Rôm Sảy ở Bà Bầu: Giải Mã Nguyên Nhân Và đi Tìm Biện Pháp

Rôm sảy xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là sự rối loạn hoạt động bài tiết mồ hôi. Tình trạng này xuất hiện ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bài viết sau đây hãy cùng nhau giải mã nguyên nhân gây rôm sảy ở bà bầu và đi tìm biện pháp giải quyết vấn đề này.

rôm sảy ở bà bầu rom-say-o-ba-bau

I. 5 yếu tố gây rôm sảy – phát ban ở bà bầu

Khi da bài tiết quá nhiều mồ hôi và bã nhờn, chúng sẽ không thể thoát hết ra ngoài, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây ra rôm sảy – phát ban. Vấn đề da liễu này hay gặp ở phụ nữ có thai do những yếu tố sau:

1. Thân nhiệt tăng cao

Từ tháng thứ 4 trở đi, trọng lượng cơ thể của bà bầu tăng lên nhanh chóng. Vì vậy thân nhiệt thai phụ lúc này có xu hướng cao hơn người bình thường. Để điều hòa thân nhiệt, cơ thể sẽ tăng tiết bã nhờn và mồ hôi, nhiều nhất ở các vị trí dưới cánh tay, cổ, ngực và vùng bẹn. Trong giai đoạn này, nếu các mẹ không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, các chất bẩn tích tụ trên da sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cư trú trên da (điển hình là P.acnes) sinh sôi và phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng rôm sảy, phát ban, viêm nang lông.

2. Rối loạn nội tiết tố

Trong giai đoạn mang thai, nồng độ các hormone trong cơ thể tăng cao, đặc biệt là estrogen và progesteron. Hai loại hormone này chủ yếu do buồng trứng tiết ra, có tác dụng hình thành lên các mạch máu, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Chính sự gia tăng đột ngột nồng độ hormone khiến cơ thể bị mất cân bằng, gia tăng tình trạng tiết chất nhờn gây ra nhiều vấn đề về da liễu như: rôm sảy, mụn nhọt,….

3. Chất liệu quần áo

Quần áo dày, cứng, bó sát khiến da bí bách, ẩm ướt, không được thông thoáng, mồ hôi tích tụ trong nang lông và dẫn đến rôm sảy. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều viêm nhiễm khác như: viêm nang lông, hăm da,…

4. Thời tiết nắng nóng

Nhiệt độ môi trường cao khiến thân nhiệt tăng cao. Khi đó cơ thể tăng tiết mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt. Hậu quả là có thể khiến da bị rôm sảy, mẩn ngứa và phát ban.

5. Dị ứng với một số yếu tố khác

Phụ nữ khi mang thai thường nhạy cảm hơn nhiều với các chất gây dị ứng. Một số chất thường gặp như: nước giặt, nước xả vải, nước hoa, màu nhuộm vải,…. Hậu quả sẽ khiến làn da bị kích ứng, xuất hiện các vết rôm sảy, phát ban.

II. Dấu hiệu – Vị trí thường gặp rôm sảy, phát ban ở bà bầu

rôm sảy kết tinh rom-say-ket-tinh

1. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy

  • Biểu hiện của rôm sảy, phát ban là những nốt mụn giống như vết cắn màu hồng hoặc đỏ trên da, có thể ngứa hoặc cảm thấy như kim châm.
  • Có thể kèm thêm các mụn nước nhỏ, mụn mủ trắng xen kẽ.
  • Rôm sảy, phát ban xuất hiện thành từng đám hoặc mảng lớn ở các vùng da nếp gấp, có hoạt động bài tiết mồ hôi nhiều.
  • Sau một thời gian, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại và bắt đầu bong vảy, ít để lại sẹo.

2. Vị trí thường gặp rôm sảy, phát ban

Rôm sảy – phát ban thường xuất hiện tại các vị trí có nhiều nếp gấp trên da đó là:

  • Nếp gấp ở bên dưới vú.
  • Nếp gấp ở bụng dưới phình ra cọ xát vào đỉnh mu.
  • Lưng, đùi trong, nách.
  • Nếp gấp ở khuỷu tay, vùng cổ.
  • Có thể xuất hiện ở vùng bẹn.

III. Giải pháp xử trí rôm sảy – phát ban ở bà bầu

Rôm sảy – phát ban là tổn thương da liễu lành tính. Nếu được xử lý đúng cách, các tổn thương sẽ hoàn toàn biến mất sau vài ngày. Dưới đây là các cách xử trí tình trạng rôm sảy – phát ban an toàn và hiệu quả dành cho các mẹ bầu.

1. Trị rôm sảy – phát ban bằng các nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên vừa an toàn, lành tính là sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ bầu. Một số nguyên liệu thiên nhiên chưa rôm sảy – phát ban hiệu quả đó là:

1.1. Trị rôm sảy ở bà bầu bằng lá sài đất

Sài đất có vị chua ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm tốt, hiệu quả trong quá trình xử lý các vết rôm sảy, mẩn ngứa.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 300 g lá sài đất, 2 thìa cafe muối biển, nồi sạch.
  • Rửa lá sài đất bằng nước sạch, sau đó ngâm lá trong nước muối pha loãng đảm bảo loại bỏ tối đa bụi bẩn.
  • Sau đó vớt lá ra, cho vào nồi chứa nước sạch, đun sôi.
  • Dùng nước lá sài đất để vệ sinh cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là những vị trí bị rôm sảy – phát ban.

