Bà Bovary Và Bi Kịch Vỡ Mộng | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Bà bovary và bi kịch vỡ mộng
  • doc
  • 47 trang
“BÀ BOVARY” VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG Mục lục LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 I. Vài nét khái quát........................................................................................................2 1. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội Pháp thế kỉ XIX..........................................................2 2. Các trào lưu văn học chính.......................................................................................3 2.1 Trào lưu văn học là gì?.........................................................................................3 2.2 Âm vang văn học cách mạng tư sản...................................................................3 2.3 Văn học lãng mạn................................................................................................4 2.4.Văn học hiện thực :..............................................................................................5 2.5 Văn học công xã Pari...........................................................................................6 2.6. Trường phái Panacxơ, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tự nhiên................7 3.Tác giả và tác phẩm....................................................................................................8 3.1 Tác giả Gautave Flaubert....................................................................................8 3.2 Tác phẩm...........................................................................................................10 II. Nội dung....................................................................................................................13 1.Khái niệm..................................................................................................................13 2. Bà Bôvary với bi kịch vỡ mộng..............................................................................13 2. 1 Vỡ mộng trong cuộc sống hôn nhân................................................................13 1. 2 Bi kịch vỡ mộng trong tình yêu của Emma....................................................23 Tiểu kết.............................................................................................................................39 III. Chân dung tầng lớp tư sản trong “Bà Bôvary”:....................................................40 IV. Giá trị nghệ thuật......................................................................................................43 1. Điểm nhìn nghệ thuật.............................................................................................43 2. Giọng điệu và ngôn ngữ..........................................................................................43 KẾT LUẬN.......................................................................................................................45 1 LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ XIX thực sự là giai đoạn phát triển cực kì, sôi động của nền văn học Pháp. Nhiều trào lưu văn học xuất hiện, trong đó nổi lên hai trào lưu chính là trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực Pháp ra đời sau năm 1820 và phát triển mạnh mẽ (đặc biệt những năm 30- 40 của thế kỉ này). Nó đạt đến mức cổ điển về nội dung phê phán toàn diện xã hội tư sản và những chuẩn mực của nghệ thuật điển hình hóa. Những tác gia tiêu biểu cho văn học giai đoạn này là Stendhal, Honoré de Balzac, Proser Mérimée, Gustave Flaubert, Guy de Maupassant,... Và G.Flaubert là đại diện tiêu biểu của văn học hiện thực những năm 50- 60 của trào lưu đó. Sự đỏ vỡ của xã hội tư sản cùng với sự phá sản của tư tưởng Cách mạng dân chủ tư sản 1848 khiến Flaubert rơi vào chủ nghĩa bi quan khá trầm trọng. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Bà Bôvary- Bà Boovary gắn với bi kịch vỡ mộng! 2 I. Vài nét khái quát 1. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội Pháp thế kỉ XIX Thế kỉ XIX với Pháp là một thế kỉ đầy biến động về mặt chính trị . Sau cách mạng tư sản, vào buổi bình minh của thế kỉ XIX là thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu từ năm 1789. Đây là cuộc cách mạng tư sản duy nhất đã chiến thắng triệt để chủ nghĩa phong kiến lâu đời. Cách mạng Pháp đã mang lại sự thay đổi lớn lao trong tất cả các lĩnh vực của xã hội Pháp. Nhiệm vụ lịch sử của phái Jacobanh là tiêu diệt chế độ phong kiến ở Pháp, nhưng chính họ đã mở dường cho chủ nghĩa tư bản, cho sự thống trị của giai cấp tư sản. Ngày 9 Tecmido (27-7-1797) diễn ra cuộc đảo chính phản cách mạng, đưa tầng lớp tư sản mới lên nắm chính quyền. Phái này đã khủng bố cách mạng. Thời kì này, những cuộc nổi loạn của bọn bảo hoàng muốn phế bỏ nền cộng hòa và khôi phục chế độ quân chủ đã nổ ra ở Pari, Văngđê. Tướng Napoléon Bonapac đã nổi tiếng khi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy quân đội chống bọn phiến loạn trong nước và chiến