Một Số Căn Cứ Pháp Lý Về Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam Theo Công ...

Xin được trao đổi một số căn cứ pháp lý theo quy định của Công ước luật biển năm 1982 và pháp luật về biển để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để xác định vị trí Giàn khoan nằm ở vị trí nào thì phải bắt đầu từ việc xác định đường cơ sở mới biết được được nó nằm ở lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hảihay vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địacủa quốc gia ven biển. Theo quy định của Công ước luật biển năm 1982 các quốc gia ven biển (trừ quốc gia quần đảo) có hai loại căn cứ để xác định phạm vi vùng biển ngoài nội thủy là đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng.

Điều 8. Xác định đường cơ sở của Luật biển Việt Nam năm 2012 quy định: “ Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.

Trước đó, ngày 12-11-1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố xác định đường cơ sở, kèm theo Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam, theo đó đường cơ sở được tính từ đảo Thổ Chu đến đảo Cồn Cỏ, qua 11 điểm gồm 10 đoạn thẳng gãy khúc nối giữa các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ và bờ biển Việt Nam được xác định theo phương pháp “đường cơ sở thẳng” quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982 và phù hợp với thực tiễn quốc tế.

Một số khu vực chưa có đường cơ sở như Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì Chính phủ sẽ xác định và công bố sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Căn cứ Tọa độ đường cơ sởtại điểm A 10 tại đảo Lý Sơn-Theo tuyên bố năm 1982, vị trí Giàn khoan nằm cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, mà Thềm lục địa Việt Nam từ điểm đường cơ sở này kéo dài rộng 200 hải lý. Như vậy rõ ràng Giàn khoan HD-981 đã nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý ( tương đương 148 km).

Việt Nam là quốc gia duy nhất có những chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay từ thế kỷ XVII, nhà Nguyễn đã thành lập các đội “Hoàng Sa” và tiếp đến là đội “Bắc Hải” để quản lý và khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... được các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới chấp thuận. Tại Hội nghị quốc tế ở San Francisco (Mỹ) đầu tháng 9-1951 đã có 48/51 nước tham dự hội nghị phản đối chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, ủng hộ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Sau hiệp định Geneva năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa...

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa từ năm 1956 và đã chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Nhà nước Việt Nam vào năm 1974. Tiếp đến dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Theo quy định của Luật Quốc tế, xâm lược không thể xác lập chủ quyền. Nghị quyết số 2625 ngày 24/10/1974 của Đại hội đồng Liên hợp quốc Tuyên bố về Những nguyên tắc của công pháp quốc tế quy định: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự sau khi sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự thụ đắc bởi một quốc gia khác tiếp sau việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Không một sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ được công nhận là hợp pháp”. Như vậy mặc dầu Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ hơn 40 năm nay nhưng về luật pháp quốc tế sự chiếm đóng bằng xâm lược vẫn không đưa lại chủ quyền. Chủ quyền đó vẫn thuộc về Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 56 Công ước Luật biển năm 1982 thì Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển mà chỉ có quốc gia ven biển mới có các đặc quyền trong lĩnh vực kinh tế, không một quốc gia nào khác được hưởng các quyền này. Đó là các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển...và Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên cứu khoa học về biển; Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển...

Tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và pháp luật của quốc gia ven biển (Điều 58).

Về chế độ pháp lý của Thềm lục địa,điều 77 của Công ước quy định: “Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Các quyền này có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó và Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.” việc các quốc gia khác muốn khoan thăm dò hay khai thác ở Thềm lục địa của Quốc gia ven biển như việc Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc nêu trên thì Công ước quy định ” “Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì (Điều 81).”

Giàn khoan HD-981 là một công trình nổi trên biển mà Trung Quốc đã đưa vào hạ đặt trong Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam khi không được sự đồng ý của chính phủ Việt Nam, chiểu theo các quy định của Công ước đã nêu trên thì Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển là Việt Nam.

Hoạt động của hàng trăm tàu quân sự, hải cảnh, hải giám, tàu cá, tuần tiễu, máy bay theo hộ tống Giàn khoan HD-981 cùng các hành động như phun vòi rồng, đâm va, quần đảo khi các tàu của Việt Nam thực thi nhiệm vụ tại vùng biển thuộc chủ quyền của mình, thậm chí khi đâm chìm tàu cá của ngư dân ta ngay trong ngư trường đánh cá truyền thống của Việt Nam, tàu Trung Quốc còn ngăn cản tàu ta đến ứng cứu ngư dân là hành động vô nhân đạo, hành động này đã vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở biển đông (DOC) mà ngày 4/11/2002 Trung Quốc đã ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 tại Căm Pu Chia và vi phạm Thỏa thuận về nguyên tắc giải quyết các vấn đề trên biển giữa Lãnh đạo cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký năm 2011.

Mặc dầu, Ngày 15/7/2014 Trung Quốc đã kéo Giàn khoan HD-981 ra khỏi Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động của Giàn khoan trong thời gian qua đã thể hiện rất rõ âm mưu muốn kiểm soát, tiến tới độc chiếm biển đông của Trung Quốc. Bên cạnh những những chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập liên tục, hoà bình từ lâu đời đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Công ước luật biển năm 1982 ( mà Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia) là công cụ pháp lý quan trọng để phản bác những yêu sách phi lý, ngang ngược của Trung Quốc đối với cái gọi là “đường lưỡi bò” chiếm đến 85% diện tích Biển Đông, vốn là vùng biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hành động đấu tranh trên biển của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trong thời gian qua cũng hoàn toàn phù hợp Công ước Luật biển và Hiến chương Liên hợp quốc, được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đánh giá cao./.

(Văn Đình Minh - Phó Giám đốc Sở)

Từ khóa » Chủ Quyền Biển đảo Là Gì