Bác Hồ đã Nói Gì Về Chủ Quyền Biển đảo? - Trang Chủ
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Chức năng nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức
- Tin tức - Sự kiện
- Tin hoạt động
- Thông báo
- Kế hoạch công tác
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Hội nghị - Hội thảo
- Nghiệp vụ
- Văn bản - Quy định
- QPPL về CBVC
- Luật cán bộ, công chức
- Nghị định về cán bộ, công chức
- Thông tư hướng dẫn
- Quyết định về cán bộ công chức
- Liên hệ
- Liên kết Website
- Đại học Cần Thơ
Danh mục
- Trang chủ
Trang chủ
- Giới thiệu
Giới thiệu
- Chức năng nhiệm vụ
Chức năng nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức
- Chức năng nhiệm vụ
- Tin tức - Sự kiện
Tin tức - Sự kiện
- Tin hoạt động
Tin hoạt động
- Thông báo
Thông báo
- Kế hoạch công tác
Kế hoạch công tác
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Tin hoạt động
- Hội nghị - Hội thảo
Hội nghị - Hội thảo
- Nghiệp vụ
Nghiệp vụ
- Văn bản - Quy định
Văn bản - Quy định
- QPPL về CBVC
QPPL về CBVC
- Luật cán bộ, công chức
Luật cán bộ, công chức
- Nghị định về cán bộ, công chức
Nghị định về cán bộ, công chức
- Thông tư hướng dẫn
Thông tư hướng dẫn
- Quyết định về cán bộ công chức
Quyết định về cán bộ công chức
- Luật cán bộ, công chức
- Liên hệ
Liên hệ
- Liên kết Website
Liên kết Website
- Đại học Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Bác Hồ đã nói gì về chủ quyền biển đảo?
Bác Hồ đã nói gì về chủ quyền biển đảo?LTS: Nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, Báo Giao thông xin giới thiệu bài viết hết sức có giá trị của tác giả Phạm Thị Thắng - cán bộ bảo tàng Hồ Chí Minh. Trong những ngày Trung Quốc đang ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, bài viết sẽ đem lại cho người đọc nhiều vấn đề đáng để suy ngẫm. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến biển đảo và dành nhiều tình cảm cho nhân dân vùng biển đảo và lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc. Sự quan tâm và tình cảm đó được thể hiện qua từng bài viết, từng lời căn dặn của Người khi đến thăm các địa phương hay các đơn vị Hải quân. Trong 15 tập sách Hồ Chí Minh toàn tập do Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật xuất bản năm 2011 đã lưu lại hàng trăm bức thư, bài viết, bài nói chuyện của Hồ Chí Minh dành cho quân dân vùng biển. Nhiều lần đưa bạn bè quốc tế đến thăm biển đảo Việt Nam Ngay từ những ngày đầu Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, Người đã chọn phương tiện đường thủy. Đường biển là nhanh nhất và duy nhất lúc đó có thể giúp Người thực hiện ước mơ của mình. Nhờ việc “làm công” trên những con tầu buôn nước ngoài, Người đã đi năm châu, bốn biển để tiếp thu văn minh thế giới mỗi khi tầu cập bến và đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc. Đến mỗi quốc gia, Người đều có cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của biển rất khác nhau, nhưng lúc nào Người cũng tự hào về bờ biển Việt Nam - Tổ quốc thân yêu của mình. Biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng và phát triển đất nước. Bởi vậy, hơn ai hết Hồ Chí Minh không những hiểu tầm quan trọng của biển đảo mà Người còn có tầm nhìn và tư duy chiến lược về vấn đề khẳng định chủ quyền, biển đảo Tổ quốc. Ngày 18/10/1946, sau chuyến thăm nước Cộng hòa Pháp trở về nước trên tàu Đuymông Đuyếcvin tại Vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Hồ Chí Minh hội kiến với Cao