Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Và 3 Tháng Cuối Xử Trí Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Đau dạ dày khi mang thai là hiện tượng thường gặp. Căn bệnh này khiến mẹ bầu căng thẳng, mệt mỏi, không chỉ vậy nó còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy phải xử trí thế nào khi bị đau dạ dày khi mang thai ?
Nội dung chính trong bài
- 1 Nguyên nhân
- 1.1 Đau đạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
- 1.2 Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
- 2 Đau dạ dày khi mang thai có làm sao không?
- 2.1 Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
- 2.2 Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
- 2.3 Hậu quả khi mang thai bị nhiễm HP
- 3 Cần làm gì khi bị đau dạ dày khi mang thai?
- 3.1 Bắt đầu từ việc thiết lập lại chế độ ăn uống
- 3.2 Sinh hoạt lành mạnh
- 4 Khi nào thì phụ nữ mang thai cần sử dụng thuốc dạ dày?
- 4.1 Bà bầu sử dụng thuốc chữa dạ dày có nguy hiểm không?
- 5 Đau dạ dày khi mang thai do khuẩn HP xử trí thế nào?
Nguyên nhân
Đau đạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu thường gặp những biểu hiện nôn, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu của ốm nghén những biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện của đau dạ dày. Thế nhưng nếu chỉ là bị ốm nghén thì mẹ bầu sẽ không gặp phải những biểu hiện của đau dạ dày như ợ chua, trào ngược, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.
Đau dạ dày khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân của cơn đau này là do trong 3 tháng đầu tiên của thai kì dạ dày phải chịu áp lực do tình trạng nôn nhiều, thêm nữa là tử cung sẽ phát triển to lên để phù hợp với kích thước đang lớn dần lên của thai nhi. Tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, khi mang thai, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone progesterone. Hormone này có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm gia tăng các cơn đau dạ dày, đầy bụng và tiêu chảy ở thai phụ.
Tuy nhiên, đau dạ dày trong 3 tháng đầu khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Với những mẹ bầu đã có tiền sử bị đau dạ dày thi việc căn bệnh này xuất hiện trở lại khi mang thai là việc cũng dễ hiểu. Tuy nhiên với một số mẹ bầu khác thì đau dạ dày lại chỉ xuất hiện kể từ khi mang thai, nguyên nhân chính của hiện tượng này là:
- Những tháng cuối khi thai nhi phát triển, phần tử cung to dần lên chèn ép vào vị trí của dạ dày làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thức ăn ứ đọng, đầy hơi, tiết dịch vị làm tổn thương dạ dày và bệnh đau dạ dày xuất hiện.
- Nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai bị rối loạn và lượng dịch vị tiết ra không thể kiểm soát được khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn
- Chế độ dinh dưỡng khi mang thai thường là bổ sung nhiều đường, sữa, tinh bột, điều này làm cho hệ tiêu hóa căng thẳng hơn.
- Do nhiễm khuẩn HP
Đau dạ dày khi mang thai có làm sao không?
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Như đã nói ở trên, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu không phải là vấn đề quá nguy hiểm nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai. Sảy thai là hiện tượng thường xuất hiện trước tuần thứ 12 của thai kì. Vì thế nếu bạn bị đau dạ dày cùng với các dấu hiệu sảy thai khác, hãy gọi cho bác sĩ:
- Đau thắt hoặc chuột rút ở bụng
- Đau hoặc chuột rút ở lưng
- Xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu
- Thấy chất lỏng từ âm đạo
Tuy nhiên cũng có những người không có bất kì dấu hiệu nào khi bị sảy thai.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp và bạn không cần quá lo lắng vì điều này. Nhưng hãy nhờ trợ giúp từ bác sĩ bất cứ khi nào bạn cần tư vấn. Bởi tuy không nguy hiểm nhưng đau dạ dày có thể khiến mẹ chán ăn, điều này liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng mà mẹ bầu cung cấp cho cơ thể và ảnh hưởng đến thai nhi . Nếu tình trạng chán ăn kéo dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân ngay từ trong bụng mẹ.
Hậu quả khi mang thai bị nhiễm HP
Riêng với trường hợp đau dạ dày khi mang thai mà do nhiễm khuẩn HP, nguyên nhân này không phổ biến nhưng nếu xảy ra nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như: tiền sản giật, sảy thai, rối loạn tiêu hóa, thai nhi chậm phát triển, giảm chức năng nhau thai, vv.
Cần làm gì khi bị đau dạ dày khi mang thai?
Mẹ bầu cần phải điều trị đau dạ dày nếu cơn đau nhiều, liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ để tiến hành khám và được bác sĩ tư vấn điều trị.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu thường sẽ không được chỉ định kháng sinh hay giảm đau vì nó có thể ảnh hưởng tới thai nhi; thay vào đó là thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi.
Bắt đầu từ việc thiết lập lại chế độ ăn uống
- Thay vì ăn 3 bữa lớn có thể chia thành các bữa nhỏ hơn.
- Nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và mềm như: súp, sữa, trứng, cháo, mì. Ăn các loại thực phẩm được luộc, hấp mềm.
- Uống các loại nước hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp vitamin cho thai nhi
- Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên xào, nướng, đồ cay nóng.
