Bà Bầu, Có Thai Có Nên ăn Cá Chép Không: Rất Hại Nếu Làm Sai Cách

Quan niệm dân gian cho rằng phụ nữ mang thai ăn cá chép sẽ giúp em bé da trắng, môi đỏ và thông minh. Nhưng xét theo góc độ khoa học thì bà bầu có nên ăn cá chép không và nó có tác dụng kì diệu với em bé như vậy không?

Xem thêm

  • 5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
  • Ngoài cháo, đây là các món từ cá chép ngon, lạ miệng cho bà bầu
Bà bầu có nên ăn cá chép không?

Giá trị dinh dưỡng đặc biệt của cá chép

Trong ẩm thực Việt Nam, cá chép là nguyên liệu quen thuộc. Từ cá chép, người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon, chẳng hạn như nhúng lẩu, rán, nấu canh chua, kho với nước cốt dừa, cuộn với bánh tráng…

So với nhiều loại cá khác, thịt cá chép được đánh giá là ngọt, mềm và thơm hơn, do đó giá bán cũng cao hơn. Đặc biệt phần đầu cá chép nấu lên rất béo ngậy mà không gây ngán. Không chỉ vậy, cá chép còn cực kì giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và kẽm.

Bạn đọc có thể tham khảo một số thành phần dinh dưỡng chính của cá chép tại bảng dưới đây.

Một số thành phần dinh dưỡng chính của cá chép

Bà bầu có nên ăn cá chép không?

Tại Việt Nam, cá chép gần như mặc định là món ăn cần thiết của phụ nữ mang thai. Quan điểm đó chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm dân gian do các bà, các mẹ truyền lại.

Vậy xét theo góc độ khoa học thì sao? Bà bầu có nên ăn cá chép không?

Câu trả lời là CÓ. Cá chép giàu dinh dưỡng, lại ngon miệng, chẳng có lý do gì chúng ta lại từ chối thực phẩm này. Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng bà bầu không nên hay không được ăn cá chép.

Lợi ích khi bà bầu ăn cá chép, có giúp bé da trắng, môi đỏ không?

Quan niệm dân gian cho rằng khi phụ nữ mang thai nên ăn nhiều cá chép để con sinh ra được da trắng môi đỏ. Nhưng khoa học đã chứng minh rằng màu da của trẻ chịu ảnh hưởng chính từ gen di truyền và chế độ ăn uống không thể làm nó thay đổi.

Vậy tại sao bà bầu nên ăn cá chép, nó có tác dụng gì?

Trong Đông y, cá chép vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng lợi sữa, kiện tỳ khai vị, an thai rất tốt cho và bầu. Một số bài thuốc, món ăn từ cá chép còn có tác dụng giảm nôn nghén, chữa đau lưng phù thũng, chữa động thai hiệu quả.

Theo Đông y, cá chép rất có lợi cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh con

Trong y học hiện đại, tác dụng của cá chép đến từ thành phần dinh dưỡng của nó.

  • Cá chép rất giàu vitamin D, nó tạo điều kiện hấp thu canxi cho cơ thể, tốt cho xương khớp của mẹ bầu và hỗ trợ quá trình hình thành, phát triển khung xương thai nhi một cách hiệu quả.
  • Protein của cá chép rất dễ hấp thu. Bà bầu ăn cá chép được xem là một cách đơn giản để cung cấp cho cả mẹ và em bé trong 9 tháng thai kì.
  • Cá chép giàu omega-3, đây là một dưỡng chất có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy các bà bầu nên ăn cá chép.
  • Kẽm và sắt trong cá chép có tác dụng bổ máu, an thai, giảm tình trạng chuột rút cho bà bầu.
  • Ăn các món từ cá chép trong thời gian đầu mang thai có thể làm giảm nôn mửa, ốm nghén.
  • Cá chép giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, B, E, PP đặc biệt tốt cho mắt và giúp hạn chế dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Nếu bà bầu bị nghén, bị dị ứng không ăn được cá chép thì sao?

Giống như các loại cá khác, cá chép cũng có mùi tanh, dùng rượu trắng, gừng và muối hạt để ướp cá chép trước khi nấu sẽ phần nào giảm bớt mùi này. Tuy nhiên với nhiều bà bầu trong 3 tháng đầu, mùi tanh của cá chép làm họ không thể chịu được, thậm chí cố gắng ăn vào vẫn nôn ra. Khi đó bà bầu có nên cố gắng ăn cá chép không?

Câu trả lời là không cần thiết. Cá chép về cơ bản chỉ là một loại thực phẩm bình thường, chúng ta hoàn toàn có thể thay thế bằng những loại thịt khác có giá trị dinh dưỡng tương đương. Đợi đến khi qua 3 tháng đầu, tình trạng ốm nghén giảm thì bà bầu có thể ăn cá chép sau cũng được.

Một trường hợp nữa, nếu bà bầu có tiền sử bị dị ứng cá chép thì chắc chắn là không nên ăn thực phẩm này vì nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nếu không ăn được cá chép, bà bầu hoàn toàn có thể thay thế bằng thực phẩm khác

Tác hại nếu bà bầu ăn cá chép sai cách

Bà bầu nên ăn cá chép, nhưng nó chỉ tốt khi dùng đúng cách.

  • Bà bầu không nên ăn gỏi cá chép vì dễ bị đau bụng đi ngoài và nhiễm kí sinh trùng.
  • Nhiều người cho rằng khi có thai cần ăn cá chép nguyên con, không mổ bỏ ruột là không đúng. Lòng cá chép có nhiều kí sinh trùng, còn mật cá chép chứa chất tetrodotoxin có thể gây ngộ độc.
  • Ăn cá chép cùng thịt gà, thịt chó có thể gây ra độc tố không tốt cho sức khoẻ.
  • Nấu cá chép cùng cam thảo hoặc ăn cá chép khi đang uống thuốc có thành phần cam thảo có thể sinh ra độc tố gây chết người.

Như vậy, chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi bà bầu hay phụ nữ mang thai có nên ăn cá chép không. Hãy sử dụng thực phẩm này đúng cách để tận dụng một cách hiệu quả những lợi ích của nó nhé!

Nguồn: Mabio.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Sắp sinh có nên đặt thuốc không? Liệu có ảnh hưởng…
  • Mẹ sắp sinh có nên uống nước dừa? Lợi ích của nước…
  • Mẹ sắp sinh có nên uống nước lá tía tô để giúp để…
  • Sắp sinh quan hệ có sao không? Liệu có gây hiện…
  • 7 mẹo dân gian giúp sinh nhanh không đau mẹ nào cũng…
Tư vấn miễn phí Lợi sữa Mabio

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

Δ

Từ khóa » Cá Chép đỏ Cho Bà Bầu