Bà Tổ Nghề May Là Ai? Giỗ Tổ Ngành May Là Ngày Nào?
Nội dung chính
- 1. Bà tổ nghề may là ai?
- 2. Nguồn gốc ra đời của nghề may
- 3. Giỗ tổ ngành may là ngày nào?
- 4. Ý nghĩa của ngày giỗ tổ nghề may
- 5. Mâm cúng giỗ tổ nghề may cần chuẩn bị những gì?
Từ lâu, lễ giỗ tổ nghề đã được xem là một nét tín ngưỡng văn hóa, giúp lưu giữ được nét truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Đây cũng chính là dịp để mỗi người chúng ta nhớ về cội nguồn, nhớ về nguồn gốc ra đời của một ngành nghề cụ thể nào đó. Cũng thông qua đó, còn thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.
Ngành may mặc cũng là một trong những ngành nghề có ngày lễ giỗ tổ riêng. Việc tổ chức giỗ tổ nghề may đã và đang trở thành một thông lệ đối với tất cả những người làm việc trong ngành này. Vậy ai là người đã sáng tạo ra nghề này, nguồn gốc ra đời như thế nào, hãy cùng Thieunien.vn đi tìm hiểu nhé!
1. Bà tổ nghề may là ai?
Có lẽ bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết được nghề may là một nghề truyền thống có từ lâu đời, nó bắt nguồn từ khi tổ tiên chúng ta biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Thế nhưng, bà tổ nghề may là ai thì không phải người nào cũng biết. Người được xác định là tổ nghề của ngành may mặc chính là bà Nguyễn Thị Sen - Tứ phi Hoàng hậu.
2. Nguồn gốc ra đời của nghề may
Theo truyền thuyết kể lại, bà sinh ra và lớn lên ở làng Trạch Xá, thuộc xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây. Ngôi làng này do Quý Minh Đại Vương - một vị thần có công giữ nước thời Hùng Vương lập nên. Người trong làng không ai là không biết tới bà Nguyễn Thị Sen bởi bà có phẩm hạnh nết na, dịu dàng lại xinh đẹp, giỏi giang, biết may vá thêu thùa.
Năm xưa, khi vua Đinh Tiên Hoàng đích thân đến làng Trạch Xá để chọn người hiền tài thì đã gặp được và kết duyên với bà Nguyễn Thị Sen. Bà sau đó đã theo vua về triều và được vua phong làm Tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc, đảm nhận vị trí quản bộ may mặc trang phục cho Hoàng triều.
Vốn là người có bản tính khéo léo lại thông minh, sáng tạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các vương phi, bà đã tạo nên những bộ trang phục vừa sang trọng, vừa tiện lợi cho các bậc Hoàng tôn, Công tử, Hoàng Hậu và cả triều nghi. Khi vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, bà quyết định quay trở lại quê nhà và không để cho nghề may bị mai một. Toàn bộ những kinh nghiệm may mặc, thêu thùa được bà Nguyễn Thị Sen truyền dạy cho con cháu trong làng.
3. Giỗ tổ ngành may là ngày nào?
Nghề may tiếp tục được phát triển và truyền lại cho con cháu sau này, cứ từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Ngày 12 tháng Chạp bà mất, để tưởng nhớ đến công ơn lớn lao của bà nên người dân ở quê hương đã lập đền thờ và tôn bà là vị Đức Thánh Tổ nghề may. Cũng từ đó, ngày 12/12 âm lịch được chọn là ngày giỗ tổ nghề may tại nước ta.
4. Ý nghĩa của ngày giỗ tổ nghề may
Việt Nam ta từ xưa đến nay vẫn luôn lưu giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp là ghi nhớ công ơn, cội nguồn của mình. Từ các ngành nghề, lĩnh vực cho đến các gia đình, dòng họ đều có ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ. Và ngày giỗ tổ của ngành may được lập ra cũng nhằm mục đích để ghi nhớ công ơn của bà tổ ngành và các bậc hiền tiền đã sáng lập, phát triển ngành nghề. Đồng thời, lễ giỗ tổ cũng là để cầu mong tổ nghề phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
5. Mâm cúng giỗ tổ nghề may cần chuẩn bị những gì?
Đối với những người thợ may cá nhân muốn cúng tổ nghề ở cửa tiệm của mình thì thường chỉ cần chuẩn bị những lễ vật đơn giản như hoa, ly rượu, chén nước, heo quay, con gà luộc, xôi, chả lụa, đĩa trầu cau,... Những lễ vật này được chuẩn bị tùy theo ý nguyện cũng như khả năng kinh tế của mỗi người và mô hình cúng bái. Mâm lễ cúng thường được các thợ may lập gần với chiếc bàn máy may mà hằng ngày vẫn làm việc.
Còn đối với những làng nghề may từ lâu đời thì ngày giỗ tổ được tổ chức linh đình giống như một lễ hội, rất cầu kỳ và trang nghiêm. Lễ vật chuẩn bị cho ngày giỗ gồm có hoa tươi, nhang rồng phụng lớn, rượu, trà, gạo, muối, bánh, trái cây, heo quay, gà luộc,...
Các lễ vật khi đã được mọi người chuẩn bị đầy đủ, đợi tới giờ lên hương, đèn thì các nghệ nhân sẽ mặc áo dài và thành kính đứng khấn bái. Nội dung của bài khấn bái là để cảm tạ công ơn to lớn của bà tổ ngành may đã khai sáng ra nghề. Đồng thời cũng cảm tạ công ơn của các bậc hiền tiền đã đóng góp công sức nhằm phát triển nghề may mặc.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về ngày giỗ tổ nghề may của chúng ta rồi đúng không nào? Là thế hệ trẻ, chúng ta hãy luôn cố gắng học tập để sau này giúp ích cho xã hội, để không phụ lòng ông cha ta dựng nước và gìn giữ đất nước.
Từ khóa » đền Tổ Nghề May
-
Nguyễn Thị Sen (hoàng Hậu) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những điều Cần Biết Về Lễ Giỗ Tổ Nghề Thợ May (12/12 Âm Lịch) - Atlan
-
BÀ TỔ NGHỀ MAY LÀ AI ? NGUỒN GỐC VỀ TỔ NGHIỆP NGÀNH ...
-
Giỗ Tổ Ngành May (12/12 Âm Lịch) - Nguồn Gốc, Lễ Vật & Văn ...
-
Hướng đến Ngày Giỗ Tổ Ngành May | Tập đoàn Dệt May Việt Nam
-
Giỗ Tổ Ngành May Là Ngày Gì? Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Top 15 đền Tổ Nghề May
-
Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề May
-
Giỗ Tổ Nghề May Và Tất Cả Những điều Không Phải Ai Cũng Biết
-
Bà Tổ Nghề May Cùng Nét Đẹp Văn Hóa Ngàn Đời Của Người Việt
-
Truyền Thuyết Giỗ Tổ Nghề May - Đồng Phục Miền Trung
-
Nguồn Gốc Nghề May Việt Nam - Bà Tổ Nghề May Nguyễn Thị Sen
-
Diễn Đàn Dệt May Việt - NGÀNH MAY HƯỚNG VỀ NGÀY GIỖ TỔ ...
-
Mưa Boutique - MỪNG NGÀY GIỖ TỔ NGHỀ MAY - Facebook
-
Giổ Tổ Ngành May Là Ngày Nào? Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Giỗ Tổ Ngành May, Tổ Thợ May Ngày Mấy? Cách Cúng, Mâm Cúng ...