1.2. Trị rôm sảy ở bà bầu bằng lá trà xanh

trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên tri-mun-noi-tiet-bang-thien-nhien

Lá trà xanh chứa hợp chứa phenol có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trên da. Đặc biệt là thành phần EGCG trong lá trà xanh có khả năng chống oxy hóa, kích thích tái tạo làn da.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 2 nắm lá trà xanh, 2 thìa cafe muối biển, nồi sạch.
  • Rửa sạch lá trà xanh bằng nước, làm sạch một lần nữa trong nước muối pha loãng.
  • Vớt lá ra, cho vào nồi chứa nước sạch, đun sôi.
  • Lấy nước trà xanh vừa đun sôi, để ấm, sau đó vệ sinh khắp cơ thể mẹ bầu.

1.3. Trị rôm sảy ở bà bầu bằng lá khế

Lá khế có vị chua, tính mát, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như: vitamin C, magie, kẽm, sắt,… có tác dụng điều trị rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 200g lá khế, 2 thìa muối biển, nồi sạch.
  • Lá khế rửa bằng nước sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng.
  • Vớt lá khế cho vào nồi chứa nước sạch, đun sôi.
  • Đợi nước ấm, dùng lá khế để vệ sinh cơ thể.

1.4. Trị rôm sảy ở bà bầu bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực, liên thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cung cấp dưỡng chất cho da, cải thiện tình trạng rôm sảy ở mẹ bầu.

Cách làm:

  • Nguyên liệu: 100 g lá nhọ nồi, 2 thìa cafe muối biển, máy xay.
  • Lá nhọ nồi được rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Sau khi vớt ra đem xay nhuyễn, lọc lấy dịch.
  • Pha loãng với nước sau đó sử dụng để vệ sinh vùng da bị rôm sảy.

1.5. Trị rôm sảy bằng quả mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có vị đắng, tính hàn, không độc thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, rôm sảy.

rôm sảy ở bà bầu rom-say-o-ba-bau

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 1 quả mướp đắng, 1 thìa cafe muối biển, máy xay có rây lọc.
  • Mướp đắng bỏ hạt, rửa sạch sau đó thái thành từng lát nhỏ.
  • Cho mướp đắng, muối vào máy xay.
  • Sử dụng dịch mướp đắng để thoa lên vùng da bị rôm sảy.

Tuy nhiên, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên này có một số nhược điểm:

  • Quá trình thực hiện mất thời gian, nguy cơ nhiễm tạp chất, bụi bẩn vào nguyên liệu khi chế biến.
  • Có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi sử dụng trên các mụn nước đã bị vỡ, hoặc chứa dịch bên trong.

Vì vậy mẹ bầu cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng các nguyên liệu dân gian để điều trị rôm sảy.

2. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – giải pháp xử trí rôm sảy ở mẹ bầu

Dizigone là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến EMWE đến từ châu Âu, thành phần chứa các ion muối khoáng như: HClO, ClO-, OH-,…. Sản phẩm sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho các mẹ bầu bị rôm sảy bởi những ưu điểm sau:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trên da một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.
  • An toàn tuyệt đối cho bà bầu nhờ cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên.
  • Không gây kích ứng, hay gây xót cho da.
  • Sử dụng được ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
  • Không gây nhuộm màu da như nhiều sản phẩm kháng khuẩn khác trên thị trường như: povidon iod, xanh methylene,….

Cách sử dụng:

  • Sử dụng dung dịch Dizigone vệ sinh lên vùng da bị rôm sảy – phát ban, để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước.
  • Nên sử dụng 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Dizigone

>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

3. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)

Nếu vệ sinh da sạch sẽ, tình trạng rôm sảy sẽ được loại bỏ sau vài ngày mà không gây hại gì cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp có nhiều mẹ bầu cơ địa dị ứng nghiêm trọng, có thể phải kết hợp sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như:

  • Các thuốc kháng histamin H1 giảm ngứa ngáy, khó chịu như: loratadin, clopheniramin,….
  • Các thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs: ibuprofen, diclofenac,….
  • Kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn: các penicillin, cephalosporin,….

Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

IV. Những điều bà bầu cần tránh khi bị rôm sảy

Trong quá trình vệ sinh, chăm sóc vùng da bị rôm sảy, các mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau để tăng cường hiệu quả điều trị:

  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu từ sợi tự nhiên, ví dụ như cotton giúp giảm mồ hôi và ma sát, hạn chế tổn thương cho da. Quần áo khi bị ướt cần thay càng sớm càng tốt.
  • Tạo không gian làm việc, nghỉ ngơi mát mẻ, thông gió tốt.
  • Chườm nước mát lên vùng da phát ban, giảm kích ứng, ngứa rát.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như: bia, rượu, café,….
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi, cần có sự giám sát và theo dõi của bác sĩ.

Hi vọng bài viết đã mang đến cho mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ những thông tin cần thiết nhất về vấn đề rôm sảy ở bà bầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các chuyên gia y tế tư vấn và giải đáp cụ thể.

Từ khóa » Nổi Rôm Sảy Khi Mang Thai