Giỗ Tổ Ngành May, Tổ Thợ May Ngày Mấy? Cách Cúng, Mâm Cúng ...

Theo phong tục của người Việt, mỗi ngành nghề đều có tổ nghề và thực hiện lễ cúng truyền thống hàng năm, đối với ngành may cũng vậy. Vậy ngày cúng tổ thợ may ngày nào? mâm cúng tổ ngành may gồm những gì? Văn khấn, cách cúng giỗ tổ nghành may sao cho đúng? Hãy cùng Đồ Cúng Ba Miền tìm hiểu về lễ giỗ tổ ngành may trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của lễ cúng giỗ tổ ngành may

Theo lịch sử được ghi chép trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Đinh Tiên Hoàng có một người vợ là Hoàng hậu Cồ Quốc tài đức vẹn toàn, đặc biệt rất giỏi trong việc may vá. Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Thị Sen, quê ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây.

Từ khi vào cung, bà được giao trọng trách quản lý toàn bộ các vấn đề may trang phục cho Hoàng triều. Với tài năng của mình, Hoàng hậu đã chỉ dạy cho các cung phi cách may vá, thêu thùa quần áo. Dần dần, bà đã xây dựng cho mình đội ngũ thợ may đông đảo ở trong cung, điều mà chưa có Hoàng hậu nào trong lịch sử làm được.

Vào năm Kỷ Mão (979), vua Đinh Tiên Hoàng bị mưu sát. Hoàng hậu Cồ Quốc chán cảnh binh đao loạn lạc trong cung, nên đã đưa con của mình về làng Trạch Xá sinh sống. Tại đây, bà tiếp tục chỉ dạy nghề cho người dân địa phương. Từ đó nghề may được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nghề truyền thống của làng Trạch Xá.

Để tưởng nhớ công ơn của bà, hàng năm sau khi bà mất người dân tại đây đều tổ chức lễ cúng để cảm tạ công đức của bà. Làng Trạch Xá sau này cũng đã dựng đền thờ Đức Thánh Tổ Nghề May để mọi người làm trong lĩnh vực này đến thăm viếng hàng năm.

Lễ cúng tổ thợ may dần dần được lan rộng ra khắp toàn quốc và trở thành một trong những nghi lễ truyền thống của ngành may, nhằm cảm tạ tổ nghề đã phù hộ cho mọi việc được hanh thông, thuận lợi trong năm qua đồng thời cầu mong tổ nghề tiếp tục phù hộ để công việc kinh doanh trong năm tới gặp nhiều may mắn.

Chuẩn bị lễ, mâm cúng giỗ tổ ngành may
Chuẩn bị lễ, mâm cúng giỗ tổ ngành may

Cúng giỗ tổ thợ may vào ngày mấy?

Lễ cúng giỗ tổ ngành may được tổ chức vào ngày mất của Hoàng hậu Cồ Quốc hàng năm, tức ngày 12 tháng chạp âm lịch. Đây không chỉ là dịp bày tỏ lòng thành kính đối với tổ nghề, mà còn là dịp những nghệ nhân lâu năm chia sẻ những kinh nghiệm và bài học quý báu cho thế hệ trẻ.

Mâm cúng giỗ tổ ngành may cần chuẩn bị lễ vật gì?

Mâm cúng giỗ tổ ngành may tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, nhà xưởng mà có thể chuẩn bị lớn nhỏ khác nhau, quan trọng là lòng thành kính dâng lên tổ nghề. Thông thường, có hai mâm cúng dâng lên tổ nghề gồm:

Mâm cúng tại nhà xưởng

  • 1 lọ hoa
  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 con gà luộc
  • Heo sữa quay nguyên con hoặc đầu heo (tùy theo phong tục từng vùng miền)
  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 ly rượu
  • 1 chén nước lã

Mâm cúng ở đền thờ Đức Thánh Tổ Nghề May

  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi thường là hoa lay ơn
  • Heo quay nguyên con
  • Bánh chưng hoặc bánh tét
  • Chả lụa
  • Xôi
  • Hũ gạo
  • Hũ muối
  • Đèn cầy
  • Ấm trà bắc pha sẵn
  • Rượu nếp
  • Tiền vàng
  • Nhang rồng phục 5 tất

Bài cúng tổ nghề may chuẩn nhất

Khi làm lễ giỗ tổ ngành may, chủ lễ sẽ bài đọc bài cúng để bày tỏ lòng thành kính và cảm tạ đối với tổ nghề, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến. Nội dung bài văn cúng như sau:

Bài cúng, văn khấn tổ nghề may
Bài cúng, văn khấn tổ nghề may

Cách cúng giỗ tổ ngành may theo đúng tục lệ

Nghi lễ cúng giỗ tổ ngành may tại mỗi vùng miền ít nhiều sẽ có sự khác biệt. Nhưng về cơ bản sẽ có các nghi thức sau:

  • Gần đến giờ làm lễ, gia chủ tiến hành bày biện đồ cúng đã chuẩn bị. Lễ cúng thường được thực hiện vào buổi sáng.
  • Đến giờ làm lễ, gia chủ hoặc thợ có nhiều kinh nghiệm nhất sẽ dâng hương. Sau đó lần lượt đến thợ chính, thợ phụ và thợ học việc.
  • Tiếp đó, gia chủ hoặc chủ lễ sẽ đọc văn khấn.
  • Sau khi đọc văn khấn xong thì đợi tàn hương thì hạ lễ và thụ lộc.

Lễ cúng giỗ tổ ngành may rất quan trọng đối với những người đang làm việc trong nghề may. Do đó, mâm cúng cần được chuẩn bị đầy đủ và tươm tất để bày tỏ lòng thành kính đối với tổ nghề và các vị thần linh.

Tuy nhiên, vì lễ giỗ tổ nghề được tổ chức vào gần cuối năm, thời điểm các nhà xưởng và doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ làm việc để kịp nghỉ trước tết, nên công việc hết sức bận rộn. Do đó, để chuẩn bị mâm cúng chu đáo dâng lên tổ nghề là việc không hề dễ dàng.

Vậy thì hãy để DoCungBaMien thay bạn chuẩn bị mâm lễ cúng đủ đầy và ý nghĩa nhất dâng lên tổ nghề. Chúng tôi cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói có nhiều mức giá khác nhau, đáp ứng theo những tiêu chí khắt khe của khách hàng và cam kết đảm bảo ý nghĩa tâm linh theo đúng văn hóa của người Việt.

Những thông tin về lễ giỗ tổ ngành may đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lễ cúng tổ ngành may. Từ đó chuẩn bị được lễ cúng chu đáo nhất dâng lên tổ nghề.

☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Điểm: 4.9 (396 bình chọn)

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

Xem nhanh

  • Ý nghĩa của lễ cúng giỗ tổ ngành may
  • Cúng giỗ tổ thợ may vào ngày mấy?
  • Mâm cúng giỗ tổ ngành may cần chuẩn bị lễ vật gì?
  • Bài cúng tổ nghề may chuẩn nhất
  • Cách cúng giỗ tổ ngành may theo đúng tục lệ

Từ khóa » đền Tổ Nghề May