thắng quân áo trong chiến dịch chiếm gần hết nước Italia. Ngày 18 tháng sương mù (9.11.1799) đã chuyển chính quyền sang tay Napoléon, thiết lập chế độ tổng tài và nền đế chế I. 1804, Napoléon đã tiến hành chiến tranh xâm lược châu Âu và hầu hết các nước châu Âu đều bị đặt dưới ách thống trị của Pháp. Chế độ áp bức của Napoléon đã làm thức tỉnh tinh thần dân tộc và sự nổi dậy của phong trào giải phóng dân tộc . Năm 1814 , đế chế Napoléon sụp đổ. Dòng họ Buôcbông đưa các thế lực phong kiến bên ngoài trở laị nắm chính quyền ở Pháp . Khởi nghĩa của nông dân liên tục nổ ra, tiêu biểu là năm 1830, 1832, 1835. Cuộc cách mạng tháng 2.1848 tái lập nền cộng hòa. Cuộc cách mạng tháng 6.1848 là cuộc đụng độ quyết liệt giữa giai cấp tư sản và vô sản ở Pháp . 3 Cuộc đảo chính ngày 2.12.1857 đã đưa Lui Napoléon lên ngôi hoàng đế của nền đế chế II. Dưới sự thống trị của Napoléon II, văn nghệ báo chí bị kiểm duyệt gắt gao, đời sống nhân dân khốn đốn bần cùng. Công xã Pari bùng nổ ngày 18.3.1871. Sau 72 ngày chiến đấu dũng cảm, công xã bị thất bại. Nền cộng hòa Pháp từ những năm 80 sắp kết thúc giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh để chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư bản và vô sản diễn ra gay gắt . 2. Các trào lưu văn học chính 2.1 Trào lưu văn học là gì? Khái niệm trào lưu văn học dùng để chỉ sự phát triển mạnh mẽ của văn học trong một giai đoạn nào đó gắn với những tác phẩm được sáng tác theo một cương lĩnh chung, mang hàng loạt những đặc điểm chung . Trào lưu là một hiện tượng mang tính lịch sử : Xuất hiện trong một thời điểm nào đó rồi mất đi. Trào lưu đánh dấu sự phát triển của văn học. Tiến trình văn học Pháp vào thế kỷ thứ XIX đuợc ghi nhận bởi sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng văn học, trong đó nổi bật nhất là hai trào lưu lãng mạn và hiện thực. 2.2 Âm vang văn học cách mạng tư sản. Trong những năm đầu của cách mạng vô sản Pháp (1789-1794) chủ nghĩa cổ điển đã ngự trị. Dòng văn học nay tiếp tục khuynh hướng quay về nghệ thuật cổ đại và có những nét chung với chủ nghĩa cổ điển trước cách mạng, nhưng khác về nội dung và ý thức hệ . Nó phản ánh cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba nhằm đạt được tư do chính trị và quyền bình đẳng trong xã hội mới. Nó biểu hiện những thắng lợi của cách mạng và niềm hân hoan của nhân dân đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng tư. Xã hội tư sản mới ra đời cũng cần một chủ nghĩa anh hùng để biểu dương và củng cố chế độ mới. Những nhân vật tư sản sớm bộc lộ những mặt trái của họ, nên họ muốn quay về với hình tượng cổ đại. Cách mạng tư sản đã đi tìm 4 những những điển hình anh hùng cộng hòa và những kiểu mẫu đạo đức công dân trong thế giới cổ đại . Do đó đã hình thành các thể loại phong phú như bi kịch cổ điển của M.J.Sêniê, tụng ca của Lơbroong, thể trào phúng của Đêmulanh, Rivarôn. Các bài ca cách mạng của Đêcurê, Rugiê đờ Lilơ,… Cách mạng đã cắt đứt một số liên hệvăn học quá khứ phát triển báo chí để tạo nên dư luận của một số công chúng mới,mở rộng diễn đàn cho những cuộc tranh luận với một loại thể mới: hùng biện chính trị . 2.3 Văn học lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn ở các nước phương Tây ra đời dưới ảnh hưởng của cách mạng Pháp. Cách mạng Pháp 1789 đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư sản là một bước ngoặc quan trọng, đánh dấu sự mở đầu của một chế độ chính trị mới, phù hợp với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Ðây là cuộc cách mạng duy nhất đã chiến thắng triệt để chủ nghĩa phong kiến nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp phong kiến đang trên đà tan rã và một bên là giai cấp tư sản đang đi lên. Cách mạng Pháp vì vậy được sự ủng hộ nhiệt tình của những người có tư tưởng tiến bộ và quần chúng nhân dân lao động. Tuy nhiên, sau khi lật đổ giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã giành lấy những thành quả của cách mạng về phần mình, thay thế những quan hệ bóc lột của xã hội cũ bằng những quan hệ bóc lột của xã hội mới, tạo nên những tâm thế khác nhau trong đời sống xã hội. Sự sụp đổ của quan hệ xã hội cũ và sự xác lập những quan hệ xã hội mới, đặc biệt là trong thời gian sau những cuộc chiến tranh của Napoléon, sự xác lập của Vương triều Phục hồi (1815-1830)... có tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp công chúng và ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều nước châu Âu. Một mặt, nó tạo nên sự bất mãn, chống đối của những người gắn bó tình cảm và quyền lợi với chế độ phong kiến phân quyền, muốn duy trì và bảo vệ trật tự xã hội mà họ cho là tốt đẹp, lí tưởng. Mặt khác, nó lại không đáp ứng được lòng mong mỏi và niềm tin 5 của những tầng lớp quần chúng đã nhiệt tình ủng hộ cho cách mạng. Ước mơ vào một xã hội tốt đẹp đã không trở thành hiện thực...Chủ nghĩa lãng mạn đã hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội và tâm lí đó. Chủ nghĩa lãng mạn là tiếng nói của thời đại mới. Nó chia thành hai khuynh hướng: lãng mạn tiêu cực, bảo thủ và lãng mạn tích