Bà Bầu Tháng Cuối Có Nên đi Bơi Không Và Cần Lưu ý Gì? - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Mang Thai
- Thai kỳ
04/08/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtMột trong những môn thể thao an toàn và có lợi cho sức khỏe bà bầu đó chính là bơi lội. Tuy nhiên, liệu bà bầu tháng cuối có nên đi bơi khi đang rất cận kề ngày sinh hay không? Và nếu đi bơi thì cần lưu ý gì để giữ an toàn cho cả mẹ và bé? Mời độc giả hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết này.
Lợi ích của việc bơi lội trong giai đoạn mang thai
Bơi lội là một môn thể thao rất nhẹ nhàng, phù hợp với mọi đối tượng không chỉ riêng phụ nữ mang thai. Lý do bởi khi tập luyện môn thể thao này, các mẹ bầu sẽ nhận được hàng loạt lợi ích cho sức khỏe như:
-
Giảm thiểu chấn thương khi tập luyện thể thao: So với các môn thể thao khác thì bơi lội ít gây ra chấn thương nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý thực hiện chậm rãi, chú ý việc lên - xuống hồ bơi để tránh bị trượt chân, ngã rất nguy hiểm.
-
Tăng cường sức khỏe tim mạch cho bà bầu nhờ sự tác động chủ yếu lên 2 vùng cơ chính là tay và chân.
-
Giảm bớt tình trạng phù nề: Khi bơi, nước giúp chất lỏng trong cơ thể được đẩy đến các mô vào tĩnh mạch, giúp máu lưu thông ở chân tốt hơn. Từ đó góp phần làm giảm bớt tình trạng phù nề cho bà bầu.
-
Giảm đau dây thần kinh tọa: Trong tháng cuối, thai nhi phát triển đã rất to, chèn ép lên dây thần kinh tọa khiến mẹ bị đau vùng lưng và hông. Bơi lội giúp bé “nổi” cùng mẹ và làm giảm bớt cơn đau rất đáng kể.
-
Giúp cơ thể mẹ bầu mát mẻ hơn: Thân nhiệt của bà bầu luôn tăng cao trong suốt thai kỳ, nhất là vào mùa hè nóng bức. Vì vậy, việc ngâm mình dưới nước sẽ giúp mẹ bầu “hạ hỏa” hơn.
-
Kiểm soát cân nặng: Việc tập luyện giúp mẹ bầu đốt cháy calo, kiểm soát cân nặng tốt hơn, tránh tình trạng mắc tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, ở giai đoạn sau sinh, thai phụ cũng sẽ dễ dàng giảm cân, về lại vóc dáng tốt hơn.
-
Cải thiện khả năng chịu đựng: Bơi lội dưới nước giúp mẹ bầu tăng cường cơ bắp và khả năng chịu đựng. Điều này rất có lợi trong quá trình sinh nở vì mẹ bầu có thể chịu đau tốt hơn.
-
Bơi lội giúp mẹ có tinh thần mẹ bầu sảng khoái, thư giãn hơn, giảm bớt căng thẳng, stress và mang lại giấc ngủ ngon hơn. Điều này rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Chính nhờ những lợi ích này mà các chuyên gia thường khuyến khích bà bầu tập bơi để tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, đối với bà bầu tháng cuối có nên đi bơi hay không lại là vấn đề gây nhiều tranh cãi và khiến nhiều chị em thắc mắc.
Bà bầu tháng cuối có nên đi bơi?
Theo chia sẻ của các chuyên gia, đối với phụ nữ mang thai ở tháng thứ 9 có sức khỏe tốt, thai kỳ ổn định thì vẫn có thể tập bơi. Bởi việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, góp phần giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình bơi lội, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ các quy tắc an toàn để không xảy ra chấn thương. Mọi tác động trong thời điểm này đều có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Đặc biệt là sự cố trơn trượt và ngã khi bơi lội có thể khiến thai phụ động thai, sinh non,...rất nguy hiểm.
Ngoài ra còn có những đối tượng bà bầu tháng cuối được khuyến cáo không nên đi bơi nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
-
Thai phụ từng có tiền sử sinh non, sảy thai nhiều lần
-
Mẹ bầu bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
-
Mẹ bầu đang có dấu hiệu bị động thai, dọa sinh non
Nếu thuộc một trong các trường hợp kể trên, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên đi bơi để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Thay vào đó, các chị em cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, ít đi lại hơn và đi lại cần thật cẩn thận.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: cơn gò tử cung, chảy máu âm đạo, đau bụng, rỉ ối,...thì càng không được bơi mà cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra. Đây có thể là những dấu hiệu chuyển dạ hoặc thậm chí là động thai nên tuyệt đối không thể chủ quan.
Như vậy, bà bầu tháng cuối có nên đi bơi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự ổn định của thai nhi. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn môn thể thao bơi lội để quyết định nên bơi hay không hoặc bơi với tần suất ra sao cho phù hợp nhất.
Xem thêm:
- Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
- Bà bầu tháng thứ 8 có nên đi bộ? Những điều mẹ cần lưu ý
Những điều bà bầu tháng cuối cần lưu ý khi đi bơi
Mặc dù bơi lội là môn thể thao có độ an toàn cao đối với phụ nữ mang thai nhưng vẫn không thể tránh khỏi rủi ro nếu chúng ta không thực hiện đúng cách. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé, bà bầu tháng thứ 9 trước khi bơi cần lưu ý các vấn đề dưới đây.
Kiểu bơi
Khi bơi, mẹ bầu không nên lựa chọn các kiểu bơi vận động mạnh như xoay người, bơi bướm để tránh gây mất sức. Thay vào đó chúng ta nên chọn các động tác nhẹ nhàng như bơi ếch, thả trôi người trên nước hoặc đập tay đập chân nhẹ nhàng.
