễ làm da mẫn cảm hơn.

♦ Sử dụng quần áo coton mềm mại, thoáng mát.

heartCách điều trị khi bị nổi rôm sảy khi mang thai

Ngoài ra, khi ngứa quá các mẹ có thể sử dụng lá khế để điều trị. Các mẹ có thể làm theo chỉ dẫn dưới đây:

Cách 1: Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.

Cách 2: Dùng khoảng 200g lá khế chua, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Khi nước sôi cho thêm 2 thìa café muối trắng. Khi nước đã nguội chỉ còn hơi ấm, mẹ bầu dùng một chiếc khăn mềm và dùng nước đó để lau lên người và tắm lại bằng nước sạch khi nổi rôm sảy khi mang thai. Để cho tác dụng của lá khế hiệu quả hơn, các mẹ có thể vắt thêm ½ quả chanh vào nước tắm.

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm trị rôm sảy bằng lá trầu không hiệu quả ngay tại nhà

Tư vấn dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay, gọi: 1900.63.64.16 để được gặp dược sỹ tư vấn.

Từ khóa » Nổi Rôm Sảy Khi Mang Thai