Nhà Bác Học Albert Einstein Nói Về Phật Giáo - ÁNH NHIÊN ĐĂNG

Nhà bác học Albert Einstein nói về Phật giáo

Hành Vân

Ngài Albert Einstein, 1879 – 1955, nhà bác học người Đức, được trao giải Nobel Vật lý năm 1921 về phát minh Lý thuyết Tương đối. Nhắc tới nhà bác học An-bớt Anh-stanh, mọi người thường nhắc đến ngay Thuyết Tương đối và phương trình nổi tiếng E = mc2 của ông. Nhưng ngày nay, nhiều Phật tử Việt Nam còn thường nhắc đến nhà bác học kiêm tiến sĩ triết học này bằng một trích dẫn câu nói “nổi tiếng” của ông: “Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được các nhu cầu của khoa học, thì tôn giáo đó phải là Phật giáo.”.

Câu nói được trích dẫn trên có vẻ khen ngợi Phật giáo, mọi người trích dẫn là vì vậy, nhất là lời khen ngợi đó được phát biểu bởi một thiên tài nổi danh nhất thế giới ngày nay. Nhưng đọc kỹ câu nói này cảm thấy nó thiếu cái gì đó. Có vẻ như câu nói này đã đặt khoa học ở thế chủ động, chiếu trên, còn Phật pháp ở thế bị động, chiếu dưới. Theo câu nói “nổi tiếng” này, Phật pháp chỉ được xem là một tôn giáo khả dĩ so với khoa học.

Khi tìm nguyên văn, ta phát hiện ra quả thật là trích dẫn trên bị thiếu sót, cho nên bị thiếu ý, đưa đến sự hiểu lầm có thể có. Nguyên văn câu nói này của ngài Anh-stanh là:

“If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science.”

Nghĩa là:

“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”

Thì ra ngài Anh-stanh đã nói rất đúng về Phật pháp. Nhiều Phật tử Việt Nam thích nhắc đến câu mở đoạn, mà không lưu ý nó chưa rõ nghĩa. Nếu chỉ trích dẫn một câu trong đoạn trên thì nên chọn câu cuối, câu đầy đủ ý người nói. Và câu nói về Phật giáo sau của nhà bác học Albert Einstein cũng rất hay:

“The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.”

(Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó.)

Xin phép được hỏi các Phật tử “chính hiệu”, quý vị có nhận thức Phật pháp như ngài Anh-stanh “ngoại đạo” không? Hay quý vị thường chỉ thấy Phật pháp ở mức tín ngưỡng, giáo điều, đoàn thể, tôn giáo, nói chung là chưa đúng với Phật pháp? Quả thật chúng ta sẽ không dám tự nhận mình là đệ tử Phật, với những hiểu biết đó.

-------------------------------------------------------

Từ khóa » Einstein Nói Về đạo Phật