BÁC HỌC EINSTEIN NGƯỠNG MỘ PHẬT THÍCH CA
Có thể bạn quan tâm
Tỳ kheo Thich Thanh Thiện
Bác học ALBERT EINSTEIN từng tuyên bố "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Religion without science is blind).
Nhà bác học lừng danh Albert Einstein, sáng lập gia bom nguyên tử, giúp Hoa Kỳ tiêu diệt CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT, đem lại nền hoà bình và thịnh vượng cho nhân loại. Tuy nhiên, với 2 quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagashaky, trừng phạt PHÁT XÍT NHỰT, là vũ khí giết người vô cùng khủng khiếp, dư luận quốc tế bất lợi cho ông và chính ông cũng cảm nhận được sự quá đáng nầy nơi ông, cho nên vào năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ, ngõ hầu ngăn chận sẽ tiến đến sự hủy diệt toàn cầu!
Trong suốt thời gian nghiên cứu khoa học và giảng dạy, Einstein vẫn dành thì giờ nghiên cứu tôn giáo và ông đã đưa đến lời tuyên bố rằng: "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Religion without science is blind).
Điều nầy, nhà bác học Einstein cả quyết rằng tôn giáo nào không có trình độ khoa học là tôn giáo ngu xuẩn, dạy con người u mê mê tín dị đoan, làm nhân loại chậm tiến trên đường tiến đến nền đạo đức tốt đẹp trong sinh hoạt xã hội loài người, đạo đức NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ, không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ chúng sinh. Mỗi con người luôn luôn sống trong thiện pháp thì nhân loại mới hưởng hạnh phúc, tâm thanh thản an lạc và vô sự. Đó là Thiên Đường, là Niết bàn
Tiếp đến Einstein đưa ra những nhận định về Phật giáo như sau:
* Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.
Quả tuyệt vời, Giáo Pháp Như Lai, dạy con người hãy tự đốt đuốc lên mà đi, người nào bịnh người đó uống thuốc. Đức Phật đã mạnh mẽ lên án LỤC SƯ NGOẠI ĐẠO và 62 đường tà u mê mê tín dị đoan đã và đang đầu độc nhân loại. Ngài đã long trọng tuyên bố không có thế giới siêu hình, chúa thần thánh linh thiên là hoang tưởng, là tàm phào, là vu vơ. Pháp Như Lai dạy con người sống luôn luôn ngăn ác diệt ác pháp, con người luôn luôn sống trong thiện pháp đưa nhân loại chan hoà với nhau như nước với sữa và tạo nên nguồn sáng huy hoàng mát rượi trong không gian. Rõ ràng ràng vì con người đã ngu xuẫn sống trong hoang tưởng thần chúa linh thiên hoang tưởng cho nên ngày nay, sau hơn 2,500 năm nhân loại bắt đầu nhìn thấy được chuá giả, phật giả hiện nguyên hình, nhờ khoa học khai sáng lại càng sáng tỏ hơn.
* "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).
Quả thật không sai. CHUYỆN ĐẾN PHẢI ĐẾN, Ngài Alahán Thích Thông Lạc đã xuất hiện tại Việt nam và Ngài đã khơi sáng lại giáo pháp Như Lai và Ngài giảng dạy rõ ràng, minh bạch với nền đạo đức nhân bản - Nhân quả, giúp cho nhân loại cùng tiến về tương lai tươi sáng thương yêu chan hoà nước sữa, nồng ấm ngọt ngào. (nguyenthuychonnhu.net)
*: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/
Điều nầy quá rõ ràng, bởi vì Phật giáo là tôn giáo khoa học, không trừu tượng, viễn vông, hoang tưởng, mờ ớ. Chân lý TỨ DIỆU ĐẾ, đã là chân lý thì Phật giáo đâu cần chuyển theo đuôi khoa học. Mà khoa học càng phát triển thì hào quang chánh pháp Như Lai càng sáng tỏa ngập tràn vũ trụ bao la. Phật Thích Ca từng tuyên bố trong ly nước có vi trùng. Khoa học đã dẫn chứng và ngày nay con người thất học nhứt cũng phải chấp nhận. Phật Thích Ca từng tuyên bố con người vô thường, biến đổi từng sát na. Và ngài cho biết rằng trong 1 phút bụi từ thân người rơi xuống hàng tỷ lần, nhường chỗ cho "tế bào" mới sinh. Ngày nay, nhà khoa học Hoa Kỳ đã dùng máy đo được rằng 10 lũy thừa 20 và ông tuyên bố quả Phật nói không sai. Phật giáo vốn là tôn giáo khoa học và vượt qua khoa học. (Einstein quotes.htm).