cực, tiến bộ. Hai khuynh hướng khác nhau trong chủ nghĩa lãng mạn là do những phản ứng khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân đối với kết quả của cách mạng tư sản. Cơ sở của khuynh hướng lãng mạn tiêu cực là sự chống đối của tầng lớp quí tộc bị cách mạng Pháp lật đổ. Ngoài ra, cơ sở giai cấp của nó còn là tầng lớp tiểu tư sản bảo thủ chịu ảnh hưởng sâu xa của ý thức phong kiến lỗi thời. Vì vậy, nội dung của văn học lãng mạn tiêu cực là tiếng kêu thất vọng, lời than vãn, thương tiếc về một quá khứ cũ. Nó thất vọng với hiện tại và tìm đến những nơi náu ẩn của tinh thần như tôn giáo, tình yêu, vũ trụ.... Cở sở giai cấp của khuynh hướng lãng mạn tích cực là đông đảo quần chúng nhân dân phân hóa từ Ðẳng cấp thứ ba sau cách mạng tư sản và những tầng lớp trí thức tiểu tư sản tiến bộ có điều kiện thuận lợi để nói lên những tâm tư, tình cảm của quần chúng nhân dân lao động. Văn học lãng mạn tích cực hướng về tương lai, gởi gắm hy vọng vào việc cải tạo xã hội với một khát vọng chân lý và tự do. Các nhà văn lãng mạn tích cực luôn luôn muốn khám phá và sáng tạo, xông pha tìm cái mới. Ngoài ra nó còn mang nhiệt tình yêu nước và ít nhiều vươn đến tính chất lãng mạn cách mạng. Các nhà văn tiêu biểu thuộc trào lưu lãng mạn: Chataubriand, Lamartine , Alfred Vigny, George Sand, Victor Hugo,… Trong đó, Victor Hugo được xem là vị chủ soái của nền văn học này. Các tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phục vụ cuộc đấu tranh của nhân dân, cho công lý, hòa bình, cho những người khốn khổ. Ông nổi tiếng với các tập tiểu thuyết: Những người khốn khổ, Nhà thờ đức bà Paris, Năm 93, Cromwell, Trừng phạt,... 2.4.Văn học hiện thực : 6 Chủ nghĩa hiện thực Pháp ra đời sau 1820 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 30- 40 của thế kỉ thứ XIX. Dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, đời sống nhân dân rất khổ cực... Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống ở Pri và Lyong(1831- 1834) nổ ra, báo hiệu sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị. Giai cấp công nhân ngày một trưởng thành. Mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày một gay gắt. Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới nền Quân chủ tháng Bảy đã dẫn đến cuộc cách mạng 1848. Chính trên cơ sở xã hội đó, chủ nghĩa hiện thực có những bước phát triển rực rỡ. Những đại diện ưu tú của dòng văn học này là Stendhal, Honoré de Banzal, Prosper Mérimée,... Dù bất bình với thực tại nhưng các nhà văn hiện thưc không quay lưng lại với thực tại, thoát li nó trong sự tìm tòi và thể hiện lý tưởng như các nhà lãng mạn, mà hứơng về chính thực tại ấy. Họ tìm cách thể hiện đúng như nó đang tồn tại. Sự thất bại của cuộc Cách mạng 1848 đã làm tan vỡ những ảo tưởng cho rằng có thể giải quyết những mâu thuẫn của xã hội bằng con đường hòa bình. Chính điều đó là nguồn gốc của chủ nghĩ bi quan và hoài nghi trong từng lớp tiểu tư sản trí thức bấy giờ. Văn học giai đoạn 50- 60 không còn phát triển mạnh mẽ như trước nữa. Nó bắt đầu có những mầm mống của chủ nghĩa suy đồi. Gaustave Flaubert, Guy de Maupassant là những nhà văn tiêu biểu cho giai đoạn này của trào lưu văn học hiện thực. Mác và Ăngghen đánh giá cao văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX “ trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, sự hư hỏng của con người được trình bày như là sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh vật, được khẳng định như bản tính tự nhiên cố hữu của nó”. Cùng với trào lưu lãng mạn, trào lưu hiện thực Pháp có sự tác động rất lớn đối với các nền văn học trên thế giới. 2.5 Văn học công xã Pari 7 Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân lao động Pháp thắng lợi và thất bại của công xã Paris làm hình thành nền văn học mới, văn học tiên phong trong nửa sau thế kỉ XIX ở nước Pháp. Những nhà văn, nhà thơ công xã đồng thời cũng là những chiến sĩ kiên cường bất khuất nhất: Ơgien Pôchiê, Luizơ Misen, Juylơ Valex, Jăng Baptixtơ, Clêmăng , Clôvix Huygơ... Văn học công xã Paris phác họa con người của thời đại cách mạng vô sản . Đó là những con người hướng đến một lý tưởng xây dựng một xã hội mới. Văn thơ công xã Paris ra đời trong cuộc chiến đấu quyết liệt và bền bỉ với kẻ thù, đi thẳng đến một công chúng mới đó là những người bình thường. Văn học công xã Paris là văn học cách mạng. Dưới ánh sáng của thế giới quan mới của giai cấp vô sản, của chủ nghĩa Mác, các nhà văn từ cuộc chiến đấu vĩ đại với tất cả những nhiệt tình cách mạng, đã viết nên những áng văn thơ bất hủ. Quan điểm nghệ thuật của các tác giả công xã là quan điểm nghệ thuật tiên tiến: nghệ thuật cần phản ánh chân thực cuộc sống thực tại, phải có tác dụng giáo dục giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh. Phương pháp sáng tác của họ là phương pháp lãng mạn kết hợp với hiện thực . 