Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày Phải Làm Sao? Ngăn Ngừa ợ Nóng Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Bà bầu bị trào ngược dạ dày hoặc trào ngược dạ dày khi mang thai là một trong những vấn đề tiêu hóa khá phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải.
Đối với nhiều phụ nữ, trào ngược dạ dày là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, bắt đầu vào khoảng tháng thứ hai. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi gặp phải tình trạng này bởi vị đắng hoặc chua ở trong khoang miệng gây không ít khó chịu. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày cũng như cách cải thiện bằng những biện pháp tự nhiên.
Cảm giác khi bà bầu bị trào ngược dạ dày
Tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai sẽ khiến bạn cảm nhận những hiện tượng sau đây:
- Nóng rát ở cổ họng
- Gặp khó khăn khi nuốt
- Cảm giác nóng, chua hoặc mặn ở phía sau cổ họng
- Đau ngực, đặc biệt là sau khi cúi xuống, nằm hoặc ăn
- Cảm giác như thức ăn vẫn còn kẹt lại ở giữa cổ họng hoặc ngực
- Một cảm giác nóng rát ở ngực xảy ra sau khi ăn và kéo dài vài phút đến vài giờ.
Nguyên nhân bà bầu bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạy dày xảy ra khi van giữa dạ dày và thực quản không thể ngăn axit dạ dày quay trở lại thực quản. Khi mang thai, hormone progesterone làm cho van giãn ra, tăng tần suất trào ngược dạ dày, đồng thời tạo điều kiện khiến axit dạ dày đi vào thực quản và kích thích niêm mạc.
Tình trạng khó tiêu và trào ngược dạ dày thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3 bởi thai nhi đè lên ruột và dạ dày, khiến thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Bên cạnh nguyên nhân chính như trên thì vẫn còn một số lý do khác khiến bạn gặp phải tình trạng này, chẳng hạn như:
- Thừa cân
- Ăn quá nhiều
- Stress khi mang thai
- Ăn ngay trước khi đi ngủ
- Bận quần áo ôm sát và chật
- Uống thức uống chứa caffein và đồ uống có ga
- Ăn một số thực phẩm dễ gây trào ngược như như hành tây, sô cô la, bạc hà, thực phẩm giàu chất béo, trái cây họ cam quýt, tỏi, thực phẩm cay, cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua.
Khi nào chứng trào ngược dạ dày mới hết?
Mẹ bầu có thể gặp phải chứng trào ngược dạ dày hoặc khó tiêu xuyên suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm nhẹ và hết hẳn ngay sau khi bé yêu ra đời.
Điều trị và ngăn ngừa trào ngược dạ dày
Việc sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn có thể giúp làm giảm chứng trào ngược dạ dày nhưng mẹ bầu phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thuốc chứa hàm lượng natri cao, có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng trong các mô cơ thể. Thêm vào đó, cũng có vài loại thuốc có chứa nhôm, đây là khoáng chất được đánh giá không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Việc ngăn ngừa bà bầu bị trào ngược dạ dày là cách tốt nhất để điều trị, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
1. Ăn từng bữa nhỏ
Giống như trước lúc mang thai, tình trạng dạ dày chứa quá nhiều thực phẩm có thể góp phần gây trào ngược dạ dày. Do vậy, thay vì ăn 3 bữa một ngày, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa ăn để không khiến dạ dày phải làm việc quả tải và giải tỏa một số triệu chứng khác, chẳng hạn như mệt mỏi khi mang thai. Mặt khác, việc ăn chậm rãi cũng là một biện pháp khá hữu hiện, giúp mẹ bầu tránh tình trạng ăn quá nhiều.
2. Uống nhiều nước
Hãy ưu tiên nước lọc hoặc những thức uống tốt cho dạ dày và chứng ốm nghén khi mang thai, chẳng hạn như trà gừng, sữa chua, trà hoa cúc để làm dịu cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, hãy hạn chế sữa bò bởi các thành phần trong sữa đôi lúc sẽ gây khó tiêu, góp phần cho chứng trào ngược dạ dày có cơ hội xuất hiện. Thay vào đó, bạn có thể thử một số loại sữa hạt, bao gồm:
- Sữa hạnh nhân
- Sữa đậu nành
- Sữa hạt điều
- Sữa hạt lanh
- Sữa óc chó
- Sữa dừa.
