Ba Kích Ngâm Rượu Tại Sao Phải Bỏ Lõi

Trong Đông y ba kích có tác dụng giúp tốt cho sức khỏe và chức năng sinh lý nhưng không phải ai cũng am hiểu cách chế biến ba kích. Theo quan niệm cách chế biến ba kích cần bỏ lõi vì vậy nhiều người băn khoăn ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi? Để trả lời cho thắc mắc trên, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây.

Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi 1

Ba kích làm sạch lõi để ngâm rượu

Mục lục

  • Giới thiệu về củ ba kích
  • Tác dụng của ba kích ngâm rượu
  • Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi?
    • Chế biến củ ba kích trước khi ngâm
    • Ba kích trồng
    • Ba kích rừng
  • Lưu ý khi dùng ba kích ngâm rượu

Giới thiệu về củ ba kích

  • Ba kích hay còn được gọi là: dây ruột gà, ba kích thiên…
  • Tên khoa học của ba kích: Morinda officinalis Stow
  • Cây thuộc họ Cà phê sống nhiều năm
  • Cây ba kích mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m.
  • Bộ phận sử dụng của ba kích: rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích

Khi ngâm rượu ba kích, mọi người chú ý đến cách chế biến ba kích và cách ngâm ba kích bởi nó quyết định đến chất lượng của rượu.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Tác dụng của ba kích ngâm rượu

Tùy vào Cách Ngâm Rượu Ba Kích tác dụng của thuốc sẽ có những tác động đến cơ thể khác nhau. Như có thể ngâm rượu ba kích với các loại thuốc khác để tăng công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Nói chung rượu ba kích có những tác dụng đặc biệt sau:

  • Ngâm rượu ba kích giúp bồi bổ sức khỏe,bổ thận sinh tinh,giữ thời gian giao hợp được lâu.
  • Nam giới hoạt động tình dục không bình thường, yếu khi dùng ba kích sẽ làm tăng khả năng giao hợp, tăng chất lượng cuộc yêu
  • Dùng rượu ngâm ba kích làm tăng thêm khoáng chất cho cơ thể. Ngâm rượu ba kích cùng những loại dược liệu khác còn để hỗ trợ bồi bổ sinh lý toàn diện.
  • Ngoài ra, ba kích còn chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, bổ thận tráng dương kiện gân cốt
  • Rượu ba kích dùng hàng ngày giúp điều trị sinh lý yếu, tăng cường sinh lực, tăng khả năng cương dương cho các quý ông và điều trị xuât stinh sớm
  • Dùng ba kích ngâm rượu điều trị  chóng mặt, mất ngủ, ngủ chập chờn, thần kinh mệt mỏi, lo âu
  • Phụ nữ thời kì mãn kinh, kinh nguyệt không đều dùng rượu ba kích giúp hạn chế tình trạng kinh nghuyệt thất thường, lo âu hồi hộp mất ngủ của thời kì mãn kinh.

Xem thêm: Tác dụng của ba kích trong Đông Y

Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi?

Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc: Lõi ba kích không hề chứa những độc tố gây vô sinh hay gây nguy hại tới sức khỏe như lời đồn. Nhưng bản thân lõi ba kích không có dưỡng chất, có vị chát, nếu để cả lõi ngâm rượu sẽ làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của rượu. Đồng thời nó còn làm kéo dài thời gian ngấm và trao đổi dưỡng chất của củ ba kích. Chính vì vậy việc loại bỏ ruột ba kích trước khi ngâm rượu là điều cần thiết.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra, trong lõi của củ ba kích có chứa rubiadin và carbohydrates có thể gây hại cho hệ tim mạch. Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Có rất nhiều trường hợp bị liệt dương do sử dụng củ ba kích lâu năm mà sai cách. Lõi của ba kích có vị chát. Khi ngâm rượu ba kích mà không bỏ lõi, rượu ba kích sẽ không còn thơm ngon, rượu bị đổi vị  không còn có vị thơm của ba kích nữa. Trước khi ngâm củ ba kích vào rượu, chúng ta nên bỏ lõi và chỉ ngâm phần thịt củ ba kích để không ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng

Chế biến củ ba kích trước khi ngâm

Có 2 loại ba kích:

  • Ba kích trồng
  • Ba kích rừng

Củ ba kích trồng khá mềm và nhiều nước chính vì vậy tách lõi ba kích khá dễ dàng. Còn củ ba kích rừng trồng lâu năm ít nước và khô, phần thịt bám chắc vào lõi khiến quá trình tách lõi khó khăn hơn

Cách sơ chế tách lõi

Chế biến củ ba kích trước khi ngâm 1

Tách lõi ba kích bằng dao

Ba kích trồng

  • Khi thu hoạch tại vườn, rửa sạch củ ba kích dính đất, cát
  • Phơi qua củ ba kích dưới nắng cho héo bớt để làm giảm lượng nước trong củ ba kích
  • Khi phần thịt củ ba kích khá dẻo, ta có thể dùng tay bóc phần thịt riêng và lõi riêng vì chúng không quá cứng và bám chặt.
  • Nếu muốn sơ chế củ ba kích tươi: dùng dao cha ba kích ra làm đôi sau đó bóc tách phần lõi và phần thịt ba kích riêng

Ba kích rừng

  • Củ ba kích rừng khá cứng và khô nên việc sơ chế sẽ mất nhiều thời gian và công sức
  • Khi thu hoạch củ ba kích rừng về, ta cũng rửa sạch đất và cát củ ba kích
  • Dùng dao khía thịt của ba kích rồi bóc rút phần lõi ra.
  • Hoặc nhanh hơn, có thể đặt ba kích lên thớt, dùng dao bản to đập dập, lúc này ba kích sẽ tách riêng được phần thịt và lõi và rút lõi ba kích ra dễ dàng hơn.
  • Đây là phương pháp nhanh chóng, thuận tiện, đạt năng suất cao, khi đập củ ba kích sẽ vỡ vụn, không dính lõi tách biệt nhau. Củ ba kích càng được đập dập thì ngâm rượu càng ngon.
  • Trong sản xuất công nghiệp, người ra thường đồ (hấp chín) ba kích để dễ dàng rút bỏ phần lõi. Sau đó, ba kích sẽ được phơi khô để cho ra chế phẩm ba kích khô ngâm rượu.

Xem thêm: Cách ngâm rượu ba kích chuẩn tại nhà

Lưu ý khi dùng ba kích ngâm rượu

  • Rượu ba kích không khuyến khích dùng cho các đói tượng rong kinh, kinh sớm.
  • Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng.
  • Tác dụng của cây ba kích trong việc ngâm rượu có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”. Nên uống đúng liều lượng quy định nếu không muốn gặp tác dụng phụ.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ba kích ngâm rượu bởi rượu ba kích có tác dụng với cơ địa từng người, những người huyết áp thấp không nên sử dụng nhiều, khi dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc
  • Lõi củ ba kích có độc, khi sơ chế cần rút lõi để đảm bảo tác dụng của ba kích.

Từ khóa » Tác Dụng Của Củ Ba Kích Tím Ngâm Rượu