Pháp Như Lai là sự thật, là chân lý, là hiển nhiên. Khoa học là khám phá hiện tượng ra sự thật, chứng minh hiện tượng là hiển nhiên, đã là sư thật, là hiển nhiên thì đó là chân lý. Có thể từ quan điểm nầy, nhà bác học Einstein cho nhân loại biết rằng "Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học". Như vậy giáo pháp Phật Thích Ca vốn là khoa học, là sự thật hiển nhiên nhưng người đời còn vô minh, tưởng giải pháp Như Lai trong trừu tượng, trong mơ hồ, thần thánh hoá pháp Như Lai vô tình đưa Phật giáo vào u mê mê tín dị đoan. Cho nên, khoa học càng phát triển thì khai trí cho người đời, giúp người đời càng hiểu rõ pháp Như Lai. Ngày nay, Alahán Thích Thông Lạc đang dạy cho nhân loại nhìn ra sự thật của Pháp Như Lai qua ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT và NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY. (nguyenthuychonnhu.net).
Pháp Phật Thích Ca là chân lý, người nào tu đúng pháp thì người đó hưởng thành quả mong muốn. Trưởng Lão thích Thông Lạc giảng dạy và cam kết như vậy.
Qúy vị nghĩ sao? Phật Adiđà nói:
Thiện nam tín nữ các người Chí thành tưởng Phật niệm mười tiếng ra Ta không rước ở nước Ta Thệ không làm Phật chắc là không sai
Đây là một lời nguyện trong 48 lời nguyện của Phật Adiđà đến với chúng sinh. Bất cứ ai phạm tội, gây nên tội lỗi, giết người cướp của, hiếp dâm, lường gạt, sang đoạt tài sản, chỉ cần niệm 10 tiếng Phật Adiđà, thì được Phật Adiđà vội vàng rước kẻ đó về Tây phương Cực lạc, tiếp tục hành nghề bất lương tại Tây phương!
Điều nầy minh xác rằng bọn ma sư đã lường gạt hàng Phật tử, bọn ma sư đã nặn ra Phật giả Adiđà để làm bình phong cho âm mưu thâm độc của chúng. Rõ ràng ràng kinh sách Phật Adiđà hàm chứa tội xúi giục hàng Phật tử phạm pháp, tiếp tay, bao che bọn lưu manh làm băng hoại sinh hoạt xã hội loài người!
Trong khi đó, bọn ma sư biết rất rõ ràng, Phật Thích Ca dạy cho loài người luôn luôn sống trong thiện pháp, không nên làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh. Phật Thích Ca là Phật thật, là con người tu hành chứng quả Phật. Nếu chúng hướng dẩn hàng Phật tử cùng hướng về Phật Thích Ca thì làm sao chúng lường gạt được hàng Phật tử?
Hỡi những người có ăn học hãy tự suy nghĩ đi!
Từ khóa » Einstein Nói Về đạo Phật
-
Nhà Khoa Học Thiên Tài Albert Einstein Nghĩ Gì Về Giáo Lý Đạo Phật?
-
Nhà Khoa Học Albert Einstein Có Mối Liên Hệ Nào Với Đạo Phật?
-
Albert Einstein Nói Về Phật Giáo
-
Thiên Tài Khoa Học Albert Einstein Nói Gì Về Đạo Phật? - YouTube
-
Quan Niệm Của Einstein Về đạo Vũ Trụ - Tạp Chí Tia Sáng
-
Câu Nói "Nếu Có Một Tôn Giáo Nào đương đầu Với Các Nhu Cầu Của ...
-
Quan Điểm Của Albert Einstein Về Đạo Phật - Tân Vật Lý Và Vũ Trụ Luận
-
Nhà Bác Học Albert Einstein Nói Về Phật Giáo - ÁNH NHIÊN ĐĂNG
-
Vài Ngộ Nhận Về Albert Einstein - HỘ PHÁP - Chùa Điều Ngự
-
Đức Phật Theo Cách Giải Thích Của Các Nhà Khoa Học Thiên Tài - Báo Mới
-
Albert Einstein Viết Về Phật Giáo "Tôn Giáo Của Tương Lai Sẽ Là Một ...
-
Phật Giáo Với Những ảo Tưởng Thời Thượng
-
Albert Einstein Với Thượng đế Và Phật Giáo