- Không để dạ dày ở trạng thái trống rỗng khi mang thai, điều này có thể gây có thắt và đau đớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
- Không nên vận động hay nằm ngay sau khi ăn, dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Không ăn quá nhanh hay quá no. Mẹ bầu nên ăn chậm rãi, nhai từ từ để làm tăng bài tiết của nước bọt và ngăn chặn việc axit dạ dày được tiết ra một cách ồ ạt.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, các loại thực phẩm khô cứng, đồ muối chua.
Sinh hoạt lành mạnh
Thức khuya, căng thăng, stress cũng có thể gây ra đau dạ dày khi mang thia. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế căng thẳng thấp nhất có thể, lên kế hoạch nghỉ ngơi và thư giãn sao cho hợp lý.
Một số kỹ thuật thư giãn mà mẹ bầu có thể áp dụng đó là yoga, thiền, đi bộ hay bơi lội. Những bộ môn này vừa giúp khỏe khoắn vừa làm tâm trạng vui vẻ hơn.
Khi nào thì phụ nữ mang thai cần sử dụng thuốc dạ dày?
Việc sử dụng thuốc dạ dày ở phụ nữ mang thai là một vấn đề vô cùng phức tạp. Đầu tiên, người mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về đau dạ dày trong thai kì để giúp đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé trong bụng.
Việc sử dụng thuốc chữa đau dạ dày trong thời gian thai kì cần hết sức thận trọng, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng, điều này rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ phải cân nhắc thật kĩ càng, mọi yếu tố được đưa lên bàn cân để quyết định xem có dùng thuốc để điều trị hay không. Nguyên tắc đầu tiên trong việc sử dụng thuốc dạ dày cho mẹ bầu đó là “An toàn là ưu tiên số một” – an toàn cho cả mẹ và bé, cùng với đó là sự cân nhắc trên các phương diện:
- Chỉ sử dụng thuốc nếu lợi ích thu được lớn hơn nguy cơ gặp phải.
- Trong cùng một nhóm thuốc điều trị, ưu tiên sử dụng những loại thuốc an toàn cho mẹ bầu
- Liều thuốc sử dụng là liều tối thiểu và với thời gian ngắn nhất có thể
Ngoài ra, để tránh những lo lắng, mẹ bầu nên hỏi kỹ bác sĩ để nắm được những lợi ích và nguy cơ của việc dùng thuốc.
Bà bầu sử dụng thuốc chữa dạ dày có nguy hiểm không?
Với bà bầu, không chỉ thuốc đau dạ dày mà bất kể loại thuốc nào cũng cần cân nhắc khi sử dụng. Bởi các loại thuốc khi uống vào cơ thể người mẹ sẽ được háp thu, phân bố vào máu rồi tới các cơ quan, trong đó có bụng, vì thế em bé sẽ nhận một phần thuốc từ người mẹ.
Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường, thậm chí là tính mạng của mẹ và bé. Cách đây hơn 50 năm, thảm họa Thalidomide đã khiến cho 10.000-20.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh.
Nhưng vẫn có những loại thuốc không được hấp thu vào tuần hoàn, sử dụng ngắn ngắn hạn trong thời gian mang thai vẫn an toàn cho mẹ và bé.
Đau dạ dày khi mang thai do khuẩn HP xử trí thế nào?
Không giống với các trường hợp nhiễm khuẩn HP thông thường, nhiễm khuẩn HP trong thời kì mang thai không thể sử dụng phác đồ điều trị thông thường. Hiện nay, nhờ công nghệ miễn dịch tại Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát triển được loại kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng ức chế trực tiếp men urease – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn Hp xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Loại kháng thể này được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà đã được tiêm miễn dịch với men Urease của vi khuẩn HP. Hp do đó giúp tăng cường sức đề kháng đối với Hp; giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do Hp. Đặc tính của kháng thể IgY rất an toàn, chỉ tác động tại niêm mạc dạ dày mà không đi vào máu, do vậy có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu và đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối. Bài viết không mang tính chất chẩn đoán hay thay thế các chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và những người có chuyên môn trước khi thực hiện theo bất kì chỉ dẫn nào.
Viết bình luậnTừ khóa » Chứng Trào Ngược Dạ Dày ở Phụ Nữ Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản: Điều Trị Sao Cho đúng?
-
Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Phụ Nữ Mang Thai | Vinmec
-
Kiểm Soát Tình Trạng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Phụ Nữ Mang ...
-
Chấm Dứt Tình Trạng Bị Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Thế Nào
-
Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai Và Cách Xử Trí
-
Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày Phải Làm Sao? Ngăn Ngừa ợ Nóng Thế ...
-
Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?
-
Chữa Trị Trào Ngược Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai | Huggies
-
Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày ở Phụ Nữ Có Thai Và Cách Xử Lý
-
Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai - Bà Bầu Nên Biết
-
Hiện Tượng Mang Thai Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
-
Chấm Dứt Ngay “trào Ngược Dạ Dày” Khi Mang Thai - Meiji
-
Trào Ngược Dạ Dày Ở Bà Bầu Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Khỏi?
-
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN Ở PHỤ NỮ MANG THAI