ủy Pháp D’Argenlieu. Khi D’Argenlieu nói: “Chủ tịch thật quen với biển cả, có lẽ xin tặng Người danh hiệu “Người thủy thủ nhỏ” như quân đội Pháp đã yêu quí mến tặng Napoleon cái tên “Người đội trưởng nhỏ”. Hồ Chí Minh đáp: “Phải, người thủy thủ nhỏ của Hải quân Việt Nam”. Với tài ứng phó, dí dỏm thông minh, Người đã khẳng định chủ quyền dân tộc nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng. Hồ Chí Minh đã nhiều lần đưa những bạn bè quốc tế đến thăm nhiều biển đảo Việt Nam như một cách giới thiệu vẻ đẹp của đất nước mình với thế giới và đồng thời khẳng định chủ quyền vùng biển đảo Tổ quốc. Tháng 10/1957, khi đến thăm Quảng Ninh, đứng trước vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long Người nói: “Cảnh đẹp một người không thể truyền lại cho nhiều người. Tất cả các chú phải cùng Bác thưởng thức”. Lần khác, khi đến thăm Quảng Ninh, Hồ Chí Minh hỏi đồng chí Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh: “Chú có muốn làm giàu kiếm nhiều đô la không?” Vị lãnh đạo tỉnh còn chưa kịp hiểu ý, thì Người đã nói tiếp: “Chú dùng trực thăng, sáng chở khách ra đảo chơi, tối chở họ về thì tha hồ mà hốt bạc”. Cách chúng ta hơn nửa thế kỷ, Người đã nhìn thấy vai trò kinh tế biển đảo thật sớm của Vịnh Hạ Long và cách thu được lợi nhuận từ “ngành công nghiệp không khói”. Người đã nhiều lần thăm đảo Cô Tô và đây là nơi duy nhất và đầu tiên đồng ý cho phép dựng tượng đài khi Người còn sống. Tượng đài Hồ Chí Minh đứng uy nghiêm, lưng tựa vào núi, tay phải giơ cao vẫy chào, mắt nhìn ra biển Đông. Việc Hồ Chí Minh đồng ý xây tượng đài mình trên đảo Cô Tô có lẽ cũng đã thể hiện tầm nhìn chiến lược về khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Ngày 10/4/1956, khi nói chuyện tai Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển. Vì bọn địch thường thả bọn mật thám, gián điệp vào tìm chỗ nấp ở miền biển. Nếu để nó lọt vào, thì người bị thiệt hại trước là đồng bào miền biển. Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên. Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc” (Ngày 31/3/1959, Hồ Chí Minh đến thăm làng cá Cát Bà (Hải Phòng).Bác Hồ trong chuyến ra đảo Cô Tô |
Bác Hồ trong chuyến ra đảo Titop |
Người ngồi đó, với cây chì đỏ. Vạch đường đi, từng bước, từng giờ... (Tố Hữu)
Nghiệp vụ
Biểu mẫu
Quy trình
Kiểm tra, giám sát
Nhạc nghi lễ
Từ khóa » Chủ Quyền Biển đảo Là Gì
-
Chủ Quyền, Quyền Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam Theo Quy định Của ...
-
Nghị Luận Xã Hội Về Chủ Quyền Biển đảo - HIU
-
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Chủ Quyền Biển, đảo Trong Tình Hình Mới
-
Chủ Quyền Biển, đảo Của Việt Nam, Khẳng định Sức Mạnh Chính Nghĩa
-
Lưu ý Khi Viết Về Biển, đảo | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Nhận Thức đúng Về Chủ Quyền Biển, đảo, đấu Tranh Với Luận điệu Sai ...
-
Bảo Vệ Vững Chắc Chủ Quyền Biển, đảo Của Việt Nam
-
Tiếp Tục Giữ Vững Chủ Quyền Biển, đảo Theo Quan điểm, Chủ Trương ...
-
Bảo Vệ Chủ Quyền Biển, đảo Và Trách Nhiệm Của Thế Hệ Trẻ | Thời Sự
-
Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam Nhìn Từ Lịch Sử - Bài 2: Bảo Vệ Chủ ...
-
Tìm Hiểu Quy định Về Chủ Quyền Biển, đảo đất Nước
-
Một Số Căn Cứ Pháp Lý Về Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam Theo Công ...
-
[DOC] Câu Hỏi 13: Bạn Hãy Cho Biết đội Hoàng Sa được Triều đình Giao ...
-
Quan điểm, Chủ Trương Của Đảng Về Công Tác Bảo Vệ Chủ Quyền ...