2.6. Trường phái Panacxơ, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tự nhiên. Trường phái thơ ca Pacnaxơ ra đời năm 1852 ở Pháp với các nhà thơ Têôphin Gôchiê, Lơcôngtơ đơ Lilơ, Têôđo đơ Băngvin, Jôzê Maria đơ Hêrôđia,… Họ đưa ra lý thuyết nghệ thuật thuần túy (1866). Lơcôngtơ đơ Lilơ là bậc thầy của trường phái này với những tập thơ Thơ cổ đại, Thơ hoang dã. Họ kế thừa luận điểm của Gôchiê: “ thơ ca chỉ nên quan tâm đến cái đẹp”, không nên quan tâm việc phục vụ lợi ích con người, phục vụ một lý tưởng, nghệ thuật không phải là một phương tiện mà là một mục đích tự thân. Cái đẹp phải là sự chiếm lĩnh hình thức thuần túy. Chủ nghĩa tượng trưng thể hiện những sắc thái của tư tưởng bi quan, lo âu trước những biến cố nửa sau thế kỉ XIX. Các nhà thơ tượng trưng chống lại những truyền thống của chủ nghĩa lãng mạn và lý thuyết của phái Pacnaxơ và đề ra phong cách biểu hiện độc đáo của họ . 8 Chủ nghĩa tự nhiên là một trào lưu văn học ở pháp từ những năm 60 của thế kỉ XIX. Chủ nghĩa tự nhiên coi trọng tính khoa học và đề cao thực tiễn. 3.Tác giả và tác phẩm 3.1 Tác giả Gautave Flaubert 3.1.1 Cuộc đời Gustave Faubert (1821- 1880) sinh tại Rouen, thuộc miền Normandy nước Pháp, là con thứ hai của một bác sĩ phẩu thuật giàu có Achille Cléophas Flaubert. Trải qua những năm tuổi thiếu niên sống trong khung cảnh của một nhà thương Ông đã chứng kiến nhiều cảnh đau thương, chết chóc nên sớm mang trong lòng một thiên hướng về nỗi buồn và sự bi quan bên cạnh lòng yêu mến khoa học, một khả năng nhận xét tỉ mỉ và thận trọng, khách quan. Flaubert đã theo học trường trung học Cllège Royal tại Rouen, được huấn luyện kỹ năng về văn chương cổ điển Hi Lạp và La Mã, Flaubert đọc nhiều sách của J.W. Goethe, Byron, Vitor Hugo,… Năm 17 tuổi Flaubert đã gặp Elisa Schlésinger, một phụ nữ đã có chồng, 26 tuổi, một mối tình thầm lặng nhưng mãnh liệt và lâu bền của ông. Mãi 35 năm sau ông mới dám gửi bức thư tình đầu tiên khi bà này đã goá chồng. Mối tình này trở thành nguồn cảm hướng trong nhiều tác phẩm của Ông như Mémoires d’un fou (Nhật ký người điên) và nhất là tiểu thuyết L'Éducation sentimentale (Giáo dục tình cảm) với nhân vật Marie Arnoux. Năm 1840, Flauber theo học luật tại thành phố Paris của Pháp. Ở Paris, ông gặp gỡ với nhiều người nổi tiếng trong giới văn học như Vitor Hugo, Émile Zola, Gôngcua, Gôchilê, Guy de Maupassan, Tuốcghênhiep,…Năm 1846, ông rời bỏ Paris và từ bỏ việc học luật khi ông thi trượt vào cuối năm thứ hai. Flaubert mắc chứng động kinh và ông phải mang bệnh suốt đời. Song chính căn bệnh này lại là yếu tố làm nên sự thành công cho những sáng tác của ông ( bản thân Flaubert lại cho đó là một may mắn, là cơ hội để ông bỏ ngành luật và được tự do cầm bút viết văn theo sở thích của mình). Hầu như suốt đời Flaubert sống thu mình tại một vùng nông thôn hẻo lánh, bên bờ sông Seine. Vì thế mọi người 9 gọi ông là "ẩn sĩ miền Coisset". . Đây là một mảnh đất trên bờ sông Seine, Flaubert đã sống với mẹ và một cháu gái từ năm 1846. Gustave Flaubert ít khi viếng thăm Paris, chỉ có một lần ông đi tới miền Trung Đông và Hi Lạp trong khoảng từ năm 1849 đến 1851. Ông đã sống cô đơn tại Croisset và dành hết thời gian cho văn chương. Trong quãng đời về già ông bị nhiều cú sốc nặng về cái chết của mẹ và những người bạn thân thiết như nữ Geogre Sand. Ông lại khó khăn về tài chính khi phải hy sinh cả gia sản để cứu đứa cháu khỏi bị phá sản. Ông mất năm 1880 Gautave Flaubert là một nhà văn lao động nghiêm túc. Ông có công trực tiếp dìu dắt nhà văn G. Maupassant ở những bước đi đầu tiên. Với tầm vóc văn chương mà mình đạt được, ông xứng đáng được xếp vào hàng những đỉnh cao của nền văn học thế giới nói chung và văn học Pháp nói riêng. 3.1.2 Các tác phẩm chính - Madame Bovary (Bà Bovary) (1856 ) - Salambo (Xalămbô) (1862 ) - L'Éducation sentimentale (Giáo dục tình cảm) (1869) - Le Candidat (1874) - La Tentation de Saint Antoine (Sự cám dỗ của thánh Ăngtoan ) (1874) - Trois Contes (Ba truyện ngắn) (1877) 3.1.3 Tư tưởng nghệ thuật Gustave Flaubert là nhà văn bắc cầu giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán cổ điển Pháp nửa đầu thế kỷ XIX với Stendhal, Balzac, và chủ nghĩa hiện thực phê phán hiện đại Pháp kể từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với Anatôn Frăngxơ, Rômanh Rôlăng, Rôgiê Mactanh Đuy Ga… 10 Nghệ thuật theo ông, phải giữ một khoảng cách với cuộc đời, để có thể ngắm nhìn nó và tái hiện nó. Những lời tuyên bố nghệ thuật của ông trước hết là xuất phát từ sự phản kháng, lòng căm thù sâu sắc của ông đối với cái xã hội tư sản đương thời đê hèn và trắng trợn. Ông từng nói: “Nếu ở tôi mất sự căm thù đó thì tôi trở thành một con rối cho người ta giật dây”. Flaubert đã từng nói: "Ở trong tôi có hai con người, một bị lóa mắt trước những khoa trương văn vẻ, tính trữ tình, những đôi cánh bay bổng và âm vang của câu chữ, những đỉnh cao lý tưởng, con người thứ hai thì đào bới lục lọi sự thật bất cứ lúc nào có thể, anh ta kết án sự vụn vặt cũng mạnh mẽ như khi kết án sự vĩ đại, anh ta muốn các bạn cảm nhận một cách cụ thể bằng cảm giác vật chất". “Con người thứ nhất” của nhà văn gắn với những đam mê thời non trẻ để lại trong Flaubert một trái tim nhạy cảm, nhiệt tình một thái độ hoài nghi sâu sắc. “Con người thứ hai” đứng trước nhiều băn khoăn và trăn trở trong tâm hồn. Xuất phát từ cảm quan đó nên thái độ của Flaubert cũng khác nhà văn hiện thực khác. Ông không cố tìm lại cái hay cái đẹp, cái lý tưởng như Stendhal, không đấu tranh lên án những cái xa lạ của những “kẻ hãnh tiến” trong vã hội đang tư bản hoá như Banzal. Thái độ phê phán hiện thực của ông gắn liền với cảm giác tuyệt vọng. Gaustave Flaubert là nhà văn rất xem trọng về hình thức. Ông được mệnh danh là “một trong những kiểu mẫu về tiểu thuyết”. 