3. Vận động nhẹ sau khi ăn
Bạn nên đi bộ khi mang thai hoặc vận động một chút như làm việc nhà, đứng thẳng sau mỗi lần dùng bữa thay vì nằm xuống sẽ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện. Thêm vào đó, bạn không nên thực hiện những động tác phải cúi người bởi sẽ tạo điều kiện cho axit có cơ hội trào ngược lên thực quản.
4. Không ăn trước khi ngủ
Việc ăn một bữa thịnh soạn và đi ngủ ngay sau đó là một “công thức hoàn hảo” để chứng trào ngược dạ dày có cơ hội xuất hiện. Các chuyên đã đưa ra lời khuyên, mẹ bầu nên cố gắng không ăn ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ và hạn chế uống quá nhiều nước khoảng một vài giờ.
5. Kê cao gối khi ngủ
Khi nghỉ ngơi, bạn hãy kê gối để nâng độ cao của ngực và đầu. Điều này giúp cho axit nằm yên trong dạ dày.
6. Chọn lựa thực phẩm kỹ lưỡng
Nếu nhận thấy dạ dày của bạn gặp khó chịu khi ăn một loại thực phẩm nào đó, hãy loại bỏ nó ra khỏi thực đơn. Một số thực phẩm được biết là có nguy cơ khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày bao gồm:
- Thực phẩm nhiều gia vị hoặc cay
- Thực phẩm chiên hoặc béo
- Caffeine, đồ uống có ga, rượu bia
- Trái cây họ cam quýt
- Thịt chế biến sẵn
- Sô cô la
- Bạc hà.
Nếu chưa biết nguyên nhân khiến mình bị trào ngược dạ dày là do thực phẩm nào, mẹ bầu hãy thử ăn mỗi loại một vài lần để nhận biết.
7. Trang phục rộng rãi
Việc mặc quần áo chật sẽ tạo thêm áp lực lên vùng bụng vốn đã rất căng tức của mẹ bầu và làm tình trạng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Mẹ bầu hãy ưu tiên những bộ đồ bầu thoải mái với chất liệu thoáng mát để dễ dàng hoạt động trong ngày.
8. Tinh thần thoải mái
Tình trạng căng thẳng thường nằm trong danh sách các nguyên nhân gây khó chịu cho dạ dày. Do vậy, mẹ bầu hãy học cách giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề, tập thiền định, thực hành yoga để làm cho tinh thần thoải mái nhất có thể, từ đó giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.
Bên cạnh niềm vui mong mỏi chờ đón thành viên mới, mẹ bầu có thể gặp một số tình trạng khó chịu không mong muốn khi mang thai, chẳng hạn như trào ngược dạ dày. May mắn thay, có khá nhiều cách thức an toàn để ngăn chặn và cải thiện tình trạng bà bầu bị trào ngược dạ dày. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy vô cùng khó chịu hoặc xuất hiện những cơn đau, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa ốm nghén vào buổi tối cho mẹ bầu
Phương Uyên/HELLOBACSI
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Chứng Trào Ngược Dạ Dày ở Phụ Nữ Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản: Điều Trị Sao Cho đúng?
-
Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Phụ Nữ Mang Thai | Vinmec
-
Kiểm Soát Tình Trạng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Phụ Nữ Mang ...
-
Chấm Dứt Tình Trạng Bị Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Thế Nào
-
Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Và Cách Xử Trí
-
Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?
-
Chữa Trị Trào Ngược Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai | Huggies
-
Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày ở Phụ Nữ Có Thai Và Cách Xử Lý
-
Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai - Bà Bầu Nên Biết
-
Hiện Tượng Mang Thai Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
-
Chấm Dứt Ngay “trào Ngược Dạ Dày” Khi Mang Thai - Meiji
-
Trào Ngược Dạ Dày Ở Bà Bầu Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Khỏi?
-
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN Ở PHỤ NỮ MANG THAI
-
Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Và 3 Tháng Cuối Xử Trí Thế Nào?