Cây Ba Kích Ngâm Rượu Và Những Lưu ý - Tra Cứu Dược Liệu

Cây ba kích được nhiều người săn lùng về để ngâm rượu bởi tác dụng của nó, nhất là khi sử dụng ba kích đúng cách sẽ giúp dược liệu này phát huy được hết tác dụng. Chính vì vây, trong bài viết dưới đây, tra cứu dược liệu sẽ giới thiệu tới các bạn những thông tin hữu ích về cây ba kích cũng như tác dụng của cây ba kích ngâm rượu và cách ngâm rượu ba kích sao cho tốt nhất  để các bạn cùng tham khảo.

Cây ba kích ngâm rượu và những lưu ý 1

Ba kích rừng

Mục lục

  • 1. Cây ba kích
  • 2. Cách chọn lựa cây ba kích ngâm rượu
    • 2.1. Ba kích tím :
    • 2.2. Ba kích trắng:
    • 2.3. Ba kích trồng:
    • 2.4. Ba kích tự nhiên trong rừng:
    • 2.5. Ba kích khô Trung Quốc:
  • 3. Ưu nhược điểm của ba kích tươi, ba kích khô khi ngâm rượu
    • 3.1. Ba kích Tươi
    • 3.2. Ba kích khô
  • 4. Ngâm rượu ba kích
    • 4.1. Cách ngâm rượu ba kích tươi
    • 4.2. Cách ngâm rượu ba kích khô
    • 4.3. Rượu ba kích đạt tiêu chuẩn là phải:
  • 5. Cây ba kích ngâm rượu và những lưu ý
  • 6. Cây ba kích ngâm rượu có thực sự tốt:

Cây ba kích

  • Cây ba kích còn có tên gọi khác là dây ruột già, chẩu phóng xì.
  • Cây ba kích mọc tự nhiên trong rừng và  phân bố tự nhiên chủ yếu ở vùng miền núi Bắc Bộ nước ta, sống chủ yếu ở các tỉnh như: Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ…
  • Thân cây ba kích màu tím, mọc dạng cây leo, cây thuộc họ cà phê, thân quấn, rễ phình to và phân thành từng khúc
  • Bộ phận thường được dùng làm thuốc chính là rễ cây ba kích

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Cách chọn lựa cây ba kích ngâm rượu

Có 2 loại ba kích trong tự nhiên đó là ba kích tím và ba kích trắng. Nhưng do quan niệm sai lầm nhiều người cứ nghĩ củ già mới có màu tím và củ non có màu trắng. Nhưng trong tự nhiên củ tím cực kỳ hiếm và không được bày bán nhiều. Ba kích tím và ba kích trắng nhìn bề ngoài không khác nhau là mấy

Ba kích tím :

Đây là loại được dùng phổ biến từ xưa do rất tốt cho sức khỏe

Không phải ba kích tím là củ có màu tím: Chúng ta nên biết rằng, cái tên ba kích tím và ba kích trắng là do: Khi ngâm với rượu, loại ba kích nào làm màu rượu chuyển thành màu tím thì gọi là ba kích tím.

Ba kích trắng:

Loại này ít dùng, do tác dụng không tốt bằng ba kích tím.

Cách phân biệt: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím.

Khi ngâm rượu:  rượu ngâm ba kích trắng hơi có màu tím nhạt

Ba kích trồng:

  • Củ cây ba kích trồng khá đồng đều vì trồng cùng một thời điểm,
  • Củ ba kích mọng nước,
  • Củ đẹp không bị sâu hà,
  • Vỏ mỏng và nhẵn, không có vết sần sùi của thời gian.
  • Củ trồng trên đất được bón kỹ nên hầu như không có một đốt xoắn vặn nào.

Ba kích tự nhiên trong rừng:

  • Củ ba kích rất cứng,
  • Bề ngoài củ ba kích có thể bị sâu hà đục,
  • Vỏ bị xước do bám vào kẽ đá trong quá trình đào bới bị xước,
  • Củ nhiều vết xoắn vặn ngoằn nghoèo.

Ba kích khô Trung Quốc:

  • Củ ba kích Trung Quốc thường bán khi bị hấp nhũn sau đó rút lõi nên hình thức rất đẹp,
  • Củ tròn xoe từng lóng một nhưng dược liệu đã bị rút sạch trong quá trình hấp.

Xem thêm: Cách chọn rễ cây ba kích ngâm rượu

Ưu nhược điểm của ba kích tươi, ba kích khô khi ngâm rượu

Ba kích Tươi

Ưu điểm:

  • Chất lượng tốt, không có chất bảo quản, do vừa thu hái
  • Mùi vị: Hấp dẫn, các chất hầu như nguyên vẹn
  • Có thể chế biến tùy theo sỏ thích của chủ nhân
  • Rất sạch. Đặc biệt là mới được khai thác nên rất tươi, ngon.

Nhược điểm

  • Vận chuyển khó khăn, đặc biệt khi gửi đi xa
  • Không bảo quản được lâu, muốn bảo quản ba kích tươi được lâu, phải để trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Chưa được rút lõi.