3.2 Tác phẩm Năm 1849, Flaubert đọc bản thảo đầu của tác phẩm tượng trưng Sự cám dỗ của Thánh Ăngtoan cho các bạn nghe, họ không che giấu sự thất vọng của họ và khuyên ông từ bỏ những đề tài cao siêu để hướng tới về một cuộc sống hiện đại. Một người bạn mách ông một đề tài rút ra từ một chuyện thời sự là vụ ngoại tình và vụ tự tử của vợ của một viên thầy thuốc. Đồng thời, mối tình không thành của 11 Flaubert với bà Schésinger cùng với những nỗi niềm bi quan trước thời cuộc đã tạo nguồn cảm hứng cho ông viết tác phẩm này. Gustave Flaubert bắt đầu viết tiểu thuyết Bà Bovary vào năm 1851, đến năm 1856 ông hoàn thành và cho đăng dần trên Tạp chí Paris trước khi cho in thành sách năm1857. Nhưng sau khi một chương của cuốn tiểu thuyết được đăng lên báo thì Flaubert bị toà án tư sản truy tố vì cho rằng tiểu thuyết Bà Bovary mang “mầu sắc dâm dặc” và có hại cho luân lí công cộng và tôn giáo. Đáng chú ý ở đây là chính người tố cáo lại công nhận rằng tác phẩm là một bức tranh tuyệt vời về mặt tài nghệ nhưng lại là một bứa tranh đáng chê trách về mặt luân lý… Để bênh vực tác giả, luật sư bào chữa đã nhấn mạnh là tác phẩm “cổ vũ đạo đức” bằng cách gây mối “kinh sợ vì thói hư” để rồi đi đến hình phạt “cái chết”. Và chính kết thúc đó mà cuốn sách rất mực đạo đức và bổ ích. Do vậy mà mặc dầu tòa án vẫn kết luận là tác phẩm “có hại cho luân lý xã hội” nhưng bản thân tác giả lại được tuyên bố vô can. Song Bà Bôvary càng “có hại cho luân lý xã hội” bao nhiêu thì sức sống của nó lại càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Giá trị của nó vẫn bền nguyên qua thời gian và trở thành một tiểu thuyết bất hủ. Tóm tắt tác phẩm Bà Bôvary Mở đầu tác phẩm, Gustave Flauber đã giới thiệu về ngoại hình và tính cách của Charles Bovary.Đó là một anh chàng lớn con, chậm chạp, chân thật, hay bị các bạn trong lớp trêu trọc và trở thành đối tượng gây cười với vẻ “thộn” của mình. Cá tính không có gì đặc biệt, không gây nên sự ngạc nhiên cho ai. Anh không thông minh nhưng cũng lên lớp đều đều rồi theo học y sĩ, cuối cùng "ra trường một cách vất vả", và về quê làm nghề thầy thuốc. Theo quyết định của bố mẹ, Charles đã cưới một bà góa lớn tuổi "nghe đồn là khá giả”. Trong một chuyến đi chữa bệnh cho một chủ trại, Charles tiếp xúc và quen biết với Emma. Người vợ lớn tuổi của anh tỏ ra ghen tuông và chết sau một cơn uất ức.Sau đó, Charles cưới Emma, một thiếu nữ có học, được nuôi dạy trong trường dòng. Ở trường, Emma thường lén đọc tiểu thuyết nên ra khỏi trường Emma có một tâm hồn lãng mạn. Cho nên Emma nhanh chóng chán ngán cuộc 12 sống tẻ nhạt ở nông thôn.Emma nhận lời lấy Charles để rồi cô nhận lấy thất vọng sâu sắc ngay sau cuộc hôn nhân. Trong một lần tham gia vũ hội tại lâu đài của một hầu tước, Emma được tiếp xúc với cuộc sống xa hoa của thế giới thượng lưu, nàng say sưa trong cuộc khiêu vũ điên cuồng. Để rồi từ đó, Emma càng trở nên buồn chán trước cuộc sống thực tại của mình. Charles đưa Emma lên Yonville với hy vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Họ có một đứa con gái, nhưng Emma bỏ mặc nó cho người vú nuôi. Ở đây, Emma tiếp xúc với dược sĩ Homer, người thu thuế Bines...và gặp gỡ Léon. Léon si mê Emma nhưng sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp của anh ta hãy còn đang tập sự nên không dám ngỏ lời và bỏ đi đến một nơi khác. Emma thất vọng. Trong tâm trạng cô đơn, chán nản, nàng gặp Rodolphe và bắt đầu lao vào cuộc tình mới với y. Cũng khi ấy , Emma gặp tên lái buôn là L'heureux, hắn gạ gẫm nàng mua sắm không tiếc tay và các khoản nợ vì thế mà cứ nhiều thêm lên. Những tưởng tình yêu mộng tưởng sẽ trở thành hiện thực với Rodolphe nhưng tất cả đều kéo Emma vào sự thất vọng đau đớn. Rodolphe đã chạy trốn một mình một cách hèn hạ thay vì quyết định lẩn trốn của hai người. Emma vỡ mộng thêm một lần nữa trong tình yêu của chính mình. Thời gian sau, Emma gặp lại Léon. Nàng lại yêu rồi lại kết thúc bằng sự chán nán cả Léon. Tất cả người tình đều như nhau, đều khiến nàng “vỡ mộng”. Những biến cố trong cuộc đời dồn dập với Emma. L'heureux báo cho Emma biết nàng đang mắc nợ rất nhiều và nếu không trả kịp thì hắn sẽ tịch thu tài sản. Emma hốt hoảng tìm đến mọi người, cả tình nhân cũ nhờ giúp đỡ nhưng đều bị từ chối. Emma tuyệt vọng, và nàng tìm đến cái chết bằng thạch tín- một cái chết nghiệt ngã và đầy đau đớn. Charles biết được tất cả sự thật sau đó. Vô cùng đau xót trước cái chết của Emma- người vợ mà chàng rất mực yêu thương (thậm chí đến mức ngờ nghệch), Charles đã chết đột