Bà-la-môn – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Một phần của loạt bài về |
Ấn Độ giáo |
---|
|
Giáo lý Thế giới quan
|
Trường phái 6 trường phái chính thống
|
Các vị thần Tam thần Ấn giáo
|
Các văn bảnCác bộ kinh Vệ Đà
|
Thực hànhThờ phụng
|
Guru, bậc giác ngộ, triết gia Cổ đại
|
Chủ đề khác
|
|
|
Bà-la-môn hay Brahmin (chữ Hán: 婆羅門, Tiếng Phạn: ब्राह्मण brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp. Đạo Bà-la-môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích-ca, bắt nguồn từ Vệ-đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-đà giáo) ở Ấn Độ, một trong những tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà-la-môn hình thành trên cơ sở Vệ-đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Phật Thích-ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-la-môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-la-môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.
Đạo Bà-la-môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo. Tôn giáo này quy định thứ tự của các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ như sau:
- Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo, tức là những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma thay ông cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng. Dân chúng Ấn Độ rất tôn sùng đẳng cấp này.
- Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý tộc, quan lại, võ tướng. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ cánh tay Brahma, thay mặt cho Brahma nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
- Phệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh ra từ bắp vế Brahma, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).
- Thủ-đà-la (Sudra) là hàng tiện dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ gót chân Brahma, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.
- Chiên-đà-la (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp hạ tiện nhất. Họ phải làm các nghề hạ tiện nhất (gánh phân, dọn nhà vệ sinh, giết mổ gia súc), bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, bị coi là thứ ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay vào người thuộc các đẳng cấp khác, thậm chí không được giẫm lên cái bóng của những người thuộc đẳng cấp cao như Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ.
Ấn Độ giáo này quy định rất nghiêm khắc về sự phân biệt các đẳng cấp người tại Ấn Độ:
- Tổ tiên thuộc đẳng cấp nào thì con cháu cũng thuộc đẳng cấp đó, dù có gắng phấn đấu đến đâu thì cũng không thể được xếp lên đẳng cấp cao hơn (ví dụ: một người Thủ-đà-la dù tài năng, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công thì cũng mãi chỉ là lính, không bao giờ được bổ nhiệm làm tướng quân vì chức vị đó chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp Sát-đế-lỵ trở lên).
- Người thuộc các đẳng cấp chênh lệch xa thì không được kết hôn với nhau (ví dụ: một người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ thì có thể kết hôn với 1 người cũng thuộc đẳng cấp Bà-la-môn hoặc Sát-đế-lỵ, cùng lắm cũng chỉ kết hôn với 1 người Vệ-xá giàu có, chứ tuyệt đối không được kết hôn với Thủ-đà-la trở xuống)
- Một số công việc chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp cao, đẳng cấp thấp hơn không được phép làm, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt (ví dụ: việc cúng tế tôn giáo chỉ có đẳng cấp Bà-la-môn được phép làm; chức vị quan lại, tướng quân chỉ có đẳng cấp Sát-đế-lỵ trở lên được phép làm)
Trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế, Bà-la-môn là cấp cao nhất trong hệ thống xã hội phân chia tầng lớp ở Ấn Độ và do đó, họ rất kiêu ngạo. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ họ mới mang dòng máu "trắng", là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn, nhưng Ngài bảo rằng không phải cứ sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta chỉ "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật để đánh giá con người. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt những hành động và nhân phẩm cao thượng. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người có đầy đủ đức hạnh thì đáng được tôn trọng, bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội thời đó (Tập bộ kinh). Với sự khéo léo này, Đức Phật vừa ngầm lên án sự phi lý, bất công của chế độ phân biệt đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ, vừa không để những người Bà-la-môn viện cớ tấn công Đạo Phật.
Trong tăng đoàn của Đức Phật, mọi tín đồ đều bình đẳng, việc phân chia thứ hạng chỉ dựa trên thành tựu tu hành chứ không phải giai cấp xuất thân của người đó. Đức Phật từng thu nạp nhiều người Chiên-đà-la vào tăng đoàn, dù điều này khiến nhiều người thời đó dè bỉu. Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh (Tự thuyết I. 5, udāna):
Ai lìa bất thiện nghiệp Đi trên đường thanh tịnh Tinh tiến, thoát trói buộc Ta gọi Bà-la-mônChú thích
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bà-la-môn.Bài viết về chủ đề Ấn Độ giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » đẳng Cấp đứng đầu Trong Xã Hội ấn độ Cổ đại Là
-
Đẳng Cấp đứng đầu Trong Xã Hội Ấn Độ Cổ đại Là
-
Đẳng Cấp đứng đầu Trong Xã Hội Ấn Độ Cổ đại LàBra-man.Ksa-tri-a ...
-
Đẳng Cấp đứng đầu Trong Xã Hội Ấn Độ Cổ đại - Lịch Sử Lớp 6
-
Chế độ đẳng Cấp Trong Xã Hội Ấn Độ Cổ đại được ...
-
Đẳng Cấp đứng đầu Trong Xã Hội Ấn Độ Cổ đại Là - Tra Cứu Địa Chỉ
-
Chế độ đẳng Cấp Trong Xã Hội Ấn Độ Cổ đại được Phân ... - Tech12h
-
Trong Xã Hội Ấn Độ Cổ đại Có Mấy đẳng Cấp?
-
Chế độ đẳng Cấp Trong Xã Hội Ấn Độ Cổ đại được ...
-
SGK Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức
-
Hệ Thống đẳng Cấp ở Ấn Độ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Người đứng đầu Của Nhà Nước Ấn Độ được Gọi Là Gì?
-
Dựa Vào Sơ đồ Hình 7.3, Hãy Kể Tên Các đẳng Cấp Trong Xã Hội Ấn Độ ...
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chương 3: Xã Hội Cổ đại Lịch Sử 6 - Cánh Diều
-
Đẳng Cấp Thấp Hèn Nhất Trong Xã Hội Cổ đại ấn Độ Là