Ba kích Tươi 1

Ba kích khô

Ưu điểm:

  • Dễ vận chuyển và bảo quản
  • Đã được rút lõi, tiện sử dụng.

Nhược điểm:

  • Có thể sẽ bị tẩm hóa chất bảo quản
  • Có thể là hàng Trung Quốc ( Nguy cơ rất cao, khoảng 80%)
  • Không sạch bằng Ba kích tươi + Các chất đã mất đi nhiều
  • Mùi vị không thơm ngon bằng ba kích tươi
  • Có thể là hàng tồn trong một thời gian dài

Ngâm rượu ba kích

Ba kích tươi hay khô đều có thể sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên người dùng thường sử dụng loại ba kích tím khô bởi:

  • Ba kích tím khô đã được làm sạch, rút bỏ lõi.
  • Ba kích tím tươi khi ngâm rượu thường cần nhiều công đoạn sơ chế hơn ba kích khô.

Cách ngâm rượu ba kích tươi

Trước khi đem cây ba kích ngâm rượu nhất là ba kích tươi, bạn cần phải sơ chế ba kích. Cách sơ chế cũng tùy thuộc vào loại ba kích. Ba kích trồng dễ sơ chế hơn, chỉ cần dùng dao tách lõi. Nếu là ba kích rừng, ta cần dùng chày đập dập mới có thể rút bỏ được lõi ba kích dễ dàng

  • Ba kích tươi được sơ chế như theo trên
  • Cho ba kích tươi vào bình thủy tinh
  • Đổ lượng rượu trắng đã chuẩn bị vào( rượu nếp trắng loại từ 40 độ trở lên)
  • Tỉ lệ ba kích và rượu là: 1kg ba kích tươi ngâm với 5 lít rượu.

Cách ngâm rượu ba kích khô

Cách dùng ba kích tím khô ngâm rượu khác với ba kích tươi ở tỉ lệ rượu.

  • Ba kích khô rửa sạch qua
  • Cho vào bình thủy tinh
  • Đổ lượng rượu ngon vào ( Rượu nếp 40 độ trên 1 chút)
  • Tỉ lệ ba kích và rượu là: Ngâm 1kg ba kích với 7 lít rượu.

Rượu ba kích đạt tiêu chuẩn là phải:

  • Có màu sắc tím đẹp.
  • Rượu không bị vẩn đục.
  • Uống rượu ba kích xong không bị nhức đầu.

Cây ba kích ngâm rượu và những lưu ý

Cây ba kích ngâm bao lâu có thể dùng được

  • Cây ba kích ngâm bao lâu có thể uống được là câu hỏi của rất nhiều người. Thông thường, ba kích tím được đem ngâm rượu từ 2 – 3 tháng thì mới có thể dùng được. Đây là thời điểm ba kích có thể tiết ra các dược chất có trong thành phần của nó.
  • Có nhiều nghiên cứu cho rằng rượu ba kích tím càng ngâm lâu càng tốt. Ngâm càng lâu dược chất tiết ra càng nhiều, hương vị rượu sẽ đậm đà, thơm ngon hơn. Bên cạnh đó, cây ba kích ngâm rượu lâu thì có màu sắc óng ánh, hấp dẫn, bắt mắt hơn.
  • Vì vậy người dùng nên ngâm ba kích trong vòng 6 tháng trở lên. Có thể cho rượu ba kích hạ thổ để rượu ngấm và thơm hơn.

Cây ba kích ngâm rượu có cần bỏ lõi

  • Cây ba kích ngâm rượu có cần bỏ lõi không? Có rất nhiều ghi chép khác nhau về lõi của của ba kích. Tuy nhiên, tổng hợp lại vẫn nên bỏ lõi ba kích:
  • Phần vỏ thịt ba kích có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nam giới, đặc biệt là chức năng sinh lý.
  • Phần lõi của ba kích không có tác dụng, thậm chí còn có thể gây liệt dương.
  • Ngoài ra, nhiều người sử dụng ba kích ngâm cả lõi thường gặp phải triệu chứng tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, dễ say. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, người dùng nên loại bỏ phần lõi ba kích.

Nên xem: Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi

Cây ba kích ngâm rượu có thực sự tốt:

1.    Rượu ba kích có thể tốt với người này nhưng lại gây hại với người kia là đều bình thường. Hơn nữa những người khó xuất tinh tuyệt không nên dùng ba kích vì ba kích có tính cố tinh, làm xuất tinh chậm. Nên cần chú ý tình trạng sức khỏe trước khi dùng cây ba kích ngâm rượu

2.    Ba kích không dùng để bổ dương, mà là một vị cố tinh, làm xuất tinh chậm. Mặc dù nó giữ được khả năng cương cứng lâu nhưng không phải bổ dương.

3.    Những người mắc các bệnh về gan, phải kiêng rượu thì không nên uống rượu ba kích.

4.    Nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mắc chứng rong kinh, kinh nguyệt đến sớm.

5.    Những người âm hư quá vượng, mắc chứng đại tiện táo bón thì không nên dùng.

Từ khóa » Tác Dụng Của Củ Ba Kích Tím Ngâm Rượu