ngột khi đang cùng con gái ngồi trong vườn. Flauber đã kết thúc tác phẩm bằng việc gã dược sĩ Homer được thưởng huy chương Bắc đẩu bội tinh đối lập với sự tan nát của gia đình Emma. 13 II. Nội dung 1.Khái niệm *Mộng là trạng thái suy nghĩ của con người về những việc không liên quan những gì đang xảy ra ở môi trường xung quanh. Đó là những mong ước, khát khao của con người về những điều tốt đẹp sao cho thỏa mãn, phù hợp với nhu cầu của bản thân. *Vỡ mộng (mộng bị vỡ tan thành từng mảnh) là tâm trạng thất vọng của con người trước một sự thật trái ngược, đối lập với điều mình mong ước,khát khao.Nó làm cho con người rơi vào tâm trạng bi quan, bất mãn với cuộc sống hiện tại và luôn suy nghĩ đến những ước mong của mình trong quá khứ. *Bi kịch vỡ mộng là vở kịch cuộc đời diễn tả tâm trạng thất vọng, chán chường và nỗi đau thương của nhân vật khi giấc mộng bị tan vỡ, khi cuộc sống thực tại không thoả mãn được những mong ước, không phù hợp với nhu cầu của bản thân. Sự đối lập giữa mộng ước và thực tại chính là xung đột sâu sắc, đẩy nhân vật chìm sâu trong nỗi bất mãn,chán chường. Sự suy nghĩ, đối chiếu giữa mộng và thực diễn ra trong nội tâm nhân vật càng mạnh thì nhân vật càng rơi vào tâm trạng bất mãn, bi quan. 2. Bà Bôvary với bi kịch vỡ mộng 2. 1 Vỡ mộng trong cuộc sống hôn nhân 2.1.1 Cuộc sống của Emma trước khi kết hôn  Emma là một thiếu nữ có học, mang một tâm hồn đa sầu đa cảm Emma sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Nàng là con gái của một phú nông, thuộc tầng lớp nhà nông phong lưu nhất ở nông thôn. Cuộc sống của nàng chỉ quanh quẩn bên công việc nơi trang trại với âm thanh của tiếng cừu kêu be be, với công việc vắt sữa, cách cày bừa….Có lẽ vì thế mà cuộc sống của nàng trở nên buồn tẻ với những cảm xúc lãng mạn của tâm hồn mình. Emma để hồn mình sống với cảm xúc chứ không tìm đến một sự hòa hợp với thực tại. 14 Khi mười ba tuổi, Emma được cha thân hành đưa ra tỉnh, học tại tu viện. Tại đây, nàng được dạy dỗ tử tế, học nhiều thứ về giáo lí, âm nhạc… Ngay từ lúc ấy, nàng đã bắt đầu tiếp xúc và thấy yêu quý những thứ thuộc về “tôn giáo, cái tế nhị của trái tim và những cảnh tráng lệ nơi cung đình”,“Trong tu viện, hồi đầu nàng chẳng những không cảm thấy buồn chán lại còn thích gần gụi các bà xơ hiền từ; họ dẫn nàng đến giáo đường cho nàng khuây khỏa, từ nhà ăn đến đó phải qua một hàng hiên dài. Suốt giờ chơi, nàng nô đùa, nàng hiểu kỹ giáo lý đại cương…cứ sống mãi không rời cái không khí ấm áp của buổi học, giữa những phụ nữ trắng trẻo đeo tràng hạt có thánh giá bằng đồng, nàng thấy lòng nàng khuây dịu trong cái ủy mị thần bí toát ra từ hương thờ, từ bình nước thánh mát rượi và từ ánh sáng của những ngọn bạch lạp. Đáng lẽ theo dõi buổi lễ, nàng lại ngắm những ảnh nhỏ viền màu lam trong sách kinh, và nàng thấy yêu con chiên ốm, yêu trái tim thần thánh bị những mũi tên nhọn xuyên qua, yêu chúa Jesu tội nghiệp ngã xuống khi bước lên cây thánh giá”. Cuô ôc sống yên tĩnh, trang nghiêm trong tu viê ôn dường như thanh lọc tâm hồn nàng. Emma tâ ôp sống khắc khổ: tâ ôp khổ hạnh, nàng thử nhịn ăn mô ôt ngày ròng, nàng moi đầu óc tìm lấy mô tô ước nguyê nô để thực hiê ôn. Nàng sống đúng nghĩa là mô ôt con chiên ngoan đạo “khi đi xưng tô ôi, nàng bịa ra những tô ôi nhỏ, để ở lại đó lâu hơn. Nàng quỳ gối chắp tay trong bóng tối, mă ôt úp vào chấn song cửa nghe cha cố thì thầm. Những sự so sánh về vị hôn phu, về người chồng và người yêu trên thượng giới, những cuô ôc hôn nhân vĩnh cửu được lắp đi lắp lại trong lời thuyết pháp khiến nàng thấy dâng lên tự đáy lòng những dịu cảm đô ôt ngô ôt”.  Emma say mê sách và thế giới lý tưởng bên trong của nó Những ngày tháng học tập ở tu viện, Emma tỏ ra say mê những cuốn sách và thế giới bên trong của nó. Năm mười lăm tuổi, người ta thấy nàng “ suốt sáu tháng trời, Emma đã vấy tay trong bụi bặm của những phòng đọc sách”. Có lúc nàng “ước ao được sống trong một trang viện cổ kính nào đó như các nữ chúa lâu đài, tấm thân cao mảnh, cứ suốt tháng ngày, dưới hình tam diệp của vòm cửa nhọn , tỳ khuỷu tay trên phiến đá, tựa cằm vào lòng bàn tay, đăm đăm mong chờ 15 một kỵ sĩ áo lông trắng, cưỡi ngựa đen, phi từ cánh đồng xa thẳm tới…” khi đọc truyện của Walter Scott. Những nhân vật trong các tiểu thuyết như : Janda, Heloizo, Anhex Xoren…đối với nàng, họ như “những ngôi sao chổi trên bầu trời mênh mông đen tối của lịch sử ….”