Môi trường
Việc lựa chọn môi trường nước để bơi có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự an toàn của mẹ bầu. Trước khi bơi, mẹ nên kiểm tra kỹ để tránh bể bơi, bãi biển không bị ô nhiễm. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn những bể bơi được khử trùng bằng clo đúng cách để tránh nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, ảnh hưởng đến thai kỳ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến nhiệt độ nước trong bể bơi. Việc bơi trong nước nóng sẽ khiến thân nhiệt thai phụ tăng cao, có thể gây sảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thời gian bơi
Thời gian lý tưởng nhất để bà bầu đi bơi chính là tầm sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc này nhiệt độ cơ thể vẫn còn ấm, dễ dàng điều hòa với môi trường. Thời điểm trời nắng gắt cần tránh xa vì nhiệt độ cơ thể chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời có thể sẽ khiến thai phụ bị chóng mặt, cảm sốt,...
Chuẩn bị trước khi bơi
Để bảo vệ sức khỏe, trước khi bơi mẹ bầu cần chú ý các vấn đề như sau:
-
Kiểm tra sự ổn định của huyết áp để chắc chắn sức khỏe đảm bảo có thể tập luyện môn bơi lội. Không đi bơi khi cảm thấy không khỏe hoặc bị cảm lạnh,...
-
Chuẩn bị nước uống, uống nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
-
Chuẩn bị dép chống trơn trượt để sử dụng trước và sau khi lên xuống bể bơi, sàn bể bơi hoặc phòng thay đồ.
-
Khởi động chân tay để tránh nguy cơ chuột rút khi đang bơi.
-
Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khi bơi ngoài trời.
Lưu ý trong quá trình bơi
Sau khi đã đảm bảo các yếu tố an toàn, bà bầu tháng cuối có thể xuống bơi nhưng vẫn cần tuân theo các quy tắc an toàn như:
-
Không thực hiện các động tác nguy hiểm như: nhảy xuống bể bơi, lặn ngụp, các kiểu bơi gây mất sức,...
-
Lựa chọn các kiểu bơi và động tác nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Không bơi quá lâu khiến cơ thể mất sức, mệt mỏi hoặc cảm lạnh.
Chú ý sau khi bơi
Sau khi bơi và chuẩn bị lên bờ, các bà mẹ đang mang thai tháng cuối cần chú ý đến các vấn đề an toàn như sau:
-
Sử dụng dép chống trơn, trượt để đi lại trên sàn và trong phòng thay đồ.
-
Mẹ nên đi thay đồ ướt ngay, lau khô đầu, tắm rửa sạch sẽ để tránh bị vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm âm đạo thuận lợi trong môi trường ẩm ướt. Cần lưu ý không tắm nước quá nóng hoặc xông hơi gây tác động tiêu cực đến thai nhi.
-
Bổ sung thêm nước cho cơ thể.
-
Đi tiểu sau khi bơi để phòng ngừa viêm âm đạo.
-
Nhỏ mắt, lau khô tai để tránh viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc “bà bầu tháng cuối có nên đi bơi?” và những điều cần lưu ý cho các chị em. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mẹ bầu bơi lội an toàn để có sức khỏe tốt, sẵn sàng cho quá trình sinh nở sắp tới.
Tài liệu tham khảoWhat You Should Know About Swimming During Pregnancy - Ngày truy cập: 3/8/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-swimming
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Đào NhànTôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...
Bài viết liên quan- Top 10 bài tập yoga cho bà bầu tháng cuối dễ sinh và các vấn đề mẹ cần lưu ý
- Mẹ bị cảm khi mang thai 5 tuần cần làm gì để không nguy hiểm đến thai nhi?
- Bà bầu tuần thứ 10 có những thay đổi gì?
- Lỡ uống thuốc khi mang thai 3 tuần có sao không? Mẹ bầu cần làm gì?
- Thiểu ối khi mang thai: Mẹ cần làm gì?
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Bơi Có Tốt Cho Bà Bầu
-
Đi Bơi Khi Mang Bầu Và Những Lợi ích Không Ngờ
-
Bà Bầu đi Bơi Có Tốt Không Và Cần Lưu ý Những Gì? - Hello Bacsi
-
Mang Thai 3 Tháng đầu Có Nên đi Bơi? | TCI Hospital
-
Bà Bầu đi Bơi Cần Ghi Nhớ 07 điều Dưới đây! - Mamamy
-
Bà Bầu Có Nên đi Bơi Không Và Những Lưu ý Cần Phải Biết
-
Bà Bầu Mang Thai Có Nên đi Bơi Không? - Mamibabi
-
Lợi ích Và Những điều Mẹ Bầu Cần Chú ý Khi đi Bơi - MarryBaby
-
Lợi ích Của Việc Bơi Lội Khi Mang Thai - Báo Lao Động
-
Trả Lời Thắc Mắc: Bà Bầu đi Bơi Có Tốt Không? - LEEP.APP
-
Bơi Lội đúng Cách Cho Bà Bầu ở Những Tháng đầu Thai Kỳ
-
Mang Thai Có Nên đi Bơi? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Lợi ích Của Bơi Lội Khi Mang Thai - Sở Y Tế Nam Định
-
Giải đáp Thắc Mắc: Bà Bầu đi Bơi Có Tốt Không?
-
Bơi Lội Khi Mang Thai Và Những Lợi ích Không Ngờ - TheAsianparent
-
Đi Bơi Khi Mang Thai Có An Toàn Không?
-
Tác Dụng Của Bơi Lội Với Phụ Nữ Mang Thai - Sức Khỏe
-
Mẹ Cần Lưu ý điều Gì Khi Bơi Lội Trong Quá Trình Mang Thai?