. Emma nâng niu những cuốn sách, yêu quý chúng vô cùng. Nàng chăm chăm, hoa mắt nhìn tên nhựng tác giả, chữ ký. Emma mường tượng ra đó có thể là chữ ký của hầu tước hay tử tước nào đó mà nàng chưa từng quen biết. Emma đem về phòng ngủ của mình những cuốn sách lưu niệm ủy mị. Nàng tỏ ra thấp thỏm, hồi hộp khi đọc những trang sách ấy, và bị cuốn hút bởi những tranh ảnh bên trong sách. Đó là bức tranh về xã hội thượng lưu phù hoa, hưởng thụ với những con người giàu có, sang trọng “Đó là ảnh một anh chàng mặc áo choàng ngắn, đứng sau lan can một hiên gác, đang ôm chặt một cô gái vận áo dài trắng, đeo một túi tiền làm phúc ở dây lưng; hoặc đó là những chân dung vô danh của mấy phu nhân nước Anh, tóc xoăn vàng hoe dưới cái mũ rươm tròn, cứ nhìn người bằng cặp mắt to sáng. Người ta còn thấy có những bà ngồi trưng trong những xe lướt giữa công viên, một con chó săn chạy trước cỗ ngựa, hai xà ích thấp bé vận quần đùi trắng hướng đi nước kiệu. lại có những bà khác, vừa mơ màng trên ghế bành dài bên một bức thư đã bóc niêm, vừa ngắm trăng qua cửa sổ hé mở có diềm che một nữa. Những cô gái ngây thơ, lệ nhỏ trên má, đang bón hạt cho một con chim gáy qua nan gỗ của một chiếc lồng cổ kính, hoặc miệng cười nụ, đầu ngả trên vai, các cô ngắt cánh hoa cúc bằng những ngón tay búp măng uốn cong như những chiếc hài mũi nhọn. và các ngài nữa, các ngài cũng có mặt ở đây, các ngài Hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ ngậm tẩu thuốc dài, đắm say dưới giàn cây trong tay các cô vũ nữ, giữa đám gươm Thổ, mũ Hy Lạp, và nhất là các phong cảnh nhợt nhạt của những miền kỳ ảo...”. Tất cả đối với Emma như một thế giới xa lạ, mới mẻ và đầy sức hấp dẫn.. Càng đọc, Emma càng cố muốn vươn tới. Những cuốn sách và thế giới chứa đựng bên trong nó với với bóng dáng của những ảo tưởng lãng mạn đã có một sức tác động to lớn đến Emma. Nó khiến Emma trở nên mơ mộng, khao khát một viễn cảnh có 16 thực sẽ xảy đến với mình. Tâm hồn Emma luôn sống với những lí tưởng và ước mơ. Dần dần nàng càng trở nên đa sầu đa cảm. Nàng muốn mình trở thành một con người thực sự trong cái thế giới lí tưởng ấy. Đến nỗi mà khi mẹ mất, Emma muốn mình suy nghĩ và hành động giống những nhân vật trong các tiểu thuyết lãng mạn “Nàng khóc nhiều, nàng thuê làm một bức trướng với món tóc của người quá cố, và, trong một bức thư nàng gửi về Becto đầy những ý nghĩ buồn thảm về cuộc sống. Nàng yêu cầu sau này người ta chôn nàng vào cùng một huyệt với mẹ nàng….”. Emma tỏ ra rất vui vì đã làm cho mình trở nên giống những con người trong những cuốn sách mà nàng đã đọc. Ấy là “những con người yếu mệnh mà chẳng bao giờ những tâm hồn phàm tục có thể vươn tới được”. Rồi để chứng tỏ điều đó, Emma tiếp tục bắt chước dáng vẻ của những con người ấy. Nàng “lặng nghe tiếng đàn hát trên mặt hồ, tiếng thiên nga hấp hối, tiếng lá rụng từng hồi, tiếng trinh nữ thanh tao bay lên trời, và tiếng đấng Vĩnh hằng phán truyền trong thung lũng”.  Khi ở tu viện về nhà Thời gian trôi qua, Emma không thể chịu được những gò bó trong tu viê nô , đầu óc thực tế, những thay đổi về mă ôt thể chất dẫn đến sự thay đổi trong tâm hồn và suy nghĩ của nàng. Vì vâ ôy cha nàng đã xin cho nàng ra khỏi tu viê nô và trở về nhà với công viê ôc khâu vá, quản lý nhà cửa của mô ôt thục nữ. Ban đầu, nàng còn thích việc cai quản người hầu kẻ hạ, những công việc của trang trại. Hàng ngày, Emma chỉ quanh quẩn với việc vắt sữa cừu, khâu vá….Dần dần, nàng đâm ra chán nản thôn quê với cái không khí hết sức yên tĩnh và không có gì nổi bật này. Emma đâm ra nhớ tiếc tu viện, nhớ tất cả những lí tưởng, ước mơ của mình và cuộc sống với nó. Cho đến một ngày nọ, khi lão Ruon, cha nàng bị gãy chân. Một y sĩ đã được mời tới để chữa vết thương. Emma gặp Charles. Rồi Emma chấp nhận lấy Charles với hi vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn.  Cuộc sống hôn nhân và những ảo mộng tan vỡ 17 Trước khi kết hôn, Emma rất háo hức với quyết định của mình. Nàng chờ mong có một sự thay đổi trong cuộc đời hết sức buồn tẻ vốn có “Nàng tin rằng nàng rút cục đã có trong mình ngọn lửa kỳ ảo nào đó trong mình mà tới nay nó vẫn đứng xa như một con chim lớn cánh hồng trên bầu trời thơ mộng rực sáng”,“nàng không thể tưởng tượng được rằng cái bình thản mà nàng dang sống đây lại là niềm hạnh phúc mà nàng hằng ao ước”. Và nàng trở thành bà Bovary! Emma nuôi những niềm vui và hạnh phúc bước vào cuô ôc hôn nhân. Nàng chăm lo bô ô đồ cưới và lo sắm sửa những vâ ôt dụng cần thiết. Nàng tin rằng mình đã tìm được tình yêu đích thực, duy nhất của cuô ôc đời. Thời kỳ đẹp nhất ấy được Emma thêu dệt với nhiều mơ tưởng: “ tuần trăng mật” thật thi vị và hạnh phúc“ Để được hưởng cái thú êm đềm của thời kỳ này, chắc chắn là phải đi tới những nơi thật kêu, ở đó những ngày sau lễ cưới có những thứ an nhàn êm dịu hơn! Trong xe trạm, sau những bức rèm tơ lam, vợ chồng thủng thỉnh đi lên những con đường dốc, tai nghe người xà ích hát, tiếng hát vọng trong núi cùng với tiếng chuông của đàn dê và tiếng thác đổ ào ào. Khi mặt trời tà, hai người hít thở hương vị hoa chanh trên bờ vịnh; rồi, tối đến, trên sân gác biệt thự, chỉ có đôi lứa ngồi, tay nắm tay, vừa ngắm sao trên trời vừa bàn tính chuyện mai sau…”. Emma thả bay những giấc mộng lung linh. Những ngày đầu của cuô ôc sống hôn nhân với Charles lòng Emma cũng đầy hăm hở. Nàng chăm chút cho cái tổ ấm của mình thâ ôt tươm tất “trong những ngày đầu, nàng suy nghĩ về cách sửa sang lại nhà cửa. Nàng bỏ những bóng đèn tròn đi cho dán giấy hoa mới, thuê sơn lại thang gác, đóng ghế dài trong vườn quanh cái nhâ ôt quỹ; nàng còn hỏi xem có cách nào kiêm được cái bể có tia nước phun để thả cá”. Những mơ mộng hướng nàng đến những điều tao nhã, thanh cao. Một cuộc sống hôn nhân đẹp như một bức màn thơ! Nhưng chẳng bao lâu sự chán chường của cuộc sống hôn nhân đã diễn ra trong lòng Emma “cuô ôc sống ngày còn gắn bó hai người với nhau, thì sự chia lìa ngấm ngầm trong đôi lứa ngày càng phát sinh khiến nàng kém ràng buô ôc với hắn hơn”. Bởi lẽ Charles là một anh chàng cục mịch, đôi chút phần vụng về và thô lỗ trong tình yêu “những cuô ôc thổ lộ tâm tình của hắn hóa ra đều đặn; hắn hôn nàng 18 vào giờ nhất định. Đó là một thói quen giữa các thói quen thôi, nó tựa như món ăn tráng miệng đã tính trước sau bữa cơm tẻ nhạt”. Sự lặp đi lặp lại như con lắc đồng hồ ấy khiến Emma chán ghét. Nàng muốn những xúc động bất ngờ, những xúc cảm thường xuyên được thay đổi. Càng chung sống, Emma càng rơi vào sự thất vọng “chuyê ôn trò với Sáclơ thì tẻ nhạt như vỉa hè ngoài phố, và toàn những ý kiến của thiên hạ cứ diễu qua đấy, trong bộ áo quần thông thường của họ, chẳng gợi được chút cảm xúc nào , vui cười hay mơ mộng. Hắn bảo, khi hắn ở Ruăng, hắn chẳng bao giờ tò mò đến rạp hát để xem diễn viên, từ Paris về. Hắn chẳng biết bơi, chẳng biết múa kiếm, chẳng biết bắn súng. Có một hôm hắn không cắt nghĩa nỗi thuật ngữ về khoa cưỡi ngựa mà nàng đã đọc thấy trong một cuốn tiểu thuyết”. Đâu rồi hình tượng người đàn ông mà nàng mơ ước? Như một sự hối hận, tiếc nuối, nàng than vãn “ tại sao ta lại lấy chồng?”. Ngầm so sánh chồng mình với chồng bạn mình mà Emma bùi ngùi thương cho số phâ nô . Emma nuối tiếc cái thời kì vàng son trong đời mà nàng đã để nó vụt mất để rồi bây giờ phải đối diê ôn với những thứ bất như ý. Hình ảnh người chồng lý tưởng cuô ôc sống quí phái ở chốn phồn hoa nào đó như nàng mong ở đâu mà giờ đây chỉ thấy toàn xót xa và bẽ bàng “Nàng tự hỏi không biết có cách nào, do những sắp đặt tình cờ khác, rồi nàng tưởng tượng xem những sự việc không xảy ra đó có thể là những sự việc nào, cuộc sống khác đó và người chồng nàng không biết đó ra sao. Mà ai chăng nữa quả thật cũng chẳng giống cái gã kia. Hắn có thể đẹp trai, tài trí, tao nhã, hấp dẫn, chắc chắn giống như những anh chàng mà các cô bạn học cũ của nàng ở nhà tu đã lấy làm chồng. Các bạn ấy bây giờ đang làm gì? Ở thành thị với cảnh phố xá nhộn nhịp rạp hát huyên náo và các nơi khiêu vũ rực sáng, các bạn ấy sống cuộc đời trong đó trái tim như mở hội, giác quan khoan khoái, còn nàng, nàng sống cuộc đời lạnh lẽo như một căn gác xếp mà cử trổ trên mái nhà hướng về phương bắc, và nỗi buồn lặng lẽ, cứ âm thầm tỏa ra khắp các ngỏ ngách của lòng nàng. Nàng nhớ lại những ngày phat phần thưởng nàng trèo lên bục để lĩnh giải nhỏ của mình.Với mái tóc tết bím, tấm áo dài trắng và đôi giầy hở cổ,nàng có một phong thái dễ thương, thành ra, khi nàng trở về chỗ,các 19 ông lớn đã nghiêng mình khen ngợi; sân trườngđầy xe ngựa bốn bánh, người ta thò đầu ra cửa xe dể từ biệt nàng, thầy dạy nhạc cầm hộp dàn đi qua cũng chào nàng. Đã xa lắm rồi nhưng cái đó! Đã xa lắm rồi”. “Đã xa lắm rồi nhưng cái đó! Đã xa lắm rồi”, tiếng than ấy nghe ra thật chua xót biết bao nhiêu! Tất cả những thất vọng về con người thật của Saclo đã khiến cho Emma trở nên chán nản. Cuộc sống của nàng giờ đây cảm thấy tẻ nhạt hơn bao giờ hết “sau nỗi chán nản vì thất vọng ấy, lòng nàng lại trở nên trống rỗng và, từ đó, chuỗi ngày vô vị lại bắt đầu”. Sự thất vọng này càng tăng cao hơn khi nàng đươc chứng kiến một cuộc sống hoàn toàn khác, phong lưu, hòa nhoáng và đầy chất mơ mộng như nàng ao ước trước đây. Đó là dịp hai vợ chồng nàng được mời đến nhà hầu tước Angđevilei tại hạt Vobietxa vào một ngày cuối tháng chín. Đó là hầu tước làm quốc vụ khanh dưới thời Trùng hưng, đang chuẩn bị ứng cử vào hạ nghị viện. Trước đó, vị hầu tước này bị một cái nhọt ở miệng, được Saclo chích kịp thời, nên ông đã khỏi bệnh, một cách may mắn, lạ kỳ. Ông ta một lần đến cám ơn Saclo về mấy cành đào ông ta xin về giâm.. Và ông ta đã ngỏ ý mời hai vợ chồng đến lâu đài của ông ta ở Vobietxa. Ở đây, một thế giới thực hiện ra trước mắt Emma, lộng lẫy như trong mộng với “lâu đài, kiến trúc hiện đại, theo kiểu Ý, với hai với hai chái nhô ra và ba hàng tam cấp, đứng sừng sững ở cuối một bãi cỏ bao la có vài con bò cái đang gặm cỏ giữa những rặng cây lớn trồng thưa, còn những cây cảnh, sơn lựu, mai hoa và tuyết cầu xòe ra thành những vòm lá to nhỏ không đều trên con đường vòng của lối đi rải cát, lâu đài lát đá hoa rất cao….”. Khung cảnh của buổi tiệc, cùng với những con người phong lưu nơi đây như khiến nàng được sống lại cái ước mơ thời thiếu nữ của mình, với những mơ mộng về cuộc sống, về con người “Nàng cảm thấy một không khí ấm áp bao quanh, hỗn hợp của hương hoa với mùi quần áo lịch sự, hơi thịt ngon với mùi nấu nấm. Những cây nến trên những giá đèn bạch lạp lết dài ngọn lửa vào những chiếc chuông bạc; những bình thủy tinh nhiều mặt, phủ một làn hơi nước mờ đục, phản chiếu vào nhau những ánh sáng xanh xanh; những bó hoa cắm thẳng hàng suốt chiều dọc mặt bàn, và trong những đĩa rộng thành, mỗi khăn ăn, tết theo kiểu mũ tế giám mục để lộ ra 20 Tải về bản full

Từ khóa » Tóm